1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 26 janvier 2007

Thoa hiep an 14/9/1946: ong Ho cau ket voi Phap de tieu diet cac dang phai quoc gia

Thỏa hiệp án 14/9/1946: ông Hồ cấu kết với Pháp đểtiêu diệt các đảng quốc gia
VNNB, 26/9/02
Hứa Hoành

* Kéo rốc sang Pháp làm gì?

Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay, còn nhiều bí ẩn chưa được giải tỏa. Người bàng quan, các thế hệ sau, sẽ không thấy được những âm mưu thầm kín của ông Hồ đã tiêu diệt người quốc gia, nếu như chúng ta không phát hiện được những bí mật lịch sử đọ Chúng tôi may mắn được nhà sử học Chính Ðạo, tức tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, cho phép sử dụng nhiều tài liệu quý giá mà ông sao lục từ các văn khố, thư viện của bộ Thuộc Ðịa, bộ Ngoại Giao Pháp....để làm sáng tỏ nhiều uẩn khúc lịch sử, vốn bị CS che giấu, nhiễu loạn từ hơn nửa thế kỷ quạ Chúng tôi chân thành cảm tạ Tiến sĩ Chiêụ Trong loạt bài nầy, chúng tôi sẽ trưng bằng chứng về những hành vi phản bội quyền lợi dân tộc của ông Hộ Nổi thao thức của ông Hồ lúc nầy là Việt Minh phải mắm chính quyền, không chia xẻ, nhượng bộ cho bất cứ đảng phái nàọ Ðó là đường lối nhất quán, trước sau như một của đảng cộng sản. Ðây cũng là dự mưu, từ khi ngoài rừng núi Tân Trào kéo về Hà Nộị ‘ Căn cứ vào kết quả của cuộc thảo luận của ông Hồ cùng các cán bộ, thấy rằng công cuộc phát triển cách mạng của họ sẽ dẫn đến 2 trường hợp:

- Một là đủ sức cướp chính quyền, bản thân họ có đủ điều kiện để đàm phán bình đẳng các vấn đề với các nước Ðồng minh......

- Hai là lực lượng bản thân (Việt Minh) còn yếu kém... Việt Minh phải suy nghĩ đến việc cùng với nước Pháp tiến hành đàm phán, để tranh thủ một số quyền lợi và tự do dân chụ Sau đó sẽ dùng những quyền lợi nầy làm vốn liếng để tuyên truyền, rồi tiến thêm một bước, đẩy tới cuộc vận động cách mạng, để tiếp tục đấu tranh với Pháp....’ (TưởngVĩnh Kính, Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc, Thượng Huyền dịch, trang 339).

Hiểu rõ chiến lược của ông Hồ, cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi đối với kẻ thù chính là Pháp, thì ông Hồ tiếp tục nhân nhượng từ quyền lợi nầy đến quyền lợi khác. Ðang tuyên bố là một quốc gia độc lập, tự do (2/9/ 45), vài tháng sau, ông Hồ xin làm một ‘quốc gia tự do trong Liên Hiệp Pháp’ (tức đế quốc trá hình), và cho Pháp mọi quyền lợi đầy đủ tại Việt Nam như thời thuộc địạ (Xem nội dung thỏa hiệp án 14/9/46).

Chủ trương của ông Hồ lúc nầy (1946) là dựa vào Pháp, cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia anh em, đang chia xẻ quyền hành với ông trong ‘chính phủ liên
hiệp’, mà ông đã vật vã van nàị Cấu kết với Pháp để tiêu diệt người quốc gia tức là chủ trương ‘liên kết với A đánh B’ ‘Ông Hồ thà nhường cho Pháp thống trị VN thêm một thời gian nữa, chứ không muốn các đảng phái quốc gia đứng ra lãnh đạo một nước VN độc lập’, hoặc chỉ tham gia với Việt Minh để ‘đoàn kết chống Pháp’ như ông đã hùng hổ kêu gọị Tất cả hành động của ông Hồ đều trước sau như một, nhằm giành lấy sự độc quyền lãnh đạo đất nước, đặng mấy năm sau tiến hành cuộc cách mạng vô sản, đưa toàn dân vào quỹ đạo cộng sản quốc tệ Vấn đề VN có sớm được độc lập hay không chỉ là thứ yếụ Quyền lợi dân tộc cũng chỉ là bình phong để ông Hồ thực hiện âm mưu nắm chặt chính quyền. người quốc gia có thể nhìn thấy thủ đoạn của ông Hồ, hoặc nóng lòng vì
độc lập tự do, nên đã ‘đoàn kết trong mặt trận Việt Minh’, để rồi tất cả chịu chung số phận oan nghiệt.

Sau ngày 2/9/45. VN trở thành quốc gia độc lập thật sự, mà kẻ thù chính là thực dân Pháp còn ở xạ Với Hiệp ước sơ bộ (6/3/1946), ông Hồ mời quân Pháp vào chiếm đóng Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc. Ðó là một trọng tội trong lịch sự Ông cần rảnh tay để đối phó với các đảng theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Ðể che giấu chủ trương bắt tay với kẻ thù, ông Hồ tuyên bố chính sách ‘văn hóa Pháp Việt đề huề’ (điều 3 Thỏa hiệp án), ca tụng ‘nước Pháp mới’ (nước Pháp của thực dân) và Liên Hiệp Pháp, tức đế quốc trá hình. Nổi thao thức của ông Hồ lúc này (1946) là không muốn bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào ngoài Việt Minh nắm quyền, hay chia xẻ quyền hành với Việt Minh. Hiểu như thế nên chúng ta mới không ngạc nhiên khi đối với kẻ thù chính là Pháp, thì ông ta đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Vừa mới tuyên bố độc lập, ông Hồ lại chịu nép mình trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, và cho Pháp có đầy đủ quyền lợi như thời thuộc địạ Thái độ của ông Hồ lúc nầy là dựa hẳn vào Pháp, cấu kết với Pháp, để tiêu diệt các đảng phái quốc giạ Nếu thực tâm yêu nước và chiến đấu vì quyền lợi quốc gia dân tộc, ông Hồ và mặt trận Việt Minh đã tích cực chuẩn bị kháng chiến khi Pháp chưa trở lại VN.

Ông đã bỏ phí thời gian (15 tháng, năm 1945 - 1946) mà còn phá nát thế đoàn kết chiến đấu của những đảng quốc gia đang ‘liên hiệp’ với ông trong cái chính phủ do ông làm chủ tịch. Ðiều này có nghĩa vì sự độc quyền lãnh đạo của Việt Minh, mà ông Hồ đã phá nát thế đoàn kết kháng chiến chống Pháp, làm cho thế lực Việt Nam yếu
đi, nhưng ông vẫn làm, vì sự độc quyền lãnh đạo của Việt Minh.

Giữa lúc tình thế đất nước rối ren, chính cá nhân ông Hồ cùng mấy chục bộ trưởng dân biểu không thuộc CS, kéo rốc sang Pháp để tham quan, để thăm thiện chí, mà thực sự tình thế nước Pháp cũng lâm cảnh tang gia bối rối (chính phủ Gouin vừa mới đổ, còn chính phủ mới Bidault chưa thành lập), lại phải đón tiếp một vị khách bất đắc dĩ trong khi tình thế nội bộ chưa ổn định.

Phái đoàn thiện chí của Hà Nội gồm 10 vị, do Phạm Văn Ðồng cầm đầu, gồm có: Phạm Văn Ðồng, (bộ trưởng) Trần Ngọc Danh (dân biểu Cần Thơ do CS chỉ định), Ðỗ Ðức Dục (bộ trưởng), Nguyễn Mạnh Hà (bộ trưởng), Nguyễn Văn Luân (dân biểu), Trình Quốc Quang,
Tôn Ðức Thắng, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Tích Chu, Nguyễn Tấn Di- Trọng. Rồi phái đoàn tham dự hội nghị Fontainebleau gồm trên 20 vị vừa bộ trưởng, vừa dân biểụ Giữa lúc đó, Pháp đã đưa quân vào Hà Nội, kéo đi chiếm đóng Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, tích cực chuẩn bị đè bẹp kháng chiến. Tình hình kháng chiến Nam Bộ gần như bị đè bẹp hoàn toàn. Ðầu tháng 2/1946, Pháp kiểm soát hoàn toàn tất cả 21 tỉnh Nam Bộ và mấy tỉnh Nam Trung Bô Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà Nho nổi tiếng yêu nước, ngay thật, không biết thủ đoạn chính trị, được ông Hồ cử làm quyền chủ tịch nước, chỉ để tượng trưng. mọi việc đều được trung ương đảng gồm Trường Chinh, Trần Ðăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Kháng.....cùng với Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, cứ theo
kế hoạch bí mật của ông Hồ mà thi hành. Chính Trung ương đảng thảo kế hoạch bí mật để khủng bố, tàn sát đẫm máu các đảng quốc gia, mới ‘liên hiệp’ với Việt Minh.
Có người binh vực cho rằng khi ông Hồ sang Pháp, không chịu trách nhiệm về tình hình xảy ra tại quê nhạ Lý luận như thế là sai lầm. Ông Hồ ra chỉ thị mật, nhận báo cáo của Trung ương đảng hàng đêm. Ðây là bí mật lịch sử tới nay ít ai biết. Pierre Celérier viết trong ‘Menace sur le Vietnam’ (1950): ‘Phái đoàn VN đi dự hội nghị
Fontainebleau có đem theo chuyên viên vô tuyến điện, để đánh tin và bắt tin từ VN. Nhà chức trách tại Paris biết được bằng cớ về sự chuyển tin và báo tin, nhưng không thể phá vỡ được trên đất Pháp’ Hơn nữa, người Pháp biết ông Hồ chỉ khủng bố người quốc gia, chớ không tấn công quân Pháp, nên làm ngơ, vui mừng là khác. Ngày 1/6/46 ông Hồ nhận tin Việt Minh tấn công quân Ðồng Minh Hội tại Phủ Lạng Thương, Ðồng Mỏ, Lạng Sơn.

Hạ tuần tháng 6/46, các cơ sở Quốc Dân Ðảng tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Tho(Xem thêm Hoàng Tường, Việt Nam Ðấu Tranh’ từ trang 89 - 101).
bị tập kích với lực lượng đông gấp 10 lần, bị Việt Minh bao vây, tuyệt lương, rồi tỉa dần từng toán nhọ Quá tuyệt vọng, các ông Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng ngoại giao), Nguyễn Hải Thần (Phó chủ tịch chính phủ), Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch Quân Ủy hộiđều bôn đào sang Trung Hoa lần nữạ Các đơn vị do Vũ Hồng Khanh, bị tập kích từ Lào Cay, Phong Thổ, khiến cho khoảng 600 quân VN Quốc Dân Ðảng tan rã, cuối cùng, rút theo ngả Vân Nam. Ðó là ‘thế đoàn kết’, ‘liên hiệp’ với Việt Minh, một kinh nghiệm máu xương trong lịch sự Ngoài ra, hàng ngày, tại Hà Nội, Việt Minh khủng bố, bắt cóc, thủ tiêu đối lập như đảng mafia: Hoàng Ngọc Bách, Nguyễn Bạch Vân, Trần Quốc Lạc, Hoàng Tử Quy đều bị ám sát chết.

Ðọc lịch sử giai đoạn nầy, nhiều người không hiểu tại sao Việt Minh lại tiêu diệt những người quốc gia trong chính phủ của hỏ
Lý do thứ nhứt, Việt Minh là CS trá hình. Lý thuyết cách mạng của Mác xít đã dạy: ‘Cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản, dù về mặt nội dung, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu phải mang hình thức đấu tranh dân tộc... Ðương nhiên và trước hết, giai cấp vô sản phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình trước đã’ (Mác Angen tuyển tập, NXB Sự Thật
Mátcơva 1978, trang 555, tập 1. Dẫn lại của LS Nguyễn Văn Chức). Thứ hai, để thực hiện con đường cách mạng vô sản, ông Hồ phải làm sao cho đảng CS (tức Việt Minh) phải
nắm được chính quyền hoàn toàn, để lần lượt đưa dân tộc và đất nước đi vào quỹ đạo cộng sản quốc tệ Ông Hồ đã nói với cán bộ: ‘Lúc nầy nước Pháp không phải là kẻ thù trước mắt. Bọn Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, Ðồng Minh Hội, Cao Ðài, Hòa Hảo trong Nam...mới là kẻ thù không đội trời chung. Người quốc gia không hiểu sách lược của CS nên trở thành nạn nhơn của CS.

Việt Minh mở chiến dịch ‘tổng ruồng, vét sạch’ từ Nam chí Bắc. Họ lùng sục bắt giam, tra tấn, thủ tiêu những người quốc gia, kể cả những đại biểu quốc hội mà họ chia ghế như Lê Khang (Lê Nin), nhà văn Khái Hưng, Nguyễn Mạnh Côn.....(bị bắt, sắp giết......) Lê Khang,chủ nhiệm đệ tam khu bộ VNQD, nằm bệnh viện Ðặng Vũ Lạc trước ga Hàng Cỏ, bị VM đến bắt đem đi, rồi giết ở Vĩnh Yên. Còn các ôngPhạm Tất Thắng, Nguyễn Tắc Chung, Nguyễn Quỳnh (dân biểu Nam Ðịnh), đảng trưởng Ðại Việt Trương Tử Anh.... đều bị Việt Minh sát hạị Nhà văn Khái Hưng bị bắt ở Liên khu 3, rồi bị trấn nước chết tại bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, vào năm 1947. Ðó là ‘đoàn kết trong mặt trận Việt Minh’ Tại miền Trung và Nam Bộ, đều thi hành một chính sách khủng bố man rợ như vậỵ Những năm đó, Việt Minh tung công an chìm rình rập, bắt bớ những phần tử mà họ cho là nguy hiểm, đem giam ‘để điều tra’, hoặc thủ tiêu trong đêm bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, trói thúc ké thả trôi sông.

Về chính trị, Việt Minh nhân danh chính phủ liên hiệp, buộc các báo của các đảng quốc gia như ‘Việt Nam’, ‘Thiết Thực’ phải nạp bản kiểm duyệt trước khi phát hành.

Tóm lại, chủ trương của Việt Minh là tận diệt đối lập, là bịt miệng, trói tay, bí mật thanh toán, rồi ngụy tạo bản án ‘Việt gian’, ‘phản quốc’, ‘thổ phỉÊ như vụ án Ôn Như Hầu, vụ án Cầu Chiêm Sơn (xem thêm Hoàng Văn Ðạo, VN Quốc Dân Ðảng trang 362 - 363). Ðó là chủ trương thầm kín để tiêu diệt các đảng phái quốc gia, của ông Hồ khi kéo rốc qua Pháp để tránh tiếng.

Cũng xin nhắc thêm về hành động ‘hợp tác rồi khủng bố’, trở mặt như trở bàn tay của Việt Minh tại Hà Nộị

Ngày 18/6/46, Việt Minh hợp tác với VN Quốc Dân Ðảng để tổ chức lễ kỷ niệm Phạm Hồng Thái (19/6) và Nguyễn Thái Học (17/6). Qua ngày 11/7/ 46, Việt Minh đem quân bao vây tiêu diệt các thành phần mới vừa hợp tác mấy hôm trước. Lúc 6 giờ chiều Việt Minh bố ráp trụ sở VNQD tại trường Tiểu Học Ðỗ Hữu Vị, bắt hết đối lập, lục soát báo quán ‘Việt NamÊ kế đó tới vụ dàn cảnh ‘vụ án Ôn Như Hầu’ Ông Hồ biết rõ Việt Minh đã
để lộ chân tướng CS, nên không được Anh, Mỹ cảm tình. Nếu tiếp tục giữ mặt trận Việt Minh, sẽ thất bại trong hội nghị sắp tới tại Fontainebleau, vì thế ông Hồ ra lịnh gấp rút tổ chức một mặt trận khác, để gom hết nhân dân vào một khối, do ông ta và đảng CS nắm chặt, nhưng bên ngoài có tính ‘quốc gia’ hơn. Trần Huy Liệu được căn dặn tổ chức ‘Hội Liên Hiệp Quốc Dân VN’, gọi tắt là ‘Liên Việt’ nhằm mục đích trên. Còn Võ Nguyên Giáp được lịnh ở lại với nhiệm vụ bí mật là khủng bố tất cả người quốc giạ Ông còn ra lịnh cho Giáp ‘hãy hy sinh tất cả để mua thật nhiều súng của quân đội Trung Hoa sắp rút đi’

Thứ hai là vận dụng tất cả khả năng để tiêu diệt những người quốc giạ Thời gian hơn 4 tháng, ông Hồ qua Pháp (chưa có một chuyến công du, thăm viếng thiện chí của bất cứ nguyên thủ quốc gia nào quá lâu như vậy), Trung ương đảng thi hành kế hoạch mật khủng bố, ám sát, thủ tiêu, hoặc bao vây tiêu diệt quân đội QD, Ðồng Minh Hộị Các việc làm nầy phải báo cáo với ông Hồ tại Pháp hàng đêm.

Còn ‘Hội Liên Việt’ tức hội ‘Liên Hiệp Quốc Dân VN’, thì ông Hồ quỷ quyệt rút tên ra, chỉ làm chủ tịch danh dư Ông lừa nhà Nho yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ tịch, để lôi kéo những thành phần quốc gia vào mặt trận. Phó chủ tịch là Tôn Ðức Thắng (CS). Tổng thơ ký là Cù Huy Cận (CS). Các ủy viên là BS Phạm Ngọc Thạch, trước ở Sàigòn là quốc gia, sau ra Hà Nội bi nhuộm đỏ! (Hồi ký Nam Ðình, trang 341). Trần Huy Liệu, ủy viên tổ chức (CS), chỉ một nhân vật không CS, thuộc Công giáo là Ngô Tử Hạ, bị đưa vào làm bình phong và tay sả Tại mỗi làng, mỗi tổng, mỗi tỉnh đều có một ủy ban lãnh đạo mặt trận ‘Liên Việt’ do CS nắm giự Ngày 12/6/46, ông Hồ và phái đoàn tới Biarritz, phía nam nước Pháp, chờ đợi Pháp thành lập chính phủ mới, vì chính phủ Gouin đã độ Tình hình nước Pháp đang rối ren mà ông Hồ nhứt định công du, điều đó chứng tỏ ý đồ thầm kín của ông là muốn lánh mặt khỏi VN, để bọn đàn em tiêu diệt Quốc Dân Ðảng và Ðồng Minh Hộị Gần hai tuần sau, tân chính phủ Bidault được tấn phong.

Sainteny đưa ông Hồ lên Paris. Trong hồi ký ‘Histoire d'une paix manquée’, tác giả Sainteny kể lại: ‘Hồ Chí Minh hai tay run, nói bên tai tôi:

- Anh đừng rời tôi! Thiên hạ đông quá!

Sử gia Philippe Devillers phê bình: ‘23 năm trước, Hồ Chí Minh từ giả Paris như một người bị trục xuất, nay ông ta trở lại đây với tư cách chủ tịch một chính phủ (do
quốc hậu bầu cử gian lận tấn phong), quả thật là một định mệnh’ Ðây cũng là lý do thầm kín để ông Hồ công du qua Pháp, như trả thù lúc ông ta làm bồi tàu, làm bếp khách sạn, bị bạc đãị Rồi các cuộc đón tiếp diễn ra theo nghi thức quốc trưởng: ông đến thăm Khải Hoàn Môn, đền Versailles, Tòa Thị Chính, L'Opera, đài chiến sĩ trận vong... đi tới đâu cũng có đoàn xe mô tô hộ tống và dẫn đường.

* Bí mật thương thuyết thỏa hiệp án, Hội nghị Fontainebleau thất bại

Trong khi chuẩn bị hội nghị Fontainebleau, và trong lúc tiếp diễn (từ 6/7/46 tới 10/9/46), ông Hồ cử người đi đêm thương thuyết với Pháp, chấp thuận nhiều nhượng bộ về quyền lợi cho Pháp, nên tại hội nghị, Pháp giữ lập trường cứng rắn. Hai bên về mặt công khai, không thỏa thuận điều gì, nên thất bạị Lý do là tại ông Hồ muốn dựa vào Pháp, nhưng lại sợ dư luận công khai biết. Mãi đến khi hội nghị sắp kết thúc, đêm 10/9/46, ông Hồ thương thuyết bí mật với các phái viên của văn
phòng chính phủ Bidault. Hai bên đã thỏa thuận trên căn bản nhiều vấn đề, ngoại trừ vấn đề Nam Bô (Chính Ðạo ‘VN Niên Biểu, Tập 1A, trang 347).

Xin nhắc lại chương trình nghị sự của hội nghị Fontainebleau gồm 4 điểm:

1. Thống nhứt VN (Hội nghị đồng ý để có cuộc trưng cầu dân ý quyết định).
2. Vấn đề quan thuế
3. Ðại diện ngoại giaọ
4. Văn hóạ

Ba vấn đề sau, đã được ông Hồ chấp thuận hoàn toàn theo đề nghị của Pháp. Tài liệu lích sử của ông Nam Ðình Nguyễn Kỳ Nam, trang 350 ghi lại như sau:

‘Ngày 11/7/46, phái đoàn Pháp đưa cho phái đoàn VN một văn kiện giải thích ‘Liên Hiệp Pháp’ là một tổ hợp có nhiều xứ liên quan với Pháp mà thôị Còn Liên bang Ðông
Dương là một ‘Hiệp chủng quốc’ Phái đoàn VN phúc đáp ngày 12/7/46: ‘VN nằm trong Liên Hiệp Pháp là một sự hợp tác tự do, bằng nhau về mọi phương diện và quyền lợi Còn VN trong liên bang Ðông Dương tức là VN trong phạm vi kinh tế, tài chánh. ‘Như vậy, về công khai giữa hội nghị, hai phái đoàn khác nhau về lập trường đối với Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp, nhưng trong bí mật, ông Hồ đã chấp thuận tất cạ Như vậy làm sao Pháp nhượng bộ điều gỉ Cùng ngày 12/7/46, để trấn an dư luận, Hồ Chí Minh họp báo, giải thích:

‘Giữa Pháp và VN sẽ có một hiệp ước riêng (tức thỏa hiệp án 14/9/46) mà Pháp phải nhìn nhận nguyên tắc ‘Dân tộc tự quyết’ ‘Còn vấn đề Liên bang Ðông Dương, là vì Ðông Dương gồm có Miên và Lào, nên cơ quan nầy đang hợp tác nhau về mặt kinh tế thôi, chớ đừng lập lại chế độ Toàn quyền trá hình. (sự thật là như vậy).

......Về ngoại giao, Pháp muốn VN chỉ biết có Pháp mà thôị Còn VN thì bảo rằng ‘đã là một nước độc lập, thì VN phải có bộ ngoại giao riêng, trực tiếp với các nước khác. Về chính trị, phái đoàn Pháp bảo rằng ‘đó thuộc về thẩm quyền của chính phủ Pháp, phái đoàn Pháp chỉ biết chuyển nghị án của VN lên chính phủ Pháp mà thôị Trong lúc lập trường hai phái đoàn không đồng ý điểm nào, thì Cao Ủy d'Argenlieu phá hội nghị bằng cách mở hội nghị Liên Bang Ðông Dương tại Ðà Lạt, từ ngày 23/7/46, nhưng mãi đến 1/8/46 mới khai mạc. Phái đoàn VN gồm 3 phần: Nam Kỳ quốc với Ðại tá Nguyễn Văn Xuân làm trưởng đoàn. Ông Nguyễn Văn Xuân bị ông Hồ lấy tên để trong ‘chính phủ lâm thời tự phong’ từ rừng sâu, mà không hỏi ý kiến, cũng chưa từng gặp gỡ, quen
biết (Buổi họp kín của 8 đảng viên CS, ngụy tạo là ‘Quốc dân đại hội Tân Trào’). Thủ đoạn này cũng giống như trường hợp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, ông Hồ chỉ nghe mang máng là thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong, liền ‘chộp’ đại tên ‘Phạm Văn Thạch’ lồng trong danh sách thành viên ‘chính phủ’ Thêm một nhân vật khác là Lê Văn Hiến, mặc dù là CS, nhưng cũng không thuộc phe ông Hồ, đang ở miền Trung, được ông Hồ mượn tên, gọi Lê Quốc Hiến’, để trong danh sách ‘chính phủ lâm thời’, để dư luận hiểu lầm rằng những vị này có vô rừng Tân Trào họp ‘quốc dân đại hội’ Ðó là những sự kiện dối trá, cho tới nay rất ít người biết.

Phái đoàn VN thứ hai là của sắc tộc Chàm, do ông Lưu Ái cầm đầụ Phái đoàn thứ ba của đồng bào Thượng ở vùng Ban Mê Thuột, do Ma Krong (tù trưởng Ê Ðê) và y sĩ Djac Ayun (Chính Ðạo ‘VN Niên Biểu, tập 1A, trang 345).

Như vậy, vùng rừng núi VN, bị Pháp xẻ làm nhiều ‘nước tự trị’, không kể Miên, Làọ Mãi đến ngày 7/9/46, theo hồi ký của Nam Ðình, phái đoàn VN yêu cầu phái đoàn Pháp tạm ngưng những điểm khác, để thảo luận lại các vấn đề ‘kinh tế tài chính, quan thuệ hai phái đoàn trao đổi văn kiện, cùng nhau thảo luận đêm 9 rạng 10/9/46. Hai phái đoàn làm việc suốt đêm, chờ sáng ngày 10/9/46 sẽ thảo ra tạm ước (tức Thỏa Hiệp Án 14/9/ 46).

Ðến khi tái nhóm, phái đoàn VN yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề khác, như yêu cầu Pháp hứa chắc chắn và rõ rệt về ngày giờ và cách thức trưng cầu dân ý ở Nam Bô Pháp không chịu cam kết, VN không chịu ký ‘tạm ước về tài chính, quan thuê’ Thế là hội nghị tan vợ Phái đoàn xuống tàu Pasteur về nước ngày 16/9/46....

Còn Hồ Chí Minh...Sainteny kể lại rằng:
‘HCM rời khách sạn Royal Monceau, xuống Soisy Sous Montmorency, tạm trú tại biệt thự của Aubrac, viện lẽ nên xa Paris vài ngày cho không khí bớt căng thẳng... Nhưng trước khi rời Paris, ngày 14/9/46, Hồ đến viếng Marius Moutet, bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, trao đổi thêm về bản Tạm ước. Hồ Chí Minh cũng có đến thủ tướng Bidault tâm tình rằng:
‘Tôi làm sao ăn nói với các đảng đối lập với tôi, khi tôi vệ tay không?’
‘Mãi đến nửa đêm ngày 14 rạng 15/9/46, Hồ Chí Minh gõ cửa Moutet ở số 19 đường Courcelles, nhằm lúc Moutet còn thức.

- Tôi đến đây bằng lòng ký Tạm Ước (Thỏa Hiệp Án).

Thế là Tạm ước được ký kết giữa Moutet và Hồ Chí Minh trong phòng ngủ của Moutet. ‘Hồ Chí Minh ra về, cùng đi với một thanh tra Pháp, đã đi theo hộ tống từ trước đến naỵ Trong lúc đêm khuya lạnh lẽo, ông Hồ than với viên thanh tra mật thám Pháp:
- Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi!

--------
Dưới đây là nguyên văn ‘Thỏa hiệp án’ hay Tạm ước 14/9/46, được tờ báo Nam Kỳ số ra ngày 23/9/46, đăng lại như sau:

Nguyên văn bản Thỏa Hiệp Án:

Thoa hiep an 14/9/1946 (van ban)


---
Ðọc qua nội dung, chúng ta thấy rõ Hồ Chí Minh nhượng bộ Pháp gần như đầy đủ các quyền lợi như hồi VN còn là thuộc địa của nước Pháp. Ở vào hoàn cảnh lúc đó, người ta mới thấy sự thiệt thòi của VN. Với hiệp ước tạm 14/9/46 hay ‘Tạm ước’ nầy, nước ta chỉ hưởng được những từ ngữ mới ‘Nước VN Cộng Hòa Dân Chủ’, được tự dọ, còn sự thật, người Pháp nắm tất cả mọi ngành, từ chính trị, quân sự, ngoại giao, quan thuế, tiền tê Lý do thầm kín là ông Hồ cần dựa vào Pháp, cần cộng tác với Pháp, để có thì giờ tận diệt người quốc giạ Với đảng CSD lúc đó (dù trên danh nghĩa giả bộ giải tán từ 11/45), nước Pháp không phải là kẻ thù trước mắt. Các đảng Ðại Việt, Quốc Dân Ðảng, Ðồng Minh Hội, Cao Ðài, Hòa Hảo, Trotkyst....tuy là đồng bào ruột thịt, cùng một mục đích tranh đấu giành độc lập, nhưng bị ông Hồ và Việt Minh coi như thù địch không đội trời chung. Ðó là chính sách, đường lối của ông Hồ và mặt trận Việt Minh, rồi Liên Việt.

Vì cần bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản, ông Hồ phải bí mật tiêu diệt tả hữu, từ Trotkyst đến người quốc gia, không cho một mầm mống nào tồn tạị
Trong con mắt của ông Hồ thời đó, nước Pháp bấy giờ là ‘nước Pháp mới’, vì có tổng bí thư đảng CS Pháp Maurice Thorez làm phó thủ tướng chính phụ Trong chuyến đi Pháp lần này, ông Hồ còn đem theo 20 kg vàng, tặng cho báo l'Humanité, cơ quan ngôn luận của đảng CS Pháp, để họ làm cái loa ủng hộ ông ta và đảng CSVN. Vì thế khi vừa đặt chân lên Paris, ký giả Simonne Terry của l'Humanité liền viết một bài ‘l'Oncle Hồ’ (Bác Hồ), để ca ngợi ông tạ Sự thật chính cái ‘nước Pháp mới’ đã đổ bộ vào miền Bắc VN, đưa quân chiếm các vị trí hiểm yếu, đang sẵn sàng đè bẹp các cuộc chống đối của kháng chiến VM. Ðiều này có hại cho dân tộc VN, nhưng có lợi cho riêng ông Hồ và đảng CS của ông tạ

Hồi các năm 1945 - 46, Việt kiều tại Pháp có đoàn kết, nhưng không suy tôn, thờ phụng Hồ Chí Minh như thần thánh, không làm lễ sinh nhựt của ông ta như đảng CSVN
mong muốn. Họ ủng hộ Việt Minh trong chừng mực nào đó, và phản đối ông Hồ trong ‘Thỏa hiệp án 14/9/46’, cũng như Hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/46
.

Xin nhắc lại tình hình của người Việt tại Pháp hồi năm 1946. Khi ông Hồ sang Pháp, thì cộng đồng Việt kiều ở đây khoảng 14.000 người, gồm lính thợ, công binh, một
số ít gia đình, du học sinh có mặt ở Pháp. Cộng đồng Việt kiều có đoàn kết, nhưng không’đoàn kết trong mặt trận VM, không chịu nhận sự lãnh đạo của Việt Minh (Xem
thêm Ðặng Văn Long ‘Người Việt ở Pháp, trang VIII đến IX). Cần phân biệt có hai thứ đoàn kết: Một là ‘đoàn kết trong mặt trận VM’, ‘đoàn kết chung quanh bác Hồ’ Còn đoàn kết theo nghĩa thông thường, để gây sức mạnh, thì lúc đó không còn nữạ Một người có nhiều kinh nghiệm về ‘đoàn kết’ là ông Bùi Tín, viết:
‘Ðoàn kết trong mặt trận Việt Minh, trong mặt trận Liên Việt, hay trong mặt trận Tổ Quốc... có nghĩa là theo sự lãnh đạo của đảng CS, vâng lời đảng CS, chịu mọi sự áp đặt của đảng CS. Nói khác với đảng, cãi lại đảng là ‘vi phạm tinh thần đoàn kết’, là nhằm cách phá vỡ khối đoàn kết, là có tội, có khi tội rất nặng’ (Mặt thật, trang 120). Dù chưa có kinh nghiệm với VM, Việt kiều có lẽ cũng thấy rõ những âm mưu thầm kín của ho Việt kiều chỉ đoàn kết để tranh giành độc lập cho nước VN, nhưng không tranh đấu dưới ngọn cờ của VM, của CS.

Vì lẽ đó, khi vừa tới Pháp, ông Hồ tìm cách phá vỡ khối đoàn kết (không chịu theo VM). Ông tìm cách phá hoại sự đoàn kết của người theo chủ nghĩa quốc gia với những người Trotkyst, tức CS đệ tứ, kẻ thù không đội trời chung của ông Hồ, tức CS đệ tam.

Tại Pháp, ông Hồ không thể dùng chính sách khủng bố để tiêu diệt những kẻ ‘không chịu đoàn kết trong mặt trận VM’ Ông Hồ sử dụng âm mưu về chính trị ‘kêu gọi công binh, Việt kiều’ hãy đoàn kết chung quanh bác Hồ’ Sống lâu trên đất Pháp, người Việt nhiễm tư tưởng tự do, không bị gò bó như dưới chế độ thuộc địạ Họ tố cáo ông Hồ khi thấy ông để lộ gian ý ‘ủng hộ nước Pháp mới’, tức nước Pháp thực dân, chỉ vì có
lãnh tụ CS Pháp làm phó thủ tướng chính phụ Việt kiều cũng tố cáo ‘Liên hiệp Pháp’ chính là đế quốc trá hình mà ông Hồ không ngớt ca tụng.... Bây giờ, ông Hồ đường đường chính chính là chủ tịch nước, do quốc hội bầu cử gian lận (xem ‘Trần Trọng Kim’ Một cơn gió bụi, trang 104) tấn phong.
Ông Hồ tìm mọi cách dựa vào đảng CS Pháp để nhờ họ giúp đợ Khốn nỗi, khi chưa chiếm được chính quyền, đảng CS kêu gọi ‘hãy giải phóng các dân tộc thuộc địa’, giải phóng giai cấp bị bốc lột. Ðến khi Maurice Thorez trở thành phó thủ tướng chính phủ, còn nhiều đảng viên trở thành bộ trưởng,
thì CS Phap liền trở mặt: ‘Cỡ đại Pháp phải được cắm lại trên các thuộc địa’ (Thorez). Báo l'Humanité, cơ quan ngôn luận của đảng CS Pháp, số ra ngày 3/8/44, ủy viên trung ương đảng CS Pháp tuyên bố: ‘Nhân dân Pháp muốn rằng xứ Ðông Dương, cũng như các đại thuộc địa khác, sẽ trở về nước Pháp đầy đủ, không mất một tấc đất nào, để xây dựng một cộng đồng Liên bang Ðại Pháp’ Tháng 1/45, tờ nhựt báo ‘Ce Soir’, cơ quan của đảng CS nhấn mạnh: ‘Là một đại cường quốc, nước Pháp phải được tham gia vào cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Là một đại cường quốc có thuộc địa, nó (Pháp) phải giữ lấy thuộc địa ở khắp nơi và tái chiếm Ðông Dương’ (Ðặng Văn Long, Người Việt ở Pháp 1940 - 1954, trang XII).

Hồ Chí Minh cử ông Trần Ngọc Danh (em ruột Trần Phú) làm đại diện chính thức cho chính phủ tại Pháp từ năm 1946. Ðể lôi kéo những người không thích CS, Danh tuyên
bố ‘Hồ Chí Minh không phải là người CS’ Chưa hết, Danh còn cho in lại bài phỏng vấn của nhà báo Thụy Sĩ, trong đó Hồ Chí Minh nói: ‘Các bạn của VN đừng quá lo ngại,
chủ nghĩa CS không thể nào du nhập được ở xứ tôi’ Rõ ràng chính ông là cán bộ quốc tế cộng sản, đã đem chủ nghĩa CS vào VN từ thập niên 1920, mà bây giờ ông lại phủ nhận điều đọ Quả thật, đây là thủ đoạn của ông Hộ Ông nói láo không ngượng miệng. Nên nhớ khi, còn ở Tân Trào, ông tâm sự với mấy người Mỹ trong toán OSS, đang huấn luyện cho du kích của ông: Ênhững cán bộ lãnh đạo VM, đã bị mật thám Pháp vu cáo là CS’ (Chính Ðạo ‘HCM: Con người . Huyền thoại’, trang 357). Còn trong báo ‘Ðộc Lập’ (tức CS trá hình) xuất bản ngày thứ ba 4/9/45, trong danh sách chính phủ ‘quốc gia’ liên hiệp, ông Hồ: chủ tịch kiêm ngoại giao ‘đảng quốc gia’ (Xin xem tờ báo đính kèm với bài nầy).

Qua thỏa hiệp án nầy, cũng như trong Hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/46, Hồ Chí Minh đã bán rẽ quyền lợi quốc gia dân tộc, kéo dài thêm cuộc kháng chiến, để củng cố quyền lãnh đạo của CS. Chiêu bài ‘độc lập’, ‘tự do’ cũng chỉ là những công cụ tuyên truyền lừa dốị Mặt trận Việt Minh, cũng như người sáng lập ra nó (ông Hồ), chỉ là một cái công ty chuyên môn lừa bịp, khủng bố, đàn áp, nhưng lại ngụy trang trong bộ mặt đấu tranh
‘giải phóng dân tộc’ Ngoài một số trí thức có nghiên cứu về chính trị, biết rõ thủ đoạn của CS, còn đại đa số người dân, hay quần chúng VN, vì chưa có kinh nghiệm,
lại nóng lòng vì độc lập, tự do, nên trở thành viên gạch lót đường cho Việt Minh CS tiến tới mục đích cuối cùng của họ.


* Nhận xét về ‘Thỏa hiệp án 14/9/46’


Khoản thứ 1: VN lúc đó tự nhận là một quốc gia độc lập, có chủ quyền (dù không một nước nào trên thế giới nhìn nhận), mà lại nhường cho Pháp các quyền tự do như chính trong nước của họ là tại saỏ Tạm ước cho phép người Pháp được tự do cư trú, đi lại sinh sống, ngôn luận, văn hóa, có khác nào như Pháp sống trên lãnh thổ của hỏ Ðiều đó có nghĩa là hiện ta đang chiến đấu chống ngoại xâm, tự mình buông khí giới, dùng lời nói, giấy mực... tiến hành đánh Pháp. Lại còn cho Pháp tự do buôn bán, kinh doanh không giới hạn ở nước ta, thì như vậy có khác chi tình trạng một thuộc địa như
trước đâỷ Trong lịch sử, chưa có một quốc gia nào chống ngoại xâm theo kiểu ấỵ

Khoản 2: Việt Nam đồng ý trao trả lại cho người Pháp tất cả xí nghiệp, tài sản...tất cả những thứ mà ta đã tịch thu của Pháp, như vậy là trái với cương lĩnh Mặt Trận VM từ năm 1941. Nói một đàng, làm một nẻọ Hồi chưa chiếm được chính quyền, ông kết án chế độ Pháp tại Ðông Dương: ‘Tại các thuộc địa Pháp, cảnh khốn cùng và đói khát ngày càng gia tăng, nổi uất hận càng dâng cao, tinh thần phấn đấu của nông dân....’ vậy
mà khi đã chiếm chính quyền, ông lại dễ dàng thỏa hiệp với Pháp, nhường cho Pháp đầy đủ các đặc quyền như thời thuộc địa, tại saỏ Ðể Pháp tiếp tục đàn áp, bốc lột để thống trị VN thêm một thời gian nữa, đặng ông ta rảnh tay tiêu diệt đối lập trong chinh phủ liên hiệp?

Khoản 3: Cho Pháp tự do đặt chương trình giáo dục, mở trường học các cấp, dạy văn hóa Pháp không hạn chế, như vậy chủ quyền độc lập của VN ở đâủ Tại sao ông Hồ phải nhượng bộ các quyền lợi cho Pháp như vậỷ

Khoản 4: Khi cần, VN phải ưu tiên mướn chuyên viên của Pháp. Ðiều nầy giống như VC bây giờ buộc các công ty nước ngoài ở VN, phải thuê mướn người do đảng cộng sản giới thiệu là ưu tiên, là một điều kiện không bình đẳng.

Khoản 5: Là nước tự do, nhưng Việt Nam chấp nhận không có tiền tệ riêng, phải xài chung đồng bạc của các xứ liên bang Ðông Dương. Tiền tệ do chính ngân hàng Ðông Dương của Pháp phát hành, chớ không phải của Việt Nam.
Hơn nữa đồng bạc Ðông Dương phải phụ thuộc vào đồng franc (phật lăng) của Pháp. Như vậy đâu còn là một quốc gia tự do như đã khẳng định ở trên.

Khoản 6: Việt Nam nằm trong Liên hiệp Pháp về giao thông, vận tải, có nghĩa là Pháp tự do định đoạt, vì Việt Nam đâu có phương tiện, máy móc tàu bè gị Về ngoại giao,
Việt Nam muốn giao thiệp với ai, phải do Pháp quyết định, như vậy có khác gì thời thuộc địả Tại sao ông Hồ lại chấp nhận cho chính phủ Pháp quyết định vấn đề ngoại giao của ta, trong khi ta không có quyền dòm ngó, can thiệp vào việc ngoại giao của Pháp?

Khoảng 9: Việt Nam phải nhìn nhận cuộc kháng chiến ở Nam Bộ từ ngày 23/9/1945 đến 14/9/1946 là bất hợp pháp, là ‘phá rối an ninh trật tự’ Là người dân Việt Nam, quý
độc giả nghĩ saỏ Việt Nam tuyên bố chống Pháp giành độc lập, nhưng bây giờ ông Hồ hợp tác với Pháp toàn diện, thỏa mãn tất cả yêu sách của Pháp, như vậy ông Hồ phản bội quyền lợi dân tộc hay yêu nước như tuyên truyền? Ðình chiến mà không đặt điều kiện có nghĩa là quân Pháp đi tới đâu ta cũng không được đánh. Việc thả tù binh, theo
định nghĩa ‘tù chính trị’ cũng rất mơ hộ Người Pháp đưa quân đến đây để dàn áp, chém giết nhưng người Việt Nam chống lại, bây giờ lại ‘ân xá’ trong khi cuộc chiến còn tiếp diễn. Ngoài ra Việt Nam cũng như Pháp, phải chấm dứt tuyên truyền ác cảm chính là một sự lừa phỉnh. Ðiều nầy Pháp biết, ông Hồ biết, nhưng cứ giả bộ thành thật để dối gạt lẫn nhau, để ông Hồ có thì giờ khủng bố, sát hại đồng bào, vì yêu nước, tranh dấu giành độc lập như ông, nhưng không chịu ‘đoàn kết trong Mặt Trận Việt Minh’ với ông ma thôị Chiến tranh kiểu gì kỳ cục vậỷ Các quyền tự do mà Pháp hứa cho Việt Nam chẳng qua là một sự rao hàng, phỉnh phờ, nhưng ông Hồ dùng nó làm vốn liếng để tuyên truyền đặng câu giờ để tàn sát những phần tử yêu nước, muốn tranh giành với Việt Minh Trên các sách báo từ năm 1945, Việt Minh luôn tự hào là một quốc gia độc lập ‘nhà nước công nông đầu tiên ở Ðông Nam Á’, nhưng lại chấp nhận tất cả mọi yêu
sách của thực dân như hồi còn là thuộc địạ Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Hồ được mối lợi gì, chẳng qua chỉ là cái bánh vẹ Ðối với ông Hồ, tất cả chỉ là phương tiện, nhưng có điều tất cả những phương tiện của ông Hồ sử dụng đều có hại cho
quyền lợi quốc gia dân tộc quá nhiềụ Chiến thuật có hại cho dân tộc chính là sự phản quốc. Mà ông Hồ dùng các chiến thuật phá nát đất nước, tàn bạo, giết hết người yêu nước, như vậy ông Hồ chính là kẻ phản quốc, chứ không có công trạng gì với đất nước như cộng sản thêu dệt, bịa đặt để khoa trương..

Là cán bộ cộng sản quốc tế thuần thành, ông Hồ thuộc nằm lòng các thủ đoạn của đàn anh. Ông mô phỏng các mánh mung ấy nhưng không nêu xuất xự Bọn đàn em cứ bịa đặt thành tích rồi râm ran ca tụng như thần thánh. Nào ‘Bác vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê vào hoàn cảnh Việt Nam’, nào ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’, sự thật tất cả chỉ là sự bịa đặt. Thủ đoạn ông Hồ bắt tay với Pháp để ký liên tiếp hai hiệp ước sơ bộ 6/3/ 1946 và thỏa hiệp án 14/9/1946, chỉ là sao y mánh khóe của Lenin sau cách mạng 1917 tại Ngạ. Manh khoe ấy là ‘nhịn giặc ngoài để diệt thù trong’ Ðó là lý do Lenin ký hiệp ước Brest-Litovsk vào ngày 3/3/1918. Hiệp ước nầy cũng gần như đầu hàng Ðức Áo, để rảnh tay tiêu diệt kẻ nội thù của đảng cộng sản.
Ông Hồ còn bắt chước chiến thuật ‘tiêu thổ kháng chiến’ của Nga hồi thế chiến thứ hả Tuy nhiên, vì quá nô lệ, ông không phân biệt được chỗ đúng và sả Nga là quốc gia hàn đới, mùa đông cần chỗ trú ẩn, điện nước. Phá hủy nhà cửa, cắt điện nước, tức là làm cho quân địch phải tuyệt vọng vì không thể ‘sống ngoài trời, thiếu điện sưởi ấm và nước để uống. Còn áp dụng tiêu thổ kháng chiến ở Việt Nam, phá dinh thự, nhà cửa, không làm cho Pháp thiệt hại gì cả, vì họ đóng quân ngoài đường, trong rừng, có nước uống. Ðo là sai lầm lớn và tội trạng của ông Hồ và Mặt Trận Việt Minh, vì tới nay, trên nửa thế kỷ qua, khắp nơi trên đất nước, còn nhiều cây cầu bị Việt Minh phá hủy, chưa khôi phục lại được. Còn các tổ chức Mặt Trận Việt Minh, nêu khẩu hiệu lừa bịp ‘Kháng Nhật cứu quốc’, cũng như các tổ chức ‘chiến khu’, ‘quân giải phóng’,
‘cứu quốc’, ‘Việt gian’ tất cả đều là sự rập khuôn, mô phỏng theo tổ chức của Mao Trạch Ðông. Ông Hồ không có bất cứ một sáng kiến gì cạ Lợi dụng thời cơ kẻ địch xâm lăng Việt Nam, Pháp Nhật, ông Hồ và Mặt Trận Việt Minh đeo mặt nạ, lớn tiếng rêu rao ‘giải phóng dân tộc, chiến đấu giành độc lập, tự do’ tất cả đều là sự giả dối, có mục đích chiếm chính quyền, rồi tiến hành đưa đất nước vào quỹ đạo quốc tế cộng sản. Chớp được cơ hội Nhật đầu hàng, Pháp chưa trở lại, Việt Minh từ rừng sâu treo bảng cách mạng, nhảy lên địa vị chính phủ một cách bất hợp pháp, mưu đồ giành lấy chủ quyền độc tôn, để bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra các lân quốc, theo sách lược của cộng sản đệ tam.

Mọi sự nhân nhượng, cấu kết với Pháp qua hai hiệp ước kể trên, không phải do tình thế bắt buộc:
đó là sự dự mưu đã được ông Hồ phác thảo từ lúc mới chuẩn bị cướp chính quyền. (Tưởng Vĩnh Kính, Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc, Thượng Huyền dịch, tr. 371-)
‘Ông Hồ thà nhường cho Pháp tiếp tục thống trị Việt Nam thêm một thời gian, chứ không muốn cho các dẳng phái Việt Nam khác, đứng ra lãnh đạo một nước Việt Nam
độc lập’, Ðó chính là ý đồ thầm kín của ông Hộ Các hành động của ông lúc nầy (1946), chỉ xoay quanh ý đồ cộng sản độc chiếm chính quyền mà thôị Ông Hồ gặp gỡ kiều bào trên đường vệ

Khi hay tin Hồ Chí Minh sẽ ghé thăm và nói chuyện về hiệp ước 14/9/ 1946, kiều bào Việt Nam tổ chức cuộc đón tiếp ngày 17/9/1946. Lúc đó ở Pháp, có tin đồn chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sẽ bị ám sát trên đường về nước (Ðặng Văn Long, người Việt Ở Pháp, tr. 117). Ðiều nầy đã chứng tỏ thái độ bất mãn của Việt kiều với ông Hộ Trên đường xuống Toulon về nước, ông Hồ qua sân vận động, là chỗ 3000 Việt kiều tập họp để chào đoán phái đoàn. Ông Hứa Văn Nên đọc diễn văn, bày tỏ sự băn khoăn thắc mắc của kiều bào đối với hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và thỏa hiệp án 14/9/1946. Lý do chính phủ nhượng bộ cho Pháp quá nhiều, gần như đầu hàng. Ông Nên nói:

‘Chúng tôi không chống đối việc thương thuyết, nhưng thấy chủ tịch nhường cho Pháp quá nhiều quyền lợi về kinh tế, chánh trị, hơn cả hiệp ước sơ bộ 6/3/1946.’
Ðáp lại thái độ của công binh và của Việt kiều hồi ấy, Hồ Chí Minh không một lời nói đến sự lo ngại của công binh, mà bắt đầu bằng một sự kiện khác:

‘Hội nghị Fontainebleau tuy không thành công, nhưng là một thắng lợi của phái đoàn quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòạ Không thành, nhưng hội nghị Fontainebleau là
một thắng lợi của nhân dân ta, thắng lợi của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp thế giới’ ‘Thay mặt chánh phủ và quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do toàn dân bầu cử (chỗ nầy sai, chỉ có miền bắc và vài tỉnh Trung kỳ, mà bầu cử gian lận), tôi khuyên kiều bào là công việc chánh trị để cho những người chuyên môn giải quyết, kiều bào hãy cố gắng chăm lo học lấy một cái nghề tinh xảo, để góp vào việc kiến thiết quốc giạ Ðất nước chúng ta cần đến những người con có nghề nghiệp tinh xảọ
‘Tôi nhắc lại một ý kiến mà kiều bào đã biết là nước ta như người có ruộng mà không có thóc, nước Pháp là người có thóc mang sang trồng ở ruộng ta, đến vụ gắt hái đem chia đôi, hai bên cùng có lợi, có phải như thế không? Kiều bào hiểu chưả’ Không một tiếng trả lờị Hồ Chí Minh nhắc lại ‘Kiều bào hiểu chưả’ Hơn 3000 người im phăng phắc, ngoài một tiếng phía gần cuối hàng vụt lên ‘hiểu rồi’ Ðó là tiếng nói của
một công binh Cơ ngoại hạng tên Nguyễn Văn Trọ’ (Ðặng Văn Long, sđ. tr. 117).

Còn tờ báo Nam Kỳ, số ra ngày thứ hai 23/9/1946, vừa binh vực Pháp, vừa khen ông Hồ như sau:

‘May thay, ở phương Bắc, còn có người biết quý sinh mạng của thanh niên Pháp và Việt Nam, còn có người biết nhân nhươnĩg, còn có người biết cố gắng, còn có người chịu khó tìm hiểu nhau, người đó là cụ Hồ Chí Minh, ông Vũ Hồng khanh và ông Saintenaỵ ba ngươi đã ký hiệp ước Pháp Việt ngày 6/3/1946’

Nhưng cùng với sơ ước 6/3/1946, thuyết chia rẽ ra đời, làm cho cuộc xung đột Pháp Việt kéo dài ở Nam bộ ‘Hội nghị Ðà Lạt. hội nghị Fontainebleau không thành, người ta đã tưởng tượng tới cảnh núi xương sông máu cùng khắp non sông nước Việt. Song vẫn có người sáng suốt thấy xa, vẫn có người thành thật muốn hiệp tác và chấm dứt cuộc đổ máu tai hại cho cả đôi bên, nên đồng ý ký hiệp ước tạm thời 15/9/1946 (nguyên bản)
để cứu vãn tình hình nghiêm trọng, chấn chỉnh nhân tâm, phục hưng kinh tế trong khi chờ sang năm 1947, ký một hiệp ước vĩnh viễn. Người đó lại là cụ Hồ Chí Minh với
ông Bidault, thủ tướng Ðệ tứ cộng hòa Pháp....’

Chắc chắn lời khen nầy không giá trị, vì chỉ cuối năm, chiến tranh bùng nộ Hai bên Pháp và Việt Minh đều bịp lẫn nhau, nhưng giả bộ như thật, để chuẩn bị mở rộng chiến tranh. Chỉ có người quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc bị thiệt thòị Lý do, ông Hồ tạm hòa với Pháp, để tiêu diệt người cùng đoàn kết với mìnhtrong chính phủ liên hiệp. Ðó là ý đồ thầm kín của ông Hồ và thực dân Pháp.

Còn dưới đây là ý kiến của một nhân chứng thời cuộc, đã tham dự vào Mặt Trận Việt Minh, chúng ta càng thấy rõ thủ đoạn của ông Hồ:

‘Làm thế nào biết được khi ông ta (Hồ) lầm lũi trong đêm khuya đến nhà riêng xin ký với Marius Moutet? Làm thế nào biết được khi ông ta (Hồ) cho Pháp tất cả mọi điều Pháp muốn, từ đồng bạc đến nền ngoại giao, khi một người đàn bà vô học, cứ van lạy không thôi, cũng đòi lại đôi chút quyền lợi, nhiều hơn tạm ước 14/9’
(Nguyễn Kiên Trung, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, tr. 79).

Thắng lợi tại quê nhạ

Như trên đã nói, ông Hồ và hai đoàn dân biểu, bộ trưởng vừa thành lập chính phủ, đã kéo rốc sang Pháp, kể chủ tịch mới được tấn phong. Công việc nước nhà bề bộn: Pháp đưa quân chiếm đóng các tỉnh miền bắc, chiếm các vị trí hiểm yếụ Nội bộ Việt Nam cũng rối ren không kém. Các đảng còn tranh chấp nhau, tố cáo lẫn nhau vì chánh phủ nói một đàng làm một nẻọ Nước Pháp cũng rối ren, chưa sẵn sàng đón tiếp quốc khách công du . Tuy vậỵ, ông Hồ vẫn cứ đi, đi cho vắng mặt tại Việt Nam. Ông đã có mưu đồ thầm kín. Các bo trưởng của chính phủ mới cũng đi để khỏi thấy cảnh đồng viện, đồng bộ trưởng ở nhà đang bị sát hại bởi cái chính phủ mà họ đang tham giạ

Vừa về tới Hà Nội, Hồ Chí Minh họp báo tuyên bố ‘Chúng tôi quyết đoạt được độc lập, nhưng chúng tôi cũng quyết định sống trong Liên Hiệp Pháp (đế quốc trá hình). Nước Pháp yêu chuộng dân chủ và tự dọ Không lý do nào mà Pháp từ chốị Tôi dám cam kết rằng chính phủ Pháp đã có ý định thi hành nghiêm chỉnh tạm ước vừa ký kết’ Chỉ 3 tháng sau, Pháp tấn công toàn diện!

‘Tạm ước nầy rất cần thiết, tiện sự giao hảo giữa hai nước Pháp Việt, trước khi hội nghị tháng giêng tới đâỵ’ (Nam Ðình, tài liệu lịch sử, tr. 364)

Rõ ràng lời tuyên bố của ông Hồ đều hoàn toàn xảo trạ Các sự kiện xảy ra sau đó mấy tháng đã chứng minh sự thật.

Về tới Hà Nội, điều đầu tiên ông Hồ hài lòng là tất cả nhân vật thuộc các đảng quốc gia tham dự chính phủ liên hiệp đều bị loại: kẻ bị giết, người bị bắt cóc thủ tiêu, người bị giam cầm nơi kín đáo, còn người nhanh chân thì đã vượt biên sang Trung Hoạ Bây giờ Việt Minh một mình một chơ Ðảng Dân Chủ vẫn được giữ lại làm bình phong để Việt Minh ngụy trang trong đọ Như vậy, ông Hồ phải lập chính phủ mới với các thành phần mới trong Mặt Trận Liên Việt, tổ chức cộng sản trá hình thứ hai, để thế giới không thấy rõ cả chính phủ đều là cộng sản!

Vì thế quốc hội nhóm càng sớm càng tốt. Ông Hồ âm thầm ra lịnh triệu tập quốc hội vào ngày 28/10/1946.

Trước ngày nhóm quốc hội, Võ Nguyên Giáp bố ráp một lần nữa, bắt hết cán bộ của những đảng đối lập, nên từ ngày 23 đến 27/10, có hơn 200 người ‘tình nghi đối lập’ bị bắt và bị thủ tiêu như Vũ Ðình Chí, biên tập viên báo Việt Nam (Quốc Dân Ðảng), thường viết bài xã thuyết chống Việt Minh, chống lập trường của chính phụ

Sau đợt nầy, không còn dối lập nữạ Ðúng ngày 28/10/1946, quốc hội nhóm tại nhà hát lớn. Lần nầy chỉ còn 210 dân biểu hiện diện, 70 dân biểu đối lập thì lớp bị thủ tiêu, hoặc đang trốn, nay còn lại không quá 20 người và cũng ngã theo Việt Minh.

Ba ngày đầu, không có gì quan trọng. Ngày thứ tư 31/10/1946, Hồ Chí Minh ra trước quốc hội trình bày những hoạt động của chính phủ từ 6 tháng nay, để rồi từ chức, ông viện lẽ ‘tình hình biến chuyển, cần có một chính phủ mạnh mẽ hơn để đối phó mọi biến
cộ’ ‘Quốc hội hoan nghinh (vì toàn thể đều là Việt Minh của ông Hồ), rồi biểu quyết tặng Hồ Chí Minh danh hiệu ‘công dân thứ nhứt Việt Nam’, đồng ý giao cho Hồ Chí Minh lập chính phủ khác. Ba ngày sau (3/11), Hồ Chí Minh lại ra trước quốc hội trình thành phần chính phủ mới:

- Hồ Chí Minh: chủ tịch kiêm ngoại giao, Vài ngày sau, Hoàng Minh Giám được cử làm thứ trưởng.
- Võ Nguyên Giáp: bộ quốc phòng
- Tạ Quang Bửu: thứ trưởng quốc phòng.
- Huỳnh Thúc Kháng: bộ nội vu
- Hoàng Hữu Nam: thứ trưởng nội vụ
- Phạm Văn Ðồng: thứ trưởng kinh tệ


Chắc quý độc giả cũng thấy vắng các vị như Nguyễn Tường Tam (VNQÐ), Nguyễn Hải Thần (Ðồng Minh Hội), Vũ Hồng Khanh. Cả ba đã trốn sang Tàu!
Còn bác sĩ Trương Ðình Tri (Ðồng Minh Hội) cũng bị loại ra khỏi hàng ngụ Nghiêm Kế Tổ thì tự ý rút lui vì hiểu rõ tâm địa cộng sản. Ðó là bề mặt. Quyền hành thực sự nằm
trong tay Tổng bộ Việt Minh, tức trung ương đảng Cộng Sản: đó là các ông Hạ Bá Cang, Trần Huy Liệu, Trường Chinh, Trần Ðăng Ninh.

Bước thứ nhất đã đựơc ông Hồ thực hiện: loại tất cả đối lập trong chính phụ Có điều ông khéo ngụy trang: vắng mặt để Giáp ngụy tạo tội trạng, tấn công các đảng quốc giạ Việt Minh truy đuổi họ đến tận biên giới Lào Cay hay Lạng Sơn để thực hiện việc
‘Việt Minh độc chiếm chính quyền, không chia xẻ với bất cứ ai’

Sách Hồ Sơ Ðệ Tứ Việt Nam thuộc Tủ sách Nghiên Cứu Paris 2000, trang 13 viết ‘Cũng đi từ quan niệm độc quyền lãnh đạo, ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã mở cuộc diệt trừ tả hữu từ Trotkyst đến quốc gia, không cho một mầm mống nào đối lập có thể trồi lên được’ Trước đó mấy tháng, cuối năm 45 đầu 46, chính ông Hồ van nài các đảng đối lập ‘hợp tác tịnh thành với Việt Minh’, bây giờ chính ông triệt hạ họ
một cách tàn bạọ ’Ðoàn kết’ thực tế là như vậỵ

Theo chủ trương che giấu sự thật lịch sử, bưng bít các hành động phản bội và phản quốc của mình, ông Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ dám cho đăng lại toàn bộ nội dung các bản hiệp ước: hiệp ước sơ bộ 6/ 3/1946, thỏa hiệp án 14/9/1946.

Bản chúng tôi có trong tay do báo Nam Kỳ, thân Pháp, không phải của Việt Minh ở Saigon, đăng lạị Ðiều nầy cũng giống như việc đảng cộng sản Việt Nam đã ký kết hai
hiệp ước bán nước, dâng đất, lãnh hải cho Trung Cộng mới đây.

---

http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/Collection4/HuaHoanh4001.htm

--------------

sau đây là "lý giải " cs:
TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP 14.9.1946:

tạm ước do chủ tịch Hồ Chí Minh kí với bộ trưởng Pháp Mutê tại Pari. Nội dung chính: ngừng bắn ở Nam Bộ từ 30.10.1946; hai bên cam kết tôn trọng các quyền tự do dân chủ; Pháp sẽ thả những người yêu nước Việt Nam bị bắt giữ; hai bên sẽ quyết định thể thức về trưng cầu dân ý ở Nam Bộ; Việt Nam sẽ trả lại các tài sản của người Pháp đã bị tịch thu, sẽ tôn trọng tài sản và cơ sở kinh tế của người Pháp và cho phép họ hưởng các quyền tự do tương tự như các công dân Việt Nam kể cả quyền tự do kinh doanh và sẽ ưu tiên sử dụng các cố vấn và chuyên gia Pháp; Việt Nam sẽ cho phép các cơ quan giáo dục, khoa học Pháp được tự do hoạt động, trả lại Viện Paxtơ ở Hà Nội cho Pháp; Việt Nam đồng ý coi đồng bạc Đông Dương là đồng tiền duy nhất cho toàn Đông Dương và đồng ý sẽ lập một liên minh hải quan với các thành viên khác của Liên bang Đông Dương; hai bên sẽ tiếp tục đàm phán trước 1.2.1947 để đạt tới một hiệp ước dứt khoát. Tạm ước 14.9 đã làm cho nhân dân Pháp và thế giới thấy rõ thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Mặc dù phải nhân nhượng thêm về quyền lợi kinh tế, văn hoá... cho Pháp, song Việt Nam đã kiên trì quan điểm độc lập trong Liên hiệp Pháp, tiếp tục ngừng bắn, cam kết quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ, khẳng định đàm phán sẽ tiếp tục. Đặc biệt, việc kí Tạm ước 14.9 đã tạm thời tránh được cục diện chiến tranh và giúp Việt Nam tranh thủ thêm thời gian mặc dù không nhiều để chuẩn bị đi vào cuộc kháng chiến lâu dài; mặt khác tạo điều kiện để Hồ Chủ tịch và Đoàn Việt Nam về nước an toàn. Nhưng chỉ vài tháng sau, chiến tranh xâm lược của Pháp đã mở rộng ra cả nước Việt Nam.
http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=131DaWQ9NDkzMCZncm91cGlkPTQma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=1

=======
tham khao:

Hiep Uoc So Bo 6/3/1946 (van ban)
Tim hieu Su that ve bac Ho & dcsvn
Tủ Sách Nghiên Cứu
tusachnghiencuu@yahoo.com. Tủ Sách Nghiên Cứu là nơi thu thập những tài liệu về Phong Trào và Lịch Sử Cách Mạng Lao Động Việt Nam với cái nhìn độc lập, ...

Aucun commentaire: