1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 31 janvier 2007

Thien su Thich Nhat Hanh: 1 chuyen di xoa mo than the

Thiền Sư Nhất Hạnh Về Nước Hành Đạo: Một Chuyến Đi Xóa Mờ Thân Thế
Nguyên Châu


Tu Viện Kim Sơn, California, ấn hành cuốn sách của Thầy Thích Nhuận Hải, nhan đề “Sống Tỉnh Thức Trong Cuộc Đời” tập hợp 12 bài viết và giảng đã được đăng trên nhiều báo Phật giáo trong nước và hải ngoại

Thầy Thích Nhuận Hải ấn hành tập sách nhỏ này để “tri tạ thâm ân của Sư Ông Làng Mai, bậc ân sư đã giáo dạy trực tiếp cho chúng con có được những hiểu biết về Phật Pháp và những kinh nghiệm thiền tập như ngày hôm nay.” [Sđd, trang 2]
Những bài giảng của Thầy Nhuận Hải ý lời dung dị, người nghe cảm nhận sự nhẹ nhàng, thanh thoát khi có điều kiện lắng đọng tâm thức, một vài khoảnh khắc bên cạnh, hoặc bên trên cuộc sống hiện thực tại hải ngoại. Tôi nói “tại hải ngoại” là vì ở đây, con người ít bận tâm về cái ăn, cái mặc, thậm chí có thể nói là “bị cấm chết vì đói ăn”, hoàn toàn khác với quê hương Việt Nam, nơi mà đại bộ phận nhân dân phải chạy ăn từng ngày mà chưa chắc có ăn, nơi mà Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã áp dụng chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo suốt 30 năm qua với sự giúp đỡ hàng trăm triệu Mỹ kim của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế [IMF], nhưng đói, nghèo vẫn không thuyên giảm...
“Sống Tỉnh Thức Trong Cuộc Đời” có thể xem như là giáo lý cơ bản mà Thiền Sư Nhất Hạnh rao giảng khắp thế giới, cho “hàng chục ngàn người học trò trong giới thanh niên Âu và Mỹ”(Nhất Hạnh, “Kiều và Văn Nghệ Đứt Ruột”, tr. 341).

Thầy Nhuận Hải viết: “Phật tức là người tỉnh thức; tiếng Phạn là Buddha, tiếng Việt ngày xưa là Bụt. Vì vậy, đạo Phật gọi là đạo tỉnh thức. Tỉnh thức nghĩa là tâm tư của mình có mặt trọn vẹn trong hiện tại, có định tĩnh, có an lạc ngay bây giờ mà không bị pjiền não, lo âu lôi kéo. Người có an lạc, có tự chủ thì gọi là người tỉnh thức... Mục đích của sự tu tập là làm cho đời sống của ta có an lạc, giải thoát và giúp cho những người chung quanh ta vơi bớt khổ đau, phiền muộn. Sống như vậy là sống tỉnh thức, sống theo hạnh của đức Phật.” (sđd, tr. 19)
Sống tỉnh thức là không bị vọng niệm lôi kéo. Vọng niệm là những tham dục, những mong cầu làm cho tâm tư con người lúc nào cũng bất an vì lo toan, mong chờ ở tương lai. Thầy Nhuận Hải đưa ra một thí dụ: “Chẳng hạn, khi chúng ta đang ngồi đây với nhau, nhưng lại ao ước: “Làm sao cóa tiền để đi du lịch nước Pháp một chuyến.” Ngay lúc ngồi đây mà khởi ý nghĩ như vậy là chúng ta đã mất niềm an lạc của giây phút hiện tại rồi... Chỉ cần dừng lại những cơn say, những cơn mộng để ý thức được là ta đang sống và nhận biết những mầu nhiệm đang xảy ra quanh mình, ngay lúc đó ta liền có hạnh phúc. Vọng tưởng về một nơi ngoài thực tại, là ta đang đánh mất sự an lạc, thanh tịnh của tâm hồn...” (sđd, tr. 21)

Thầy Nhuận Hải là một đệ tử sáng giá của Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy đã truyền đạt pháp Tỉnh Thức vá An Trú trong Chánh Niệm cho đạo chúng. Thiền Sư Nhất Hạnh vẽ ra “Con Đường Chuyển Hóa” qua Kinh Tứ Niệm Xứ, truyền lời “Bụt” dạy các khất sĩ [các hành giả đi ăn xin] là phải an trú trong các quán niệm về “thân thể nơi thân thể” tinh cần sáng suốt và tỉnh thức bỏ ra ngoài mọi tham dục cùng tâm trạng chán bỏ cuộc đời; quán niệm “cảm thọ nơi cảm thọ”; quán niệm “tâm thức nơi tâm thức”; quán niệm “đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức”. Nói một cách dễ hiểu là phải nhận thức một cách tỉnh táo cái gì ra cái nấy một cách ngay chính, không lươn lẹo, tà vạy. Chẳng hạn: “Khi có ái dục, vị khất sĩ ý thức rằng mình có ái dục. Khi không có ái dục thì biết mình không có ái dục. Khi muốn diệt ái dục cũng ý thức là mình đang khử diệt ái dục... Nói cách khác hành giả đạo Thiền luôn luôn giữ Chánh Niệm, vì “Chánh Niệm là Trái Tim Của Thiền Tập”(STTTCĐ, tr. 49).

Thiền [Dhyàna] là một pháp môn nổi bật trong Phật giáo, từ xưa Thiền Định đã trở thành một truyền thống tu tập rất linh hoạt của những ai muốn thoát khổ đến an vui. Tính linh động của pháp môn này đã đưa đến nhiều hình thức hành trì, tu tập khác nhau, nhưng cốt lõi và ý hướng của Thiền vẫn không biến đổi. Người ta có thể hành thiền trong mọi hoàn cảnh, miễn là luôn luôn tỉnh thức trước hiện hữu cuộc sống để làm chủ bản thân mình không đánh mất tâm linh bởi thất niệm do ngoại cảnh lôi cuốn.

Như vậy, điều tối kỵ trong phép tu thiền là tâm vọng động. Vọng tâm sẽ làm cho đời bất an, tâm trí không thể nào tỉnh thức được.

Từ Làng Mai vọng tưởng một chuyến đi Việt Nam, muốn đem theo hơn trăm đệ tử, Sư Ông Nhất Hạnh làm sao có thể thanh tịnh, an trú trong hiện tại được? Cho dù mọi việc chạy giấy tờ, xin xỏ Sứ quán Cộng sản Việt Nam, vận động tài chánh, chiêu dụ thiền sinh vân vân... đều do sư cô Chân Không đảm đang hết, Thầy cũng không thể nào an nhiên được.

Lúc đầu Cộng sản Việt Nam bác bỏ, một tháng sau mới chấp thuận đơn xin của Tăng đoàn Làm Mai, như phái đoàn Phật giáo quốc tế với một chương trình giảng thiền và thăm viếng được Nhà nước thông qua. Nhưng sư cô Chân Không lại nói là chính phủ Việt Nam mời Sư ông về nước, rồi thông báo cho các thiền sinh ghi tên vào chuyến đi hành đạo tại Việt Nam ba tháng. Thiền sư Nhất Hạnh làm sao mà an trú trong hiện tại được vì “ngài” luôn luôn vọng tưởng về tương lai đem an lạc, tỉnh thức, tương tức, từ bi về cho nhân dân và chính phủ Việt Nam Cộng sản. Ngài còn phải lo trả lời các phỏng vấn của báo chí và đài phát thanh, làm sao cho các câu nói đều “huề vốn” nói theo tiếng Pháp là “à mi-vérité” [đúng một nửa thôi]. Chẳng hạn, sư ông nói với đài BBC: “Cái tội lớn nhất của chúng tôi là đã xem con người của cả hai bên là anh em, dù họ thuộc phía cộng sản hay thuộc phía chống cộng”. Với câu nói này thôi thiền sư cũng đã thất niệm rồi, vì trước đây và cho đến bây giờ thiền sư vẫn giữ nguyên những thiên lệch đã có từ trước 1975, khi bịa chuyện để gây căm thù Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trong cuốn “Hoa sen trong biển lửa” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1967. Sư ông nói “không xem ai là kẻ thù cả kể cả những người đã đàn áp Phật giáo” nhưng trên Website của Làng Mai, đệ tử của sư ông Chơn Pháp Hiện đã xem ông Võ Văn Ái là kẻ thu,ø rồi, do sân tâm đưa đẩy, Chơn Pháp Hiện đăng bài vu khống, mạ lỵ Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc tế ở Paris một cách đầy oán hận, giống hệt bài đăng trên báo công an Hà Nội nhưng không đề xuất xứ.

Tác Phẩm “Vietnam, TheLotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace”

Thượng tọa Thích Nhất Hạnh được qua Mỹ du học. Trong thời gian này Thượng Tọa Nhất Hạnh tham gia phong trào phản chiến Mỹ và trở thành một người vận động của phong trào hòa bình, chống chiến tranh Việt Nam. Thích Nhất Hạnh là tác giả cuốn “Vietnam, The Lotus in a sea of Fire”[Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa] tố cáo Mỹ gây chiến tranh xâm lược tại Nam Việt Nam, đòi Mỹ rút quân và đòi quân đội Việt Nam Cộng Hòa “phải ngưng chém giết, để nhân dân miền Nam có hòa bình và độc lập” – tuyệt nhiên, không đả động gì đến quân đội Cộng sản Bắc Việt xâm nhập phá hoại và chuyển quân theo cái gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh” để tấn công chiếm miền Nam. Năm 1967, với cuốn “Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, Một giải pháp Hòa bình của Phật giáo”, Thượng Tọa Nhất Hạnh đã xuất hiện như một “sứ giả hòa bình” tại ngoại quốc. Nội dung toàn bộ cuốn sách mô tả các cuộc xuống đường của Phật giáo chống tất cả các chính phủ tại miền Nam, Thượng tọa Nhất Hạnh đã lý luận rằng: Mỹ đã gây ra chiến tranh tại miền Nam Việt Nam, đã phạm muôn ngàn tội ác đối với nhân dân miền Nam, và đó là lý do khiến Hà Nội đổ quân vào giải phóng miền Nam.

Thượng tọa Nhất Hạnh viết trong sách rằng chính mắt Thượng tọa đã thấy: “Tại một làng nhỏ, một chiếc xe bò đang đi trên con lộ. Trên xe một thiếu phụ VN ôm con, bên cạnh là bà mẹ già. Chiếc xe chất đầy những tài sản của họ... Từ trên trời cao, một chiếc trực thăng Mỹ sà xuống, tiếng máy nổ và tiếng cánh quạt đinh tai nhức óc. Những con bò kéo xe sợ hãi, nhảy chồm lên cahỵ tứ tán, hất hai người đàn bà và đồ đạc xuống đất. Mấy người lính Mỹ từ trực thăng bước xuống. Họ nói rõ họ muốn mang người thiếu phụ đi với họ. Hai người đàn bà khóc lóc van xin, nhưng vô ích. Cuối cùng, người thiếu phụ phải trao đứa con cho bà cụ già, rồi để cho mấy người lính Mỹ đẩy mình lên trực thăng bay đi mất”(sđd, Nxb Hill & Wang, NY, 1967, trang 66).
Thượng tọa Thích Nhất Hạnh không nói là cảnh mà ông chứng kiến xảy ra Ở ĐÂU? LÚC NÀO? NGÀY THÁNG NÀO?

Sách “Hoa sen trong biển lửa” ở trang 61, Thượng Tọa Nhất Hạnh viết: “MTDTGPMN được thành lập ngày 20-12-1960, nhằm liên kết những lực lượng chống đối Tổng thống Diệm. Người ta không ngạc nhiên, khi thấy mặt trận đã nhanh chóng được sự ủng hộ của Bắc Việt. Trong phiên họp của đảng Lao Động Việt Nam kỳ 3, tổng bí thư Lê Duẫn đã loan báp sự thành lập của mặt trận và khoe rằng mặt trận đã do Đảng ta lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thủ tiêu hiến pháp miền Nam và thực hiện thống nhất Nam Bắc”.
Ở trang 115, Thượng Tọa Nhất Hạnh giải thích thêm: “vì chiến tranh cứ tiếp diễn và vì người Mỹ đổ thêm quân và vũ khí vào Việt Nam, mặt trận sẽ nghiêng theo khối Cộng sản và càng ngày càng trở thành công cụ của khối Cộng sản” (sđd, tr. 115).
Trong sách nói trên, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh đã phạm giới Vọng Ngữ rất trầm trọng và tỏ ra rất thiếu sự tỉnh thức của một người tu hạnh Chánh Định. Về chuyện “chiếc xe bò và hai người đàn bà” là hoàn toàn bịa đặt để tuyên truyền vu khống; về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì sai phạm về kiến thức, thành lập MTGPMN là thời Hồ Chí Minh chứ không phải Lê Duẫn, mặt trận này là công cụ của Bắc Việt chứ không phải do người quốc gia chống chính phủ Ngô Đình Diệm, vì sau khi chính phủ Diệm sụp đổ MTGPMN vẫn tiếp tục tấn công các thành thị miền Nam, đặc biệt là cuộc “Tổng tiến công Tết Mậu Thân” thảm sát hàng ngàn đồng bào vô tội ở Huế.

Lìa Bỏ Danh Xưng Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh.-

Từ năm 1966, Thầy Thích Nhất Hạnh bắt đầu hành xử như một thiền sư, ăn mặc nâu sòng, giản dị, mặc nhiên không còn ưa gọi là Thượng Tọa nữa, cả họ Thích của các bậc tu hành thọ từ 250 giới trở lên cũng không dính tới nữa. Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành Thiền Sư Nhất Hạnh, nổi tiếng khắp thế giới. Thiền sư Nhất Hạnh đã cùng với sư cô Chân Không đi thuyết giảng Thiền học tại hàng chục quốc gia kể cả Nga và các nước Đông Âu cũ. Theo tường thuật của sư cô Chân Không về các chuyến đi của thiền sư Nhất Hạnh từ 1991 đến 1993, thì nơi nào “thầy” đến giảng số người nghe cũng đông gấp năm mười lần Đức Đạt Lai Lạt Ma... Nhiều mục sư Tin Lành đã phát nguyện quy y với Thiền sư Nhất Hạnh, nhiều Trung Tâm Thiên Chúa giáo cũng mời Thiền sư tới thuyết giảng. Sau các buổi thuyết giảng và thiền hành của Thiền sư, thường có hàng trăm người ghi tên xin quy y. Theo tường thuật của sư cô Chân Không trong cuốn “Kiều và Văn Nghệ Đứt Ruột”(từ trang 179 đến trang 297 = 118 trang) thì Thiền sư Nhật Hạnh đã chuyển hóa, cứu độ và đem lại an vui hạnh phúc cho hàng chục ngàn thiền sinh trên khắp năm châu. Thầy là một thiền sư nỗi tiếng, được các thiền sinh tự hào về bậc thầy đã truyền đạt giáo lý Bụt cho mình. Nhiều người xem Thầy như Bồ Tát, như Phật tại thế theo vọng tâm của họ. Họ vinh danh thiền sư để bản ngã của học được sáng giá vì được làm đệ tử của một thiền sư nổi danh quốc tế. Là người Việt Nam, dù không phải là môn sinh của thiền sư Nhất Hạnh, cũng cảm thấy chút tự hào khi nghe người ngoại quốc ca tụng trí huệ và tiên phong đạo cốt của thiền sư Nhất Hạnh.

Chuyến Đi Xóa Mờ Thân Thế.-


Năm nay thiền sư Nhất Hạnh đã 79 tuổi. Thiền sư làm một chuyến đi để thực hiện tâm nguyện chuyển hóa tuổi trẻ và đồng bào trong nước. “Bây giờ, sau mấy chục năm hoạt động, kinh nghiệm của tôi đã trở nên giàu có hơn. Tôi nghĩ rằng, nếu tôi có cơ hội về nước, thì công việc mà tôi muốn làm là tiếp xúc với tuồi trẻ và đồng bào, để tổ chức những ngày tu học, những khóa tu học, để người ta có dịp nhìn lại bản thân, tu tỉnh lại, chuyển hóa, hàn gắn những vết thương trong lòng mình, gây lại hạnh phúc trong gia đình mình...” (Nhất Hạnh, “Kiều và Văn Nghệ Đứt Ruột” trang 344 phụ lục).

Tâm Nguyện này chính là một vọng nghiệp lớn lao làm cho thiền sư Nhất Hạnh mất luôn chỗ đứng của mình trong mấy chục năm qua mà “thầy” tự nhận là “kinh nghiệm đã trở nên giàu có hơn”. Vọng nghiệp lớn lao là vì số kinh nghiệm giàu có mà thiền sư Nhất Hạnh tự thấy là đã có lại không thể ứng dụng tại một nơi mà đại bộ phận dân tộc cơm không có ăn, áo không đủ mặc, nhà cửa tồi tàn rách nát, nơi mà người dân phải chạy ăn từng bữa toát mồ hôi nhưng chưa chắc có ăn, thì làm sao mà tập thiền theo lối Tây hay Mỹ?
Căn cơ và hoàn cảnh của nhân dân Việt Nam lamø sao có thể đem kinh nghiệm từ các quốc gia mà cái uống, cái ăn thừa mứa, đời sống vật chất, tiện nghi quá đầy đủ, sự đi lại tự do thoải mái, không có bóng dáng công an khu vực, của các nước Âu, Mỹ? Họ đi dự các khóa thiền giống như đi “kỳ nghỉ ngơi dài ngày”, một loại du lịch, đổi khung cảnh và cách sinh hoạt mà thôi. Các thiền sinh và tăng thân của Làng Mai hầu hết đều là người không “khốn khổ” về sinh kế. Họ có thể có tiền bạc, phương tiện để ra ngoại quốc ba tháng cho thoaiû mái...
Làm cách nào, các thiền sinh tại Việt Nam có thể tu theo cách của sư ông Nhất Hạnh được, khi không khí ở đây luôn luôn đầy ô nhiễm. Mỗi lần hít vào gặp phải bao nhiêu tạp chất nguy hiểm cho sức khỏe. Làm sao có thể như sống ở Paris, tại “Thiền Đường Hoa Quỳnh. Nằm cạnh Thiền Đường Hoa Quỳnh có một dòng sông khá đẹp và rất yên tĩnh, gọi là sông Marne. Đây là một nhánh sông được hòa nhập vào dòng sông Seine rất nổi tiếng ở Paris. Chính trong thời gian này đã cho tôi có dịp ngắm nhìn dòng sông thật sâu sắc, và tôi đã học được một bài học quý báu từ dòng sông. Bài học về sự tĩnh lặng của dòng sông.” Đây chỉ là một cảnh tượng đầy lãng mạn của Âu, Mỹ, nó là ngoại cảnh, nhờ nó mà thầy Nhuận Hải học được bài học quý báu từ dòng sông. Nói thế thì làm sao tìm thấy những dòng sông như thế ở Việt Nam hiện nay cho người ta tu thiền, để tìm an lạc? Dòng sông nào cũng bị cảnh thi đua sản xuất khuấy động và làm ô nhiễm, người ta cho nổ mìn để giết cá, thả hóa chất xuống để làm cho cá say mà bắt đem xuất khẩu, Nhà nước la làng nhưng chẳng ăn thua. Bởi lương thực đã đè bẹp lương tâm.

Phật dạy phải tùy căn cơ mà độ chúng sanh. Độ mà không tùy duyên và căn cơ chúng sanh là “phi pháp”[Pháp của Phật]. Chuyến đi Việt Nam của thiền sư Nhất Hạnh và hơn một trăm “tăng thân” Làng Mai, được chính phủ Cộng sản Việt Nam gọi một cách trân trọng là “Phái đoàn Phật giáo Quốc tế” thăm Việt Nam và Nhà nước đã đón tiếp phái đoàn này một cách trịnh trọng và rùm beng. Thông tấn xã Cộng sản viết: “Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế thấy được sự đổi mới của đất nước Việt Nam và sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”
Như thế là mục đích của Nhà Nước Cộng sản đã rõ ràng: đón rước, ưu đãi để để Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế thấy được sự đổi mới của đất nước Việt Nam!

Hàng ngàn người ra sân bay đón “Thiền sư Thích Nhất Hạnh, pháp danh Trừng Quang, và phái đoàn Phật giáo Quốc tế gồm 100 tăng ni và 90 thiền sư phương Tây sang Việt Nam từ ngày 12/1 đến 11/4”. Xin đừng vội ngã mạn! Số người đón rước đó không phải đều là Phật tử thuần thành, hoặc vì hâm mộ vị thiền sư nổi tiếng thế giới cả đâu! Để thế giới thấy sự đổi mới của đất nước qua việc đón Sư ông Nhất Hạnh, Nhà nước phải huy động nhân dân đi thật đông là việc rất thường.

Đạo diễn cảnh “Một đoàn tăng ni đắp y vàng, che lọng vàng dài mấy trăm mét...” Nhà nước Cộng sản muốn nói cho Mỹ và Tổ Chức Human Rights Watch biết là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không hề có chuyện đàn áp tự do tôn giáo, không hề chặn đường chặn sá Hòa Thượng nào cả, không hề có sự phong tỏa Thanh Minh Thiền Viện hay chùa chiền nào cả!

Cộng sản Việt Nam phong cho đoàn hành hương du lịch của Làng Mai do thiền sư Nhất Hạnh dẫn đầu là “phái đoàn Phật giáo Quốc tế gồm 100 tăng ni và 90 thiền sư phương Tây sang Việt Nam” làm cho nhiều người dân hoang mang. Vì đây là một sự kiện hiếm có trong 30 năm qua khi Cộng sản làm chủ toàn đất nước Việt Nam. Phái đoàn được phép hoạt động thuyết pháp, bán sách công khai từ Bắc Chí Nam. Tại sao sư ông Nhất Hạnh lại được tư do hành đạo mà các sư khác trong nước lại không? Trong lúc sư ông Nhất Hạnh đi đâu cũng được chính quyền đón rước, hỗ trợ thì trái lại các ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị công an chìm nổi canh gác ngày đêm, các sư trú trì bị đòi lên công an làm việc! Như thế là nghĩa làm sao? Khi sư ông Nhất Hạnh cho rằng “không nên phân biệt hai bên là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất?

Phái đoàn đã đến Hà Nội trước, rồi từ từ mới xuôi Nam... Tại Hà Nội, thiền sư Nhất Hạnh đã hóa thành Hòa Thượng khi giảng tại Chùa Quán Sứ. Thiền sư đã biến mất trong chiếc y vàng, dưới lọng vàng rực rỡ...sinh hoạt rất rình rang vì cần phải “phô trương” với quốc tế, để nói cho tòa Đại sứ Hoa Kỳ biết là rõ ràng Việt Nam hoàn toàn có tự do tôn giáo!

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đến Huế. Sư cô Chân Không kêu gọi các Thượng tọa Huế lập phái đoàn ra sân bay Phú Bài đón tiếp, nhưng chẳng ai nghe theo. Bởi Huế là cái nôi của Phật giáo tranh đấu chống Nhà nước đàn áp và cô lập giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Làm sao thầy Thích Thiện Hạnh lại có thể đi đón phái đoàn Phật giáo của sư ông Nhất Hạnh đang được Nhà nước sủng ái?

Khi phái đoàn đến Sài Gòn, thì người ta không tìm thấy thiền sư Nhất Hạnh nữa! Tại chùa Già Lam, có sư ông Thích Nhất Hạnh, y bá nạp vàng, dưới cặp lọng vàng ngồi đợi trước cổng tam quan, chờ sư cô Chân Không vào thương lượng với tăng chúng trong chùa về nghi vệ đón rước sư ông vào chùa.

Sư cô Chân Không yêu cầu chùa cử chư tăng mang lư trầm, lẵng hoa, ra rước sư ông vào và yêu cầu gióng chuông trống bát nhã khi sư ông bước qua cửa tam quan. Các nghi thức rước sư ông theo yêu cầu của sư cô Chân Không bị từ khước. Sư cô mặc cả: nếu không có chuông trống bát nhã thì xin cho một bát nhang trầm và bình hoa bưng ra cũng được. Nhưng cái tối thiểu này Chùa Già Lam cũng không đáp ứng. Lý do, chùa không mời sư ông, sư cô và phái đoàn đến, nên không có bổn phận đón rước theo nghi lễ dành cho các vị chân tu. Sư ông đến thăm thầy cũ của sư ông là Hòa thượng Trí Quang đang trú tại chùa, sư cô không có quyền đòi hỏi nghi thức gì cả. Cuối cùng, sư ông, sư cô đành vào chùa không hương, hoa, chuông, trống. Họ đi thẳng vào hậu liêu, không lễ Phật ở chánh điện. Sư ông đã “đòi” vào thăm Thượng Tọa Tuệ Sĩ (nguyên là tử tội của chính phủ Hà Nội) nhưng thị giả của thầy ngăn lại. Phụ tá của sư ông đòi lấy chìa khóa để mở cửa “thất” của thầy Tuệ Sĩ! Thật là quá lố. Mục đích của sư cô Chân Không, sư ông Nhất Hạnh là gì khi đến chùa Già Lam? Thật khó hiểu dụng ý của các vị ấy.

Vì vậy, ở đây, chỉ xin nêu ra các đòi hỏi đã làm cho sư ông Nhất Hạnh và sư cô Chân Không mất hết hạnh nguyện tu trì. Thật vậy, sư ông và sư cô khi đòi hỏi những lọng vàng, đắp y vàng, muốn có lư trầm, lẵng hoa và chuông trống bát nhã để vào chùa, thì đã không còn đủ tỉnh thức, tinh cần và an trú trong tự thân nữa! Nhị vị đã ra ngoài giới hạnh tu trì, vì tâm đã “trụ vào “pháp” và “tướng”.
Kinh Kim Cang nói: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như lai” [Nếu do sắc thấy ta, vì âm thanh mà tìm ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy được Phật]. Sư ông đắp y vàng, che lọng vàng tức “chấp” sắc tướng, muốn có chuông trống bát nhã từng bước đi là trụ và hình danh. Sư cô pháp danh là Chân Không nhưng cái gì cũng muốn “CÓ” cả, rất xông xáo đòi đủ bốn thứ “hình, danh, sắc, tướng” thì làm sao mà an trú trong bản thân, còn gì là Chân Không?

Hành thiền là khi hành giả đang làm gì, nói gì và suy nghĩ gì, đều phải ý thức rõ về những gì mình đang làm, đang nói và đang suy nghĩ. Thực hành thiền quán trong từng giây phút hiện tại để trở vế với bản thân mình một các trọn vẹn, không để ngoại cảnh lôi kéo. Nếu để cho ngoại cảnh lôi kéo thì niệm không thể nào chánh được, tâm trí sẽ không còn tỉnh thức nữa. Kinh “Tịnh Danh” nhắc nhở người tu hành phải trực tâm, không nên lòng tưởng điều tà vạy mà miệng nói điều ngay thẳng. Nếu thực sự giữ lòng ngay thẳng, Chánh định, chánh niệm thì đối với tất cả các pháp, tâm đừng chấp trước (nghĩa là bám lấy hay vướng mắc vào các cảnh đời).
Tâm không trụ pháp thì đạo mới thông lưu. Tâm trụ vào pháp, ấy là mình tự trói mình không còn tự do, tự tại nữa.

Trong chuyến đi thăm Việt Nam lần này, sư ông Nhất Hạnh, sư cô Chân Không và các tăng thân làng Mai đã không giữ được sự tỉnh thức cần thiết của những hành giả, tâm của họ khởi nhiều vọng động, nên ít ai có thể an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể, cảm thọ nơi cảm thọ, tâm thức nơi tâm thức... một cách sáng suốt và tỉnh thức để loại trừ mọi lôi kéo của hoàn cảnh.

Vì sao? Tại Việt Nam đâu phải như tại Hoa Kỳ và Âu châu, muốn đi đâu thì bung ra mà đi, không xin phép ai, không có kẻ nào bên ngoài canh chừng... Do đó, mọi việc xảy ra đều không lường trước được. Chuyến đi này của sư ông Nhất Hạnh có thể xem như chuyến đi từ giã vị thế một thiền sư nâu sồng đạo hạnh. Uy tín và tiếng tăm của nhà sư này đã giảm sút từ lần vọng ngữ 25-9-2001 tại New York về thành phố Bến Tre với ba trăm ngàn người bị máy bay Mỹ ném bom tiêu diệt. Nay với chuyến đi Việt Nam và những việc làm của sư cô Chân Không bên đó đã làm cho đạo hạnh sư ông suy yếu thêm. Chuyến đi không “khế cơ, khế lý” đã gây thêm hệ lụy cho tăng ni Phật giáo chân chính trong nước. Đúng ra sư ông không nên ôm tham vọng thống nhất Phật Giáo quốc doanh với với Phật giáo Ấn quang, các vọng động của sư ông Nhất Hạnh chỉ tạo thêm tỳ vết trong cuộc đời của ông mà thôi. Nhà nước Cộng sản có lẽ đã nương theo vọng tưởng và ngã mạn của một vị thiền sư nổi danh thế giới về thuyết giảng thiền tại Âu, Mỹ để “tùy duyên phương tiện” mà dàn cảnh tự do tôn giáo để mong huyễn hoặc thế giới và nhân dân trong nước. Nhưng các chính trị gia trên thế giới ngày nay đã khác với thập niên 1960, 1970, với “thiên nhãn, thiên nhĩ” của mạng lưới điện toán, họ không thể bị lừa mị nữa. Do đó, cả đạo diễn lẫn diễn viên của cuốn phim “Tự do hành đạo, bán sách tại Việt Nam” đều uổng phí công lao và mất uy tín.

Trong cuốn Thiền Luận, Thầy Tuệ Sĩ có trích một đoạn của một tác giả Phật giáo sử, nói về hiện trạng của thiền: “Đọc kinh bây giờ ít thịnh hành hơn, còn học Thiền thì lại rất rầm rộ. Cái tệ hại của nó, quả thật, là những kẻ quê mùa dốt nát này, sau khi thăm viếng các Thiền viện và nghe các thiền sư giảng pháp, họ thích thú quá cỡ, và ít chịu suy nghĩ về tinh thần của giáo thuyết, tự cho mình là những bậc thầy, không những đã khinh miệt cỡ đức mà còn coi nhẹ kinh điển và nội dung của kinh điển với những phát ngôn bừa bãi của họ. Quần chúng ngây ngô bị lừa dối và những bậc trọng vọng, nhưng vốn ít học, lại vui thích với những lời rỗng tuếch của các môn đệ Thiền.” Tuy đây là nhận xét có tính cách phiến diện về thiền nhưng nó cũng đem lại một vài cảnh giác đang lưu tâm khi tìm hiểu Kinh điển và áp dụng vào tu tập.
“Y kinh nhất tự, tam thế Phật oan
“Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết
[Căn cứ từng chữ của kinh sẽ oan cho ba đời Phật
Nhưng xa kinh một chữ là cùng đi theo lời nói của Ma!]

Vậy thì phải tu tập cho bằng được sự tỉnh thức và coi chừng vị thầy truyền đạt pháp cho mình có thực sự tỉnh thức hay không. Bởi giữa “Mê và Ngộ” chỉ cách nhau có một đường tơ!


Nguyên Châu








http://www.tudongonluanonline.com/pages/tp.asp?tid=1959&cid=2&sid=5&pid=0

Aucun commentaire: