1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 27 janvier 2007

Cuoc Xam lang khong tieng sung (4) (Vinh Nhu)

Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng
(Bài 4)

Vĩnh Như

Hỏa mù trong mặt trận Văn hóa giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Quốc

Điều làm nhiều người vô cùng ngạc nhiên là vào thời điểm này –duới ánh sáng mới của khoa học- mà còn một số trí thức khoa bảng Việt Nam tung ra hai hỏa mù trong mặt trận văn hóa giữa Ta và Tàu:

1- Khuynh hướng xem văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Tàu: Việt Nam cùng lắm cũng chỉ là một cành Nam của gốc Hán.

2- Khuynh hướng đi tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở tận bên Tàu: Khổng Tử đã công thức hóa, chữ nghĩa hóa văn hóa của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu thành Ngũ Kinh và Tứ Thư. Khuynh hướng này cho rằng nếu bỏ Nho thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến tận gốc của văn hóa Việt. Khuynh hướng này đã “sáng tạo” ra quan niệm Nho giáo có bốn giai đoạn:

a) Hoàng Nho, thuộc Tam Hoàng từ 4450-3080 trước Tây lịch.
b) Di Nho, thuộc thời vua Thuấn (2255 trước Tây lịch), vua Vũ (2205 trước Tây lịch).
c) Việt Nho, hay Nguyên Nho (nội dung Việt Nho được Khổng Tử công thức hóa thành kinh điển của Nho giáo thời Xuân Thu 821 trước Tây lịch.
d) Hán Nho cũng là Nho giáo từ thời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), nhưng bị sa đọa với sự xuyên tạc của nhà Hán (Đông Lan Yêu Mến An Vi, nxb Văn Hiến năm 2004, tr. 194).

Nói Nho giáo là của Trung Hoa thì quá chung chung, và do vậy, không có sức giải thích. Còn nói rằng chữ Nho cũng như đạo Nho thoạt kỳ thủy do người Bách Việt sống trên đất Tàu khởi sáng, rồi sau đó người Tàu hoàn bị thì có lẽ quá cực đoan và không có sức thuyết phục 95% người dân Việt sống trong xóm làng, cái nôi của văn hóa Việt Nam.

Phải chăng văn hóa Việt Nam là bản sao của văn hóa Trung Quốc?

Những quan niệm, ý tưởng sau đây phần lớn là dựa vào những điều mà tác giả Trần Quốc Vượng ghi trong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, cộng thêm những gợi ý, ý kiến của tác giả Trần Ngọc Thêm ghi trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Cung Đình Thanh trong tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học, tác giả Đào Văn Dương và tác giả Thường Nhược Thủy trong Đạo Sống Việt.
Duới ánh sáng mới của khoa học (khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học, di truyền học, hải dương học v.v...), với những tài liệu vật chất lấy lên từ lòng đất Việt Nam, người ta đã chiếu rọi vào quá khứ hàng mấy vạn năm.

Các nền văn hóa trên đất Việt.

Chỉ cần đi sâu nghiên cứu văn hóa Hòa Bình thôi (trước 15.000 năm đến 10.000 năm trước ngày nay) chúng ta biết được cư dân hòa bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) đã thuần hóa cây lúa hoang thành cây lúa nước (Oryza Sativa), thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước từ 6.000 năm đến 7.000 năm trước đây, trong bối cảnh Đông Nam Á, có thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trước đó cả ngàn năm cư dân Hòa Bình đã biết trồng cây có củ, cây ăn quả (bầu bí, rau dưa) v.v... Các nhà nghiên cứu đều đồng thuận nông nghiệp, nông nghiệp trồng lúa nước là khởi đầu văn minh nhân loại. Cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước đánh dấu một bước tiến bộ vĩ đại trong đồi sống của cư dân Hòa Bình đã để lại cho chúng ta một niềm tự hào lớn.

1. Văn hóa Hoà Bình là nền văn hóa tiếp nối nền văn hóa Sơn Vi (huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú) thuộc hậu kỳ đá cũ, có tuổi từ 25.000 năm đến 15.000 năm trước ngày nay. Văn hóa Hòa Bình được quốc tế công nhận vào ngày 30 tháng giêng năm 1932, do Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Nền văn minh trồng lúa nước vốn là nền văn minh của cư dân Hòa Bình đã tạo được thế quân bình bền vững của nền văn hóa xóm làng (văn hóa truyền miệng, văn hóa chìm hay văn hóa vô ngôn), giữa con người và thiên nhiên Việt Nam trong khủng cảnh Đông Nam Á từ ngàn xưa (chứ không phải thiên nhiên Tàu, thiên nhiên Hoàng Hà)

2. Tiếp theo văn Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), với những chiếc rìu mài lưỡi nổi tiếng, cả thế giới đều biết.

3. Tiếp theo vân hóa Bắc Sơn (từ trước 10.000 năm đến 6.000 năm trước ngày nay) là văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách ngày nay khoảng 4.500 năm, cội nguồn của văn minh sông Hồng. Đó là thời đại các vua Hùng dựng nước. Di tích văn hóa Phùng Nguyên được tìm thấy ở nhiều tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.

4. Tiếp theo văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa Đông Sơn, có niên đại sớm là 2820 năm cách ngày nay, với trống đồng, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ nổi tiếng trên thế giới.

Trong lúc người Việt cổ xây dựng nền văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn thì cái nước mà ngày nay chúng ta gọi là Trung quốc mới được tạo dựng lên ở mạn trung lưu Hoàng Hà, và nền văn minh Trung quốc ban đầu là nền văn minh Hoàng Hà với ranh giới ba tỉnh bây giờ: Sơn Tây (Quê hương của Đế Nghiêu), Hà Nam (quê Hạ Vũ, kinh đô của nhà Ân), Thiễm Tây (Núi Kỳ sông Vị, quê hương của nhà Chu từ 1122 đến 225 trước Tây lịch.
Nếu đầu óc không bị điều kiện hóa bởi văn hóa Trung Hoa thì đứng ở góc độ nào –văn hóa bác học hay văn dân gian- cũng nhận thấy sự khác biệt giữ văn hóa Việt và văn hóa Tàu. Vì văn hóa theo nghĩa rộng là thiên nhiên –môi trường sống- được thích ứng, biến đổi bởi con người để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người. Nói cách khác, văn hóa là toàn thể các hình thái sinh hoạt về vật chất và tinh thần của con người trong cách thích ứng, tiếp xử với thiên nhiên và xã hội, lịch sử. Từ đó hình thành cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống đồi sống du mục hay trồng trọt đời sống định cư với xóm làng), cách ăn, mặc, ở, cách ứng xư, thái độ của con người đối với thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và lịch sử. Như vậy, nói một cách đơn giản thiên nhiên –môi trường sống- và lịch sử là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng sâu rộng đối với con người trong việc hình thành văn hóa.

Sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc

Trong những điều kiện đó, văn hóa Việt Nam (văn minh sông Hồng) và văn hóa Trung Quốc (văn minh Hoàng Hà) khác nhau từ căn bản: Từ tiếng nói, lối sống, cách ăn, mặc, ở, lối suy nghĩ, cung cách ứng xử đến cội nguồn.

Phải chăng giới trí thức khoa bảng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tức nhìn lại chính mình để biết mình là ai? Đầu óc đã bị điều kiện hóa, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Trung Hoa: Nào thơ Đường, điển tích Tàu, tam cương ngũ thường v.v..., đôi khi quên đi cả thiên nhiên Việt mà họ đang sống như đã trình bày ở phần trên. Trái lại, người dân Việt nhận thấy sự khác biệt giữa Ta và Tàu dễ dàng.

Tiếng nói khác. Ngày xưa Tàu mặc quần, Việt mặc váy: cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không. Ngày nay, Ta mặc áo dào, Tàu mặc áo Xườn Xám của Mãn Thanh. Nón lá của ta khác hẳn nón vành ngang của Tàu.

Tàu ăn cháo kê, bánh bao, dùng xì dầu. Ta ăn cơm, ăn xôi, ăn bánh chưng bánh dày, bát tương, chén nước mắm và đặc biệt đôi đũa là một sáng tạo của văn minh trồng lúa nuớc của Việt Nam. Từ địa hạt vật chất đôi đũa đã đi vào lĩnh vực tinh thần, triết lý Việt Nam: Vợ chồng như đôi đũa có đôi, chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho đều; vơ đũa cả nắm, thủ tục ly hôn ngày xưa là bẽ đũa. Thời trước Khổng Tử (Xuân Thu Chiến Quốc) cho đến nhà Tần (221 trước Tây lịch) Tàu ăn bốc (ăn bánh bột luộc, bánh bao). Khi Tần Thủy Hoàng chiếm miền Nam sông Dương Tử và từ đời Hán trở đi người Tàu bắt đầu tiếp thu đôi đũa của dân trồng lúa nước ở phía Nam.

Tàu ăn nhiều mỡ (xứ lạnh) ít rau. Ta ăn mỡ ít (xứ nóng) nhiều rau, đủ loại đủ màu, thường ăn rau sống nhiều hơn Tàu. Có thể nói là gì và hoa gì ăn được đều có mặt trong nồi canh của nông dân Việt: đói ăn rau, đau uống thuốc. Nghệ thuật nấu ăn của Trung Quốc là đổ mỡ vào thức ăn để chiên, xào. Trái lại nghệ thuật nấu ăn của người Việt là nấu, nướng và luộc nghĩa là rút mỡ từ thức ăn ra: điều này phù hợp với nghệ thuật ăn uống dùng ít mỡ trong bữa ăn theo tiêu chuẩn dinh dưỡng hiện đại.

Càng ngược dòng lịch sử sự khác biệt càng sâu sắc. Lưu vực Hoàng Hà là khu vực khí hậu đại lục, lạnh lẽo, khô hạn, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao, có nhiều đồng cỏ mênh mông thích hợp cho nghề chăn nuôi theo bầy, kéo theo đời sống du mục nay đây mai đó lang thang trên cánh đồng cỏ. Lưu vực sông Hồng là khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nước dư thừa, nhiệt đầy đủ với những đồng bằng thích hợp cho việc trồng trọt sống định canh định cư trong xóm làng.

Đất trồng trọt của người Trung quốc ban đầu ở cao nguyên và bình nguyên Hoàng Hà là hoàng thổ, do gió Tây mang lại. Đất trồng trọt của người Việt ở lưu vực các dòng sông là phù sa nâu, do sông cái sông con bồi đắp. Nông nghiệp Trung Quốc, khi người Hoa Hạ chiếm lưu vực sông Hoàng Hà, từ khởi thủy là nền nông nghiệp trồng khô. Nông nghiệp Việt Nam, từ ban đầu, là một nền nông nghiệp trồng nước, trồng lúa nước, sử dụng hệ thống ngập nước, ruộng Lạc theo nước thủy triều lên xuống, với hệ thống tuới nước đa dạng (gàu dai, gàu sòng, kênh ngòi).

Người Trung Hoa trồng túc –tiểu mễ hay kê- sau đó trồng cao lương, rồi trồng lúa mạch kiểu trồng khô. Người Việt trồng cây có củ (khoai các loại) và đặc biệt từ 6000 đến 7000 năm trước đây đã trồng lúa nước.

Kỹ thuật trị thủy sông Hoàng Hà, người Trung Hoa khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy. Trái lại, kỹ thuật trị thủy của người Việt là đắp đê.

Ít nước trên mặt, người Trung Hoa phải đào giếng để tìm nguồn nước. Người Việt sống ở vùng sông ngòi chằng chịt, đầm đìa, hồ ao khắp nơi, quen sử dụng nước trên mặt. Ở Việt Nam ao rất đa dạng: Ao nuôi cá, ao rau muống v.v... Ao đã đi vào cuộc sống tinh thần: Đêm qua ra đứng bờ ao; trúc sinh trúc mọc bờ ao; ao thu lạnh lẽo nước trong veo.

Người Trung Hoa ở nhà hầm, người Việt Cổ sáng tạo cái nhà sàn với mái cong độc đáo hình thuyền. Luật pháp của Tàu và Ta hoàn toàn khác nhau. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng thất bại Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Việt và luật Hán khác nhau đến mười điểm, và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt (Luật Hồng Đức đời Lê hoàn toan khác hẳn luật Tàu). Sẽ trình bày vào một dịp khác.

Tâm Việt Hồn Việt còn thì văn hóa Việt còn

Người còn tâm Việt, hồn Việt nhìn vào đời sống hàng ngày nhận ra ngay sự khác biệt giữa Tàu và Ta: Tiếng nói khác, cách chào hỏi khác (Tàu: Ăn chưa? Việt: Mạnh khỏe không?), cách mặc khác, thức ăn khác, kỹ thuật nấu ăn khác, lối xưng hô khác (Tàu: nị ngô như Tây phuơng toi, moi, you me; Ta: chú bác, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em v.v...)

Đi lại ở miền khô, trên vùng cao nguyên, gần thảo nguyên, thuận lợi cho việc chăn nuôi ngựa, người Trung Hoa thường dùng ngựa, xe cộ trong kỹ thuật giao thông. Quân đội lấy ưu thế là kỵ binh. Lúc đầu người Trung Hoa lấy Ngựa làm biểu tượng cho dân tộc Tàu, sau đổi thành con vật mình ngựa đầu rồng, rồi đến Cọp và sau cùng là Rồng. Dân tộc Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng, miền sông nước chằng chịt với hồ ao khắp nơi, gắn trồng trọt với chài lưới, thuyền bè các loại trở thành phương tiện giao thông chính. Thế cho nên, người Việt từ thượng cổ đã nổi tiếng lặn giỏi, bơi tài, giỏi cùng thuyền.Yếu tố sông nước trong môi trường sống đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam. Từ cái làm (trồng lúa nước) đến cái ăn (gạo, đạm thủy sản), chốn ở (nhà sàn, sống trên thuyền bè, chợ thuyền, nhà sàn trên nước) giao thông (thuyền bè, cầu phao) giải trí (múa rối nước) (quân sự thạo thủy chiến) cho đến cái chết (thuyền táng) đều liên hệ đến nước. Tổ tiên chúng ta lấy Tiên và Rồng làm biểu tượng của cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Người Việt mà có nhãn quan Tàu

Người mang cặp mắt kiến Tàu –không còn tâm Việt, hồn Việt- nhìn vào đời sống của người Việt Nam thấy cái gì cũng là Tàu hoặc chịu ảnh hưởng Tàu hay từ Tàu mà ra. Chẳng hạn, đến như học giả Nguyễn Hiến Lê, một khi đã đeo cặp mắt kiến Tàu cũng không giữ đuợc thái độ khách quan trong nhận định: Đối với dân tộc Di, Địch, Khổng Tử không có tinh thần phân biệt chủng tộc, mà chỉ phân biệt văn hóa như khi ông bảo không nhờ công của Quản Trọng thì người Hoa Hạ đã bị gióc tóc mặc áo có vạt bên trái rồi (Nguyễn Hiến Lê), Khổng Tử, nxb Văn Nghệ năm 1992, tr. 188, dòng 11 đến 15). Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Vậy, kỳ thị phân biệt văn hóa mà không kỳ thị dân tộc, kỳ thị chủng tộc thì sao được?

Hơn nữa, Khổng Tử xem dân tộc Di tức Bách Việt là dân mọi rợ trong lời phát biểu của ngài: Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và cài áo bên tả như người mọi rợ rồi (Nguyễn Hiến Lê, lịch sử văn minh trung Quốc, nxb Văn Nghệ năm 1993, trang 26, dòng 17 đến 19). Xem dân tộc Di là dân tộc mọi rợ mà cho rằng Khổng Tử không có tinh thần kỳ thị chủng tộc được sao?

Điều đó cho thấy trí thức khoa bảng Việt Nam, một khi đã có nhãn quan Tàu thì các ông thánh Tàu có miệt thị tổ tiên mình cũng cố tìm cách đổi chữ, hoặc bóp méo đi hay thay đổi lối suy nghĩ để nuốt cho trôi liều thuốc đắng ngõ hầu bảo vệ những thần tượng mà mình đã trót tôn thờ từ lâu.

Đối với 95% người dân Việt chất phác, hiền lương, thiện lành thì không có vấn đề. Còn giới trí thức khoa bảng trẻ Việt Nam, không đọc được chữ Tàu, hãy thận trọng trong khi nghiên cứu, tìm hiểu về Trung Quốc, phải đề cao cảnh giác những trí thức khoa bảng Việt Nam rành chữ Hán có thể họ bóp mép sự thật –vì vô tình bởi đầu óc bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu hay có mưu đồ- sẽ đưa chúng ta vào con đường nô lệ tư tưởng Tàu với cách học nhập nô xuất nô. Như trên đã trình bày nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc, tức không còn tâm Việt hồn Việt. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, sợ ngoại, trọng ngoại và ỷ ngoại để rồi giao sinh mệnh của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang.

Là người Việt Nam, nếu không sáng suốt trong suy nghĩ, trong hành động, trong cách học về Trung Quốc học vô tình chúng ta sẽ trở thành đoàn quân gián điệp văn hóa cho Trung Quốc.

Đã đến lúc chúng ta cần trở về với chính mình để hiểu rõ chân xác chính chính mình về mặt tri thức và tâm thức. Khi nhận rõ đích thực mình là lúc mở rộng tâm thức đi sâu vào ngôi nhà tâm linh Việt, ngõ hầu duy trì đồng thời phát huy dân tộc tính, hồn nước tức TÂM VIỆT HỒN VIỆT trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

(het)

Cuoc Xam lang khong tieng sung (1) (Vinh Nhu)
Cuoc Xam lang khong tieng sung (5)

VN : giua suc ep Tau va My

NGƯ DÂN ĐÔNG HẢI HUYẾT LƯU HỒNG


Sach: Bach Viet Hien Chi
Thử Tìm Lại Biên Giới Cổ của V.N.: Phần I - II - III

Aucun commentaire: