1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 27 janvier 2007

2007, QH van co ban la Dang cu dan bau (BT)

BBC 27 Tháng 1 2007 - Cập nhật 15h36 GMT


Vẫn cơ bản là đảng chọn dân bầu

Ông Bùi Tín vẫn quan sát chặt chẽ tình hình chính trị Việt Nam
Nhà quan sát Việt Nam Bùi Tín, nguyên phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, có những ý kiến về Hội nghị Trung ương 4 của ĐCSVN.

Ông Bùi Tín: Nhiều người đã hy vọng lắm ở ông Dũng và ông Triết, bởi vì cũng có những dấu hiệu đấy, ví dụ như Tô Hoài cho ra cái bài viết về cải cách ruộng đất, thế rồi ông ấy giải tán Hội đồng tư vấn của chính phủ, rồi ông ấy có hứa hẹn xử nghiêm ngay mười vụ án, rồi cải thiện với Giáo hoàng. Đấy là những cái nét khá lên, thế nhưng hội nghị này chính là để chuẩn bị cho bầu Quốc hội tháng 5 năm nay. Có vẻ điều đó người ta hy vọng nhiều thì lại không có gì thay đổi. Các anh em trí thức trong nước có nói đến một đột phá tư duy chiến lược, nhưng chưa thấy có đột phá tư duy chiến lược theo hướng gì. Nếu mà vẫn diễn lại kiểu là đảng chọn dân bầu, tức là có mấy biện pháp “cải lương”, tức là sửa chữa sơ sơ thôi, tức là tăng mấy phần trăm số đại biểu quốc hội chuyên trách, sắp xếp lại giữa đảng và nhà nước…, nhưng vẫn giữ nguyên cái gọi là đảng chọn dân bầu, vẫn giữ nguyên cái gọi là mặt trận tổ quốc giới thiệu, mà ai cũng biết là mặt trận tổ quốc là của đảng dựng ra thôi, nó chỉ là một công cụ của đảng thôi, trong năm trăm đại biểu quốc hội có tới bốn trăm rưởi là đảng viên, thì quốc hội này là quốc hội của đảng CS chứ không phải là quốc hội của nhân dân.

BBC: Trong khi có những tuyên bố từ ông Dũng và một số quan chức khác tỏ ra là cởi mở và cấp tiến, nhưng cái họ đạt được chính thức sự nhượng bộ từ phía đảng là rất ít, thì đâu là những lực cản ở trong vấn đề này?
Bầu cử đựoc cho là vẫn do đảng chọn, mặt trận cử, chứ chưa phản ánh ý nguyện của dân
Ông Bùi Tín: Dù cho ông Dũng và ông Triết phát biểu có nhiều điều mới mẻ hơn trước, thì so với những người bảo thủ trong đảng thì các ông đó có tư duy cởi mở hơn, nhưng so với yêu cầu thì họ vẫn là những con người bảo thủ về bản chất. Phải lấy thước đo là phải nhìn cho rõ và trả lại cho nhân dân quyền tự do, trước hết là tự do báo chí, kế đến là tự do đi bầu bỏ phiếu, và tự do tôn giáo. Tuy chưa yêu cầu phải sòng phẳng như các nước dân chủ, nhưng ít nhất là phải có những bước nhích rõ lên về phía trước… Chính quyền trong nước của ta, trước kia là chính quyền của vua quan, rồi chính quyền của thực dân, rồi chính quyền của đảng, bây giờ phải chuyển sang bắt đầu có chính quyền của dân, để cho dân được lựa chọn, dân được ứng cử, và trước hết là phải trả lại cho dân quyền tự do báo chí, tự do lựa chọn, nhưng cái này vẫn chưa có. Ông Nguyễn Tấn Dũng có chỉ thị rất chặt chẽ dứt khoát không được để xuất bản báo chí vào trong tay của tư nhân. Nếu mình vào WTO, thì quyền của tư nhân lớn lắm. Quyền của người công dân phải được công nhận như ở những nước khác. Như vậy thì chính tư duy của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa phải là tư duy dân chủ, phù hợp với việc hòa nhập với thế giới.

BBC: Một số chuyên gia ở VN cho rằng trong những bước đi sắp tới ở VN thì những động thái đó phải có lợi cho đất nước, nhưng bên cạnh đó nó cũng phải có lợi cho người cầm quyền vì người cầm quyền sẽ không làm gì bất lợi cho họ cả. Theo ông cách giải quyết vấn đề này sẽ diễn ra như thế nào ở VN?

Ông Bùi Tín: Hiện nay rõ ràng có sức ép từ quốc tế, sức ép ngay từ trong đảng. Trong đảng cũng có người nhận ra cần phải giao lại cho xã hội những quyền tự do kinh doanh về kinh tế rồi, giờ cũng phải cởi mở hơn chút ít về chính trị, chưa phải hoàn toàn nhưng chút ít, thì những điều này cũng chưa có dấu hiệu. Như vậy trong BCHTƯ sức ù lỳ còn nặng, tính trì trệ còn nặng. Theo tôi, … ảnh hưởng qua đại hội mười của TQ, nói thẳng ảnh hưởng của ông Đỗ Mười với ông Lê Đức Anh tuy có giảm sút rõ,…nhưng người ta gọi là tâm lý nể sợ … vẫn còn tồn tại khá khá. Lực lượng BCHTƯ sau mỗi cái gọi là thắng lợi thì dễ đâm ra chủ quan, và mù quáng. Nhưng thắng lợi to mà không cẩn thận, không thận trọng để nhích lên nữa, mà coi những khó khăn là không có gì, chỉ toàn thấy thuận lợi, thì đất nước lại sẽ đi vào một thời kỳ khó khăn nữa.
BBC: Ở VN, vị trí thủ tướng là một vị trí nhiều quyền lực, điều hành nền kinh tế và mọi việc trong chính phủ, thì ông Nguyễn Tấn Dũng so với những người tiền nhiệm có những điểm gì có thể đem lại cho mọi người nhiều hy vọng không?

Vào WTO là một thời cơ tốt để hội nhập

Ông Bùi Tín: Ông ấy cũng có ý định rõ là làm cho mình khác với những người tiền nhiệm ở chỗ là quyết đoán hơn, có những nét đổi mới hơn. Nhưng chính ở ông lại biểu thị ra những mâu thuẫn. Mâu thuẫn được lý giải là bản thân ông chưa phải là người mới lắm, chưa bứt khỏi ảnh hưởng trì trệ của lực lượng bảo thủ ngay trong đảng… Riêng việc ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Minh Triết mà đồng tình với nhau thuyết phục được BCHTƯ có những bước nhích lên phía trước một cách rõ rệt thì điều đó là rất tốt cho đất nước. Nhưng qua hội nghị TƯ lần này, theo tôi biết, nhóm đó vẫn chưa thuyết phục được tập thể BCHTƯ, mà chỉ quyết định được một vài bước mang tính chất cải lương, đổi mới chút thôi, đặc biệt là việc bầu cử quốc hội thứ 12 sắp đến… Việc bầu cử… vẫn gọi là Mặt trận cử nhưng thực ra là đảng chọn hết… Cả 496 đại biểu quốc hội đều đo BTC trung ương đảng lựa chọn, giao cho mặt trận thông qua về hình thức. Cái này người ta gọi là trò hề nhưng việc giật dây nó lộ liễu lắm rồi. Ai cũng biết rõ đó là trò không dân chủ, ngược với dân chủ, không có ý nguyện của dân… Đến lúc này phải có một cái nhìn rõ ràng lương thiện, ngay thật., nếu không thì đảng một mình một chiếu làm sao có thể chống được tham nhũng, làm sao có được nền tư pháp minh bạch, vô tư, khi mà đảng và bộ chính trị quyết định xử ai… Điều này quốc tế đòi hỏi, các nhà kinh doanh đòi hỏi. Nếu không nhận ra điều đó thì đất nước sẽ bước vào thời kỳ vừa mở hé ra đã lại đóng lại.

BBC: Ông có suy nghĩ xa hơn là sau khi có những thay đổi thì Việt Nam sẽ định hình ở vị trí mới như thế nào? Nền dân chủ sẽ hoạt động ra sao?

Ông Bùi Tín: Có chứ. Tôi nghĩ vẫn phải nhích lên và tin ở nhân dân chứ. Bây giờ phải để cho nhân dân lựa chọn và ứng cử. Bây giờ phải sửa đổi luật, sửa đổi điều Bốn. Trong nghị quyết thông báo của Hội nghị TƯ 4 lần này có một nét rất nghiêm trọng. Lần đầu tiên một văn kiện chính thức của đảng nêu lên là ĐCS là lực lượng lãnh đạo duy nhất… trong khi đó hiến pháp ghi rõ là quyền tự do lập hội, tức là lập cả đảng. Thế mà lại khẳng định ĐCS là đảng chính trị duy nhất, điều đó rất là nguy hiểm, đóng sập lại đa nguyên. Đi đến đa nguyên không phải là đi tới rối loạn, mà nếu không đi tới đa nguyên thì tình hình bất bình sẽ còn hơn cả rối loạn nữa, trong nhân dân và đối với quốc tế. Đổi mới bứt lên phía trước, nhưng vẫn chưa ngang tầm với việc VN có bước lịch sử vào WTO. Nên tận dụng thời cơ này mà hòa nhập.

BBC: Xin cảm ơn ông

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/01/070127_buitin_interview.shtml

Aucun commentaire: