Bản Hiệp Ước biên giới trên đất liền Việt –Trung
(Ký kết giữa nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)(Tiếp theo)
Từ giới điểm số 34, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 878 đến điểm có độ cao 850, sau đó theo sống núi hướng chung là Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 837, 758, 712, 492, 695, 449 đến điểm có độ cao 624, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng chung Đông - Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 731, 737, 805, 866, 752, 605, 815 đến giới điểm số 35. Giới điểm này ở cách điểm có độ cao 709 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,90 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 782 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 794 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,45 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 35, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giữa sông Quây Sơn, sau đó xuôi sông này, hướng chung Đông Nam đến giới điểm số 36. Giới điểm này ở giữa sông Quây Sơn, cách điểm có độ cao 660 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 589 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Tây, cách điểm có độ cao 613 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,50 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 36, đường biên giới rời sông theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 597, 653, 560, 367, 629, 717, 685, 746 đến giới điểm số 37. Giới điểm này ở điểm có độ cao 620, cách điểm có độ cao 665 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 640 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 592 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,90 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 37, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Tây - Tây Nam, qua điểm có độ cao 336 đến một chỏm núi không tên, sau đó theo sống núi, hướng Đông Nam đến một yên ngựa, rồi theo khe, hướng Tây Nam đến đầu một con suối không tên, sau đó xuôi theo suối đó, hướng Tây Nam, rồi rời suối, theo hướng Tây Nam qua điểm có độ cao 348 đến một yên ngựa, tiếp đó theo hướng Tây qua một lũng nhỏ đến giới điểm số 88. Giới điểm này cách điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 685 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,35 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 630 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 38, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 635, 656, cắt suối Luộc, qua điểm có độ cao 627 đến chỏm núi không tên ở phía Tây Bắc điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Trung Quốc, sau đó hướng Nam - Đông Nam, qua điểm có độ cao 412 bắt vào sống núi, hướng chung là hướng Nam, qua các điểm có độ cao 727, 745, 664, 487, 615, 473, 586 đến giới điểm số 39. Giới điểm này ở giữa đường mòn, cách điểm có độ cao 682 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,20 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 660 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 612 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Tây - Tây Bắc.
Từ giới điểm số 39, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 303 đến điểm có độ cao 558, sau đó theo sống núi, hướng chung là Tây Nam, qua các điểm có độ cao 591, 521 đến giữa một con suối không tên, rồi xuôi theo suối này, hướng Tây Nam đến hợp lưu của nó với một con suối khác, tiếp đó rời suối bắt vào sống núi, hướng chung Tây Bắc chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 602, 657, 698, 565 đến giới điểm số 40. Giới điểm này ở giữa sông Bắc Vọng (Ba Wang), cách điểm có độ cao 689 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,05 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 529 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,06 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 512 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc.
Từ giới điểm số 40, đường biên giới xuôi sông Bắc Vọng (Ba Wang), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu của nó với sông Bằng Giang, sau đó ngược sông Bằng Giang, hướng chung Tây Bắc đến giới điểm số 41. Giới điểm này ở giữa sông Bằng Giang, cách điểm có độ cao 345 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,45 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 202 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 469 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,35 km về phía Bắc - Đông Bắc.
Từ giới điểm số 41, đường biên giới rời sông, hướng Tây đến điểm có độ cao 153, sau đó theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 332, 463, 404, 544, 303 đến điểm có độ cao 501, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng Đông chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 255, 259, đến điểm có độ cao 472, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 600, 552, 550, 530, 323, 514 đến một chỏm núi không tên ở phía Đông Nam điểm có độ cao 597 trong lãnh thổ Việt Nam, lại theo sống núi hướng Tây Nam, cắt khe, rồi theo sườn núi mé Đông Nam điểm có độ cao 658 trong lãnh thổ Việt Nam, hướng chung là hướng Tây đến điểm có độ cao 628, từ đây đường biên giới theo sống núi hướng Nam, qua các điểm có độ cao 613, 559 đến một điểm ở sống núi, sau đó theo đường thẳng, hướng Đông Nam đến giới điểm số 42. Giới điểm này ở điểm có độ cao 417, cách điểm có độ cao 586 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 494 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 556 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,85 km về phía Nam - Tây Nam.
Từ giới điểm số 42, đường biên giới theo hướng Đông Bắc đến một chỏm núi không tên, sau đó theo đường thẳng hướng Đông đến một chỏm núi không tên khác, từ đó đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 567, 506, 517, 534, 563 đến điểm có độ cao 542, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 570, sau đó lại theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Nam, qua điểm có độ cao 704 đến giới điểm số 43. Giới điểm này ở giữa một con suối không tên, cách điểm có độ cao 565 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,80 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 583 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,87 km về phía Tây - Tây Nam.
Từ giới điểm số 43, đường biên giới xuôi theo suối không tên về hướng Đông Nam khoảng 500 mét, sau đó rời suối này theo hướng Đông, cắt qua một sống núi nhỏ đến khe, chuyển hướng Nam - Đông Nam xuống giữa con suối nói trên, tiếp đó xuôi theo suối này, hướng Nam, đến hợp lưu của suối này với một nhánh suối khác, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 632, 637 đến giới điểm số 44. Giới điểm này ở giữa đường phòng hỏa, cách điểm có độ cao 666 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,50 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 943 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,56 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 710 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,30 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 44, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước (trong đó đoạn nào theo đường phòng hỏa thì theo trung tuyến của đường phòng hỏa) qua các điểm có độ cao 637, 383 đến điểm có độ cao 324, sau đó theo sống núi nhỏ, hướng Nam - Tây Nam đến giữa nhánh phía Tây suôn Khuổi Lạn, sau đó xuôi theo suối này, hướng Nam đến giới điểm số 45. Giới điểm này ở giữa suối Khuổi Lạn, cách điểm có độ cao 293 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,90 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 323 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,42 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 322 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Tây - Tây Nam.
Từ giới điểm số 45, đường biên giới rời suối bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông - Đông Nam đến điểm có độ cao 245, sau đó theo đường thẳng, hướng Nam, đến giữa sông Kỳ Cùng (Bình Nhi), tiếp đó ngược sông Kỳ Cùng (Bình Nhi), hướng chung Tây Nam đến giới điểm số 46. Giới điểm này ở giữa sông Kỳ Cùng bình Nhi), cách điểm có độ cao 185 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 293 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,22 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 270 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,45 km về phía Tây - Tây Bắc.
Từ giới điểm số 46, đường biên giới rời sông, hướng Nam, bắt vào sống núi đến điểm có độ cao 269, sau đó theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Đông Nam, tiếp đó theo hướng Nam, qua các điểm có độ cao 303, 304, 321, 284 đến giới điểm số 47. Giới điểm này ở ngã ba suối, cách điểm có độ cao 329 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,85 km về phía Nam - Đông Nam, cách điểm có độ cao 313 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,65 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 251 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 47, đường biên giới rời suôn bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Nam, qua mé Tây Nam điểm có độ cao 255 trong lãnh thổ Trung Quốc, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Nam qua các điểm có độ cao 281, 357 đến điểm có độ cao 344, sau khi cắt một suối không tên, ngược dốc bắt vào sống núi, rồi theo sống núi qua điểm có độ cao 428 đến điểm có độ cao 409, sau đó theo đường thẳng, hướng Nam đến điểm có độ cao 613, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 48. Giới điểm này ở điểm có độ cao 718, cách điểm có độ cao 658 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,44 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 832 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,50 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 836 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,65 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 48, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 852, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 695, rồi lại theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 702, 411, cắt một con đường, qua điểm có độ cao 581 đến giới điểm số 49. Giới điểm này ở điểm có độ cao 549, cách điểm có độ cao 436 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 511 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,45 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 557 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Tây Nam.
Từ giới điểm số 49, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung là Nam - Đông Nam rồi chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 359, 364, 406 đến giới điểm số 50. Giới điểm này ở điểm có độ cao 610, cách điểm có độ cao 618 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây - Tây Nam, cách điểm có độ cao 395 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 730 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 50, đường biên giới theo sống núi, hướng Bắc - Đông Bắc đến một chỏm núi không tên ở phía Tây điểm có độ cao 634 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 758 đến điểm có độ cao 742, rồi theo sống núi, hướng chung Đông - Đông Nam qua các điểm có độ cao 540, 497, 381 đến giới điểm số 51. Giới điểm này ở giữa suối Khuổi Đẩy, cách điểm có độ cao 388 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,60 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 411 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,60 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 386 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,75 km về phía Nam - Đông Nam.
Từ giới điểm số 51, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 451, 427 đến điểm có độ cao 475, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 499, 506, 511, 475, 477, 483, 486 đến điểm có độ cao 438, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 52. Giới điểm này ở điểm có độ cao 392, cách điểm có độ cao 389 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 356 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,65 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 408 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,70 km về phía Nam - Tây Nam.
Từ giới điểm số 52, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Nam rồi Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 396, 402, 351, 361, 494, 476, 387, 432, 444, 389, 488, 480, 347 đến giới điểm số 53. Giới điểm này ở điểm có độ cao 248, cách điểm có độ cao 813 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,00 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 331 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,75 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 328 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Đông - Đông Nam.
Từ giới điểm số 53, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 401, 398, 409, 498, 509, 425, 456, 404, 475, 502, 721, 704, 939, 1282 đến điểm có độ cao 1358, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Nam chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 851, 542 đến giới điểm số 54. Giới điểm này cách điểm có độ cao 632 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 473 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 545 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Nam.
Từ giới điểm số 54, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông - Đông Nam, qua các điểm có độ cao 370, 344, 366, 337 đến điểm có độ cao 435, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 401, 440, 351, 438, 470, 612, 640, 651, 534, 525 đến giới điểm số 55. Giới điểm này ở điểm có độ cao 523, cách điểm có độ cao 551 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 480 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 528 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,14 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 55, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông - Đông Nam, qua các điểm có độ cao 506, 577, 670 đến điểm có độ cao 788, từ đó theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 870, 825, 894, 855, 736, 706, 1029 đến giới điểm số 56. Giới điểm này ở điểm có độ cao 705, cách điểm có độ cao 863 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 861 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,00 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 913 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây - Tây Nam.
Từ giới điểm số 56, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 652, 975, 875, 835, 1150, 1082 đến giới điểm số 57. Giới điểm này ở điểm có độ cao 882, cách điểm có độ cao 638 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1265 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,95 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 1025 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây - Tây Nam.
Từ giới điểm số 57, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến điểm tiếp nối với một khe, rồi theo khe, hướng Nam - Đông Nam, đến giữa suối Tài Vằn, sau đó xuôi suối này và hạ lưu của nó là suối Nà Sa đến giới điểm số 58. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà Sa với một nhánh sông nằm ở phía Đông, cách điểm có độ cao 423 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 447 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 320 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 58, đường biên giới ngược nhánh sông phía Đông nói trên đến ngã ba sông Đồng Mô, rồi ngược sông Đồng Mô, Bỉ Lao, Cao Lạn đến giới điểm số 59. Giới điểm này ở hợp lưu hai con suối Cao Lạn và Phai Lầu, cách điểm có độ cao 1052 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 600 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,57 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 602 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.
Từ giới điểm số 59, đường biên giới ngược suối Cao Lạn hướng Đông Nam, sau đó rời suối đi theo đường thẳng hướng Đông - Đông Nam đến một chỏm núi không tên phía Bắc điểm có độ cao 960 trong lãnh thổ Việt Nam, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 60. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1100, cách điểm có độ cao 1156 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 683 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,65 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1094 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Nam - Tây Nam.
Từ giới điểm số 60, đường biên giới theo sống núi nhỏ hướng Đông Bắc, xuống khe, rồi theo khe hướng chung là hướng Đông Bắc chuyển Đông - Đông Nam, đến một nhánh thượng lưu sông Ka Long, sau đó xuôi theo sông này, hướng Đông - Đông Bắc, đến giới điểm số 61. Giới điểm này ở hợp lưu sông Ka Long với một sông khác (Bắc Luân), cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 224 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Nam - Tây Nam.
Từ giới điểm số 61, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại của sông Ka Long, Bắc Luân, đến điểm cuối của nó, bắt vào giới điểm số 62. Giới điểm này là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Các cồn, bãi nằm hai bên đường đỏ của các đoạn biên giới theo sông suối trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đã được quy thuộc theo đường đỏ.
Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước mô tả ở điều này được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được đo từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm Hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.
Điều III. Hai Bên ký kết đồng ý vị trí chính xác điểm gặp nhau của đường biên giới giữa ba nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào sẽ do ba nước thỏa thuận xác định.
Điều IV. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc nói tại Điều II của Hiệp ước này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước.
Điều V. Hai Bên ký kết đồng ý, trừ khi đã được Hiệp ước này quy định rõ ràng, đường biên giới Việt - Trung nói tại Điều II, đối với những đoạn lấy sông suối làm biên giới thì ở những đoạn sông suối tầu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy hoặc của dòng chảy chính; ở những đoạn sông suối tầu thuyền đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tầu thuyền đi lại. Vị trí chính xác trung tuyến của dòng chảy, của dòng chảy chính hoặc của trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông suối biên giới sẽ được hai Bên ký kết xác định cụ thể khi phân giới, cắm mốc.
Tiêu chuẩn chính để xác định dòng chảy chính là lưu lượng dòng chảy ở mực nước trung bình. Tiêu chuẩn chính để xác định luồng chính tầu thuyền đi lại là độ sâu của luồng tầu thuyền đi lại, kết hợp với chiều rộng và bán kính độ cong của luồng tầu thuyền đi lại để xem xét tổng hợp. Trung tuyến của luồng chính tầu thuyền đi lại là trung tuyến mặt nước giữa hai đường đẳng sâu tương ứng đánh dấu luồng chính tầu thuyền đi lại.
Bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông suối biên giới đều không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới Việt - Trung đã được xác định trên thực địa cũng như sự quy thuộc của các cồn, bãi, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác. Những cồn, bãi mới xuất hiện trên sông suối biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực địa sẽ được phân định theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Nếu các cồn, bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực địa thì hai Bên ký kết sẽ bàn bạc xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng, hợp lý.
Điều VI.
1. Hai Bên ký kết quyết định thành lập ủy ban Liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dưới đây gọi là ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc) và giao cho ủy ban này nhiệm vụ xác định trên thực địa đường biên giới Việt - Trung như đã nêu trong Điều II của Hiệp ước này và tiến hành công việc phân giới, cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sống núi, đường phân thủy, trung tuyến của dòng chảy hoặc dòng chảy chính, trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác, xác định rõ sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông suối biên giới, cùng nhau cắm mốc giới, soạn thảo Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước, gồm cả hồ sơ chi tiết về vị trí các mốc giới, vẽ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc giới trên toàn tuyến, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kể trên.
2. Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước nói tại khoản 1 Điều này trở thành một bộ phận của Hiệp ước này và bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư này thay thế bản đồ đính kèm Hiệp ước này.
3. ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc bắt đầu công việc ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực và chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư và bản đồ chi tiết đính kèm về đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết.
Điều VII. Sau khi Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước và bản đồ chi tiết đính kèm có hiệu lực, hai Bên ký kết sẽ ký kết Hiệp ước hoặc Hiệp định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước để thay thế Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 07 tháng 11 năm 1991.
Điều VIII. Hiệp ước này được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sớm được trao đổi tại Bắc Kinh.
Hiệp ước này được ký tại Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1999 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
Đại diện toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam
Đại diện toàn quyềnnước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire