1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 27 janvier 2007

Sach: Bach Viet Hien Chi, ...

Bách Việt Tiên Hiền Chí

Giới Thiệu


"Bách Việt Tiên Hiền Chí" là một tác phẩm quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc của chủng tộc Bách Việt ngày xưa.

Theo bộ đại từ điển Từ Hải Hợp đính, gọi tắt là Từ Hải, viết bằng lối chữ phồn thể, xuất bản tháng 3 năm 1947 (tái bản tháng 2 năm 2003) thì:

"Bách Việt (chữ Việt bộ Tẩu), tên của chủng tộc, cũng viết là Bách Việt (chữ Việt bộ Mễ). Theo sách Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam Việt: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại, là nước của Man Di, ấy là đất của Bách Việt.”

Từ Hải còn ghi chú them: "Từ Giao Chỉ đến Cối Kê, bảy, tám nghìn dặm, Bách Việt sống lẫn lộn với các dân tộc khác, nhưng luôn luông giữ cá tính của dân tộc(Bách Việt tạp cư, các hữu chủng tính).

Xem như vậy, Bách Việt , từ núi Ngũ lĩnh đổ xuống phương Nam, vừa là nước, vừa là sắc dân, sự hiện diện đã được ghi nhận, từ thời thượng cổ Đường ( vua Nghiêu), Ngu ( vua Thuấn), Tam Đại ( Hạ, Thương, Chu). Và, người Bách Việt có cá tính riêng và luôn luôn giữ cá tính nầy. Đúng với sự khẳng định của Nguyễn Trãi, trong bài Bình Ngô Đại Cáo:

Sơn xuyên chi phong vực ký thù

Nam Bắc chi phong tục diệc dị

(Sơn hà cương vực đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ dịch)

"Bách Việt Tiên Hiền Chí", như tựa đề, là một công trình sưu tập, nghiên cứu, ghi lại một cách công phu hành trạng, công nghiệp, ngôn từ, tư tưởng của các danh nhân người Bách Việt , trải qua nhiều triều đại của Trung Hoa. Những danh nhân này, với phong cách cao quý, tài năng vượt bực, tư tưởng cao siêu, đã là thành phần nồng cốt xây dựng nên nền văn minh, mà ngày nay, thế giới gọi là văn minh Trung Hoa.

Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã sưu tập được hai bộ “Bách Việt Tiên Hiền Chí".

Một bản in năm Tân Mão (1831), đời Thanh, chữ lớn, khắc đẹp, nơi tên tác giả đề là Thuận Đức Âu Đại Nhậm (ông Âu Đại Nhậm, người ở Thuận Đức).

Bản thứ hai, in vào năm Dân Quốc thứ hai mươi sáu (1936), chữ nhỏ, bản khắc có nhiều chữ không rõ, nơi tên tác giả đề là Minh Thuận Đức Âu Đại Nhậm Trinh Bá soạn (soạn bởi ông Âu Đại Nhậm, tự là Trinh Bá, người ở Thuận Đức, đời nhà Minh).

Như vậy, tác giả của sách là Âu Đại Nhậm.

Theo Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu, Âu Đại Nhậm, tên chữ là Trinh Bá, người huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông, làm quan đời Gia Tĩnh, triều Minh, đã từng giữ những chức vụ huấn đạo Giang Tô, đổi làm học chánh Quang Châu, rồi về triều làm bác sĩ Quốc Tử Giám, chúc vụ sau cùng của ông là hộ bộ lang trung ở Nam Kinh.

Phần lớn cuộc đời làm quan của ông là ở đất Bách Việt cũ, nên ông có nhiều cơ hội tìm hiểu, sưu tập những chứng tích về tiên hiền Bách Việt.

Vả chăng, Âu Đại Nhậm, gốc tích từ Thuận Đức, Quãng Đông, cũng là người thuộc gốc Bách Việt.

Thuận Đức là một huyện thuộc Quảng Đông, phía Đông Nam huyện Nam Hải, gần giáp Giang Tây, chạy ra tới biển. Tên huyện được đạt thời nhà Minh, tiếp tục giữ dưới thời nhà Thanh. Đến đời vua Quang Tự nhà Thanh, Thuận Đức được mở rộng thành một hải cảng lớn, nỗi tiếng là nơi sản xuất và xuất cảng tơ, lụa, vân, sa…

(Xin đừng lầm với phủ Thuận Đức thuộc tỉnh Trực lệ. Phủ nầy được lập vào đời nhà Tống, vào thời Kim, Nguyên đổi thành bộ, đến đời Minh đổi lại là phủ. Nhà Thanh vẫn giữ nguyên theo nhà Minh. Đến thời Dân Quốc, tên Thuận Đức bị bãi bỏ.

Như vậy, bộ "Bách Việt Tiên Hiền Chí" được viết bởi một người gốc Bách Việt, từng làm quan nhiều năm ở đất Bách Việt cũ, viết về tiên hiền Bách Việt. Tóm tắt, đây là bộ sách của người Bách Việt viết về tiền nhân Bách Việt.

Nhận thấy tầm quan trọng của bộ "Bách Việt Tiên Hiền Chí", đối với dân tộc Việt Nam (là một trong Bách Việt), nhất là trong giai đoạn nầy, giai đoạn mà Việt tộc đang phải chống chọi với những cuộc xâm lăng văn hóa từ nhiều phía, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã đề nghị giáo sư Trần Lam Giang phiên dịch bộ sách nầy ra Việt ngữ và giáo sư đã mau mắn nhận lời, coi đây là một công tác mà an hem giao phó, để giúp cho các thế hệ trẻ có them tài liệu xác tín khi tìm hiểu về qu1a khứ của dân tộc.


Người xưa có câu "chu tầm chu, mã tầm mã", nghĩa là "những người sống trên thuyền thì tìm đến và sống với những người sống trên thuyền; giống dân sống trên lưng ngựa thì tìm đến và sống với giống dân sống trên lưng ngựa." Câu nầy phân biệt rõ rang sự khác nhau giữa hai chủng tộc, Việt ở phương Nam và Tàu ở phương Bắc; giữa giống dân sống định cư, làm ruộng trên vùng song nước và giống dân sống du mục trên lưng ngựa, khác nhau từ nếp sống, phong tục tạp quán đến văn hóa.

Trong kinh thi, với thiên Chu Nam và Thiệu Nam, Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ của phương Nam và vị vạn thế sư biểu của Bắc tộc đã học hỏi rất nhiều ở nền văn minh nầy, đem áp dụng và đặt ra những quy luật xã hội cho các giống dân phương Bắc…

Trong kinh Xuân Thu, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, an hem dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa, trong giới vua chúa quý tộc Trung Hoa. Điều nầy, chứng tỏ rằng, trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào đời sống nề nếp của văn minh nông nghiệp, thì Bắc tộc Trung Hoa vẫn còn dã man với nếp sống du mục.

Khổng Tử đã đem những gì nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam, đạt để thành những quy luật, trật tự xã hội cho phương Bắc. Bởi vậy, ông mới xác định công việc của ông là "thuật nhi bất tác"

Trải qua các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, Bắc tộc Trung Hoa đã xâm lăng, thôn tính được d8a61t đai Bách Việt, nhưng ngược lại đã bị nền văn minh Bách Việt đồng hóa.

Hởi ơi, Bách Việt ngày nay còn lại những dòng tộc nào? Có còn chăng là Việt Văn Lang trên mảnh đất hình chữ S ven bờ Đông Hải. Lịch sử của Việt Văn Lang là chống chọi triền mien với các cuộc xâm lược của Bắc tộc, để gìn giữ nền độc lập, tự chủ cho mảnh đất cuối cùng của Bách Việt ở cõi trời Nam.

Ngày nay, người Đài Loan xác định nguồn gốc Bách Việt của họ, gồm Điền Việt từ Vân Nam, Việt Đông từ Quảng Đông, Quảng Tây và Mân Việt từ Phúc Kiến, Chiết Giang, với mục đích muốn tuyên bố độc lập cho đảo quốc nầy.

Cũng ngày nay, do các công trình khảo cổ, nghiên cứu chủng tộc, người ta xác định dân tộc Nhật Bổn vốn phát xuất từ Việt Đông.

Việt Văn Lang không cần xác định gì hết về nguồn gốc, vì từ ngàn xưa, vẫn vững chân trên lãnh thổ của mình. Chẳng những vậy, Việt Văn Lang còn "cầm búa đ khai phá phương Nam” (đúng theo ý chí của tiền nhân khi dung bộ “tẩu” viết nên chữ Việt), để mở rộng cơ đồ xuống tận mũi Cà Mau…

Đọc "Bách Việt Tiên Hiền Chí" để hiểu rõ sự khác biệt giữa văn hóa Bách Việt và văn hóa Bắc tộc Trung Hoa; để phân biệt đâu là văn minh Bách Việt trong nền văn minh mà thế giới ngày nay gọi là văn minh Trung Hoa.

Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam trân trọng giới thiệu tác phẩm nầy.

Little Sàigòn, ngày 17 tháng 6 năm 2006

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM

MỤC LỤC


- Giới thiệu 9

- Lời nói đầu 15

QUYỂN I

1- TỰA ĐỀ BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ 23

2- ÂU DÃ TỬ 35

3- THÙ VÔ DƯ và ÂU DƯƠNG 39

4- ĐẠI PHU CHỦNG 41

5- KẾ NGHÊ 47

6- PHẠM LÃI 53

7- TIẾT CHÚC 57

8- TRẦN ÂM 61

9- CHƯ KÊ DĨNH 65

10- CAO CỐ 73

11- SỬ LỘC 75

12- MAI QUYÊN 77

13- CÔNG SƯ NGUNG 81

14- TRƯƠNG MÃI 83

15- TRỊNH NGHIÊM 87

16- HÀ DI 89

17- TẤT THỦ 91

18- ĐÔ KÊ 95

19- NGHIÊM TRỢ 97

20- CHU MÃI THẦN 103

21- ĐẶNG MẬT 107

22- TÔN BÁO 109

23- NGÔ BÁ 111

24- TRỊNH CÁT 113

25- HÀ ĐAN 115

26- MAI PHÚC 117

QUYỂN II

1- NGHIÊM QUANG 125

2- TRẦN NGUYÊN 129

3- TRẦM PHONG 141

4- CỐ PHỤNG 143

5- TRẦN HIÊU 147

6- TRỊNH HOÀNH 149

7- THÁI LUÂN 153

8- VƯƠNG SUNG 157

9- DƯƠNG PHU 159

10- TRƯƠNG TRỌNG 171

11- DƯƠNG PHÙ 173

12- DƯỠNG PHẤN 177

13- BAO HÀM 179

14- ĐẶNG THỊNH 183

15- CHUNG LY Ý 187

16- HỨA KINH 195

17- CHIÊU MÃNH 199

18- KỲ MẪU TUÂN 203

19-TRẦN LÂM 207

20- LÝ TIẾN 211

21- LONG KHÂU TRƯỜNG 217

QUYỂN III

1- TỪ HỦ 223

2- ĐẠM ĐÀI KÍNH BÁ 225

3- LƯU HY 229

4- MẠNH THƯỜNG 231

5- HOÀNG XƯƠNG 235

6- BÀNH TU 241

7- NGỤY LÃNG 245

8- TỪ TRƯNG 251

9- THÂN SÓC 255

10- TRƯƠNG VŨ 257

11- LỤC TỤC 259

12- ĐÁI TỰU 265

13- ĐƯỜNG TRÂN 269

14- CHU TUẤN 273

15- TẠ DI NGÔ 281

16- HẠ THUẦN 297

17- ĐỔNG CHÍNH 299

18- SƠ NGUYÊN 305

19- TRIỆU DIỆP 309

20- HÀN THUYẾT 311

QUYỂN IV

1- LA UY 315

2- ĐƯỜNG TỤNG 321

3- ĐỐN KỲ 325

4- ĐINH MẬT 327

5- NHAN Ô 329

6- PHẤT PHIẾM 331

7- TỪ TRĨ 335

8- QUÁCH THƯƠNG 347

9- DIÊU TUẤN 359

10- ĐỔNG PHỤNG 363

11- NGU QUỐC 367

12- ĐỔNG ẢM 369

13- HOÀNG HÀO 371

14- ĐINH MẬU 375

15- DOÃN NHA 377

16- TỪ ĐĂNG 379

17- THỊNH HIẾN 383

18- TRẦM DU 391

19- DIÊU VĂN THỨC 393

20- NGÔ ĐĂNG 399

21- HÀNH NGHỊ 403

22- SỸ NHIẾP 409

23- NGU PHIÊN 419

24- LÝ TỔ NHÂN 429

25- VƯƠNG PHẠM 431

26- HOÀNG THƯ 433

27- ĐÀO DIÊN 437

28- TRƯƠNG PHƯỜNG 439

29- DIÊU THÀNH PHỤ 441

30- HOÀNG CUNG 447

31- TẨY KINH 449

32- NGUYỄN KHIÊM CHI 453

33- LIÊU XUNG 455

34- PHÙNG DUNG 459

35- VI THIÊN ĐẠO 463

36- MẠC TUYÊN KHANH 465

37- DƯƠNG HOÀNG 467

38- LỜI BẠT 471

39- NHỮNG SÁCH ĐÃ TRA CỨU ĐỂ VIẾt PHẦN CHÚ THÍCH

BẢN CHỤP

NGUYÊN TÁC BẰNG CHỬ NHO

(từ trang 477 đến trang 595)

Xin trực tiếp lien lạc về:

THƯ VIỆN VIỆT NAM giữ bản quyền

10872 Westminster Avenue, suite 214 & 215

Garden Grove, California 92843, USA

Post Office Box 2051

Little Sàigòn Westminster, California 92684, USA

-----

Con Đường Cách Mạng (pdf)
______________

Về Tệ Sùng Bái Cá Nhân và Những Hậu Quả của Nó (52 trang)

Hồi ức và Suy nghĩ - Trần Quang Cơ (Mạng Lưới Dân Chủ Việt Nam)
Hồi ức và Suy nghĩ (pdf)
http://www.vietdemocracynetwork.net/thamkhao/

Aucun commentaire: