1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 26 janvier 2007

Ho Chi Minh - Con duong Quyen Luc.

Hồ Chí Minh - Con Đường Quyền Lực.

Nguyễn Quang Duy 9/19/2006

Hồ Chí Minh - Con Đường Quyền Lực.
Nguyễn Quang Duy
2/9/2006, Canberra, Úc Đại Lợi
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ chí Minh "... đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lenin và các vị cách mạng đàn anh khác (như Stalin) ..." (trích Di chúc Hồ chí Minh)
Qua di chúc Hồ để lại, người đọc thấy rõ cho đến chết ông vẫn quyết tâm mang sinh mạng dân Việt ra để hoàn thành nhiệm vụ do quốc tế cộng sản giao phó. Ngay đầu di chúc, Hồ tuyên bố "Cuộc chống Mỹ, cứu nước cuả nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nưã,...", nhưng ông kiện định "...là người suốt đời phục vụ cách mạng" rồi ông "... tự hào với sự lớn mạnh cuả phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,...", cuối di chúc ông tự hào và ao ước "... góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ".
Ngày 2 tháng 9 cũng là một ngày quan trọng trong đời Hồ. Là ngày Hồ đạt đến đỉnh cao của quyền lực. Năm 1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước hằng trăm ngàn người đang khao khát tự do độc lập, Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Duyệt xét con đường đưa Hồ đến quyền lực, người viết mong đặt lại cách nhìn và giải đáp phần nào các câu hỏi như động cơ nào thúc đẩy Hồ gia nhập Quốc tế cộng sản (QTCS), gia nhập lúc nào và đã đóng góp những gì cho QTCS.
Quốc tế cộng sản
Các đảng cộng sản đều lấy chủ nghĩa Marx Lenin làm nền tảng và định hướng để xây dựng đảng và nhà nước cộng sản. Chủ nghiã Marx là một chủ nghiã quốc tế. Theo Marx giai cấp vô sản toàn thế giới phải đoàn kết lại để lật đổ sự thống trị cuả giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền và xây dựng chuyên chế vô sản. Để thực hiện, năm 1864, Marx và Engels đã thành lập Liên minh công nhân quốc tế còn được gọi là Đệ nhất quốc tế. Nhưng do nội bộ thiếu đồng thuận, tổ chức này đã tự giải tán vào năm 1876.
Đến năm 1889, nhiều đảng xã hội châu Âu và châu Mỹ đã họp lại và thành lập Liên minh quốc tế các đảng xã hội còn gọi là Đệ nhị quốc tế. Cương lĩnh cuả tổ chức này là đấu tranh cho quyền lợi cuả giai cấp công nhân thông qua nghị trường một cách hợp pháp và hợp hiến. Điều này đã bị Lenin công kích cho rằng các đảng xã hội theo đường lối cải lương, cơ hội chủ nghĩa, thoả hiệp làm tay sai cho giai cấp tư sản, phản bội giai cấp công nhân, phản cách mạng ...
Lenin cũng cho rằng cách mạng vô sản sẽ bắt đầu từ nước Nga thông qua đấu trang bằng bạo lực cướp chính quyền. Để thực hiện, Lenin chủ trương xây dựng "đảng kiểu mới" mang hình thức hội kín cuả các cán bộ cách mạng chuyên nghiệp. Những cán bộ này sẽ dùng mọi phương tiện thủ đoạn để lật đổ chế độ Nga hoàng thiết lập chuyên chế vô sản. Lenin đã bí mật xây dựng đảng Bolshevik bên trong đảng xã hội dân chủ Nga.
Sau khi Nga hoàng bị lật đổ, một Quốc hội lập hiến đã được thành lập. Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo chỉ chiếm thiểu số 175 trong tổng số 707 đại diện. Nhưng bằng tẩy chay và bạo lực, Lenin và những người Bolshevik đã giải tán Quốc hội lập hiến để thành lập một chính quyền Sô-viết.
Ngay khi nắm được chính quyền, Lenin đã bắt đầu xuất cảng cách mạng vô sản. Lenin cho cán bộ xâm nhập các đảng xã hội Âu Mỹ. Những cán bộ này là hạt nhân phân hóa các đảng xã hội và sưả soạn xây dựng các đảng cộng sản. Năm 1919, Quốc tế cộng sản (QTCS) còn gọi là Đệ tam quốc tế đã chào đời tại Nga.
Cương lĩnh của QTCS buộc các đảng cộng sản tại mỗi quốc gia phải là một đảng bộ trực thuộc QTCS. Tất cả thành phần lãnh đạo, lý thuyết, chính sách, phương cách tổ chức, huấn luyện, tài trợ ... cho QTCS đều xuất phát từ đảng cộng sản Nga. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nền tảng sinh hoạt của các đảng cộng sản. Nghiã là các đảng bộ cộng sản phải triệt để tuân theo mệnh lệnh QTCS. QTCS lại theo lệnh cuả ĐCS Nga. ĐCS Nga được chỉ huy bởi một nhóm người do Lenin trực tiếp chỉ đạo.
Trong thời gian này nhiều quốc gia Á, Phi và Mỹ châu đang bị thực dân Âu châu cai trị. Mặc dầu tầng lớp công nhân công nghiệp tại các quốc gia bị thuộc điạ gần như chưa ra đời. Lenin đã nhận ra các quốc gia thuộc điạ vừa cung cấp nguyên nhiên liệu, vừa tiêu thụ hàng hoá, vừa có nguồn nhân lực dồi dào sẵn sàng phục vụ khi chiến tranh xảy tới. Dân thuộc điạ lại mang một khát vọng đấu tranh giành độc lập cho quốc gia cho dân tộc.
Nước Nga thì vừa bị các quốc gia tư bản bao vây, vừa cần mở rộng cách mạng vô sản. Với đôi mắt thực dân mới Lenin đưa ra sách lược chính trị buộc các cán bộ cộng sản phải lợi dụng lòng yêu nước cuả các dân tộc bị thuộc điạ. Sách động các dân thuộc địa nổi dậy cướp chính quyền, thiết lập chuyên chế vô sản rồi ra nhập QTCS. Với sách lược này ĐCS Nga đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo, tài trợ ... các cán bộ cách mạng chuyên nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc tế. HCM là cán bộ đầu tiên được huấn luyện để gởi về xây dựng cách mạng cộng sản tại Đông Nam Á.
Hồ đã nắm vững và công khai ủng hộ sách lược này. Trong phiên họp thứ 8, Đại hội 5 QTCS, 23/6/1924, HCM đã phát biểu: "Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghiã đang tập trung ở thuộc điạ hơn là chính quốc. Các thuộc điạ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghiã đế quốc. Các thuộc điạ trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa." (HCM toàn tập, tập 1 trang 274 - trích lại từ LP, chương 2, chú thích 29)
Hồ chỉ rõ nguyện vọng đựơc mang sách lược này áp dụng cho dân tộc Việt Nam. Trong báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ ông đã viết : "Giờ đây người ta sẽ không làm gì được cho người Annam nếu không dưạ trên các động lực vĩ đaị, và duy nhất của đời sống xã hội của họ. Khi chủ nghiã dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm rồi, phần lớn thế giới sẽ Xôviết hóa và lúc đó, nhất định chủ nghiã dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế. Trong khi chờ đợi, chủ nghiã dân tộc sẽ quấy rối chủ nghiã đế quốc Pháp và bằng việc này, Quốc tế cộng sản sẽ được lợi trực tiếp." (HCM toàn tập, tập 1 trang 466-467 - trích lại từ LP, chương 5)
Stalin tiến thêm một bước biến đảng và nhà nước cộng sản Nga, thành các tổ chức ngoại vi cuả cơ quan mật vụ. QTCS chỉ là mặt nổi cuả cơ quan tình báo Nga (Intercenter - Mainburea). Khi đã đủ mạnh Stalin cho giải tán QTCS. Một mặt dùng quân sự để xâm chiếm nhiều quốc gia Đông Âu. Mặt khác, viện trợ quân sự, cố vấn, kinh tế,... cho các nhóm phiếm loạn khủng bố và phá hoại công cuộc xây dựng đất nước cuả các quốc gia không cộng sản. Trong vai trò cuả cường quốc quân sự các lãnh đạo cộng sản sau này tiếp tục nhiệm vụ xuất cảng cách mạng vô sản bằng bom đạn Sô-viết.
Hồ chí Minh chọn làm quan cách mạng
HCM tên thật là Nguyễn sinh Cung con phó bảng Nguyễn sinh Sắc, tri huyện Bình Khê, Bình Định. Theo các án liệu, vì uống rượu say Sắc dùng roi đánh phạt phạm nhân Tạ Đức Quang đến chết. Gia đình Quang kiện. Sở mật thám Pháp cho điều tra và kết tội Sắc ngộ sát khi đang say rượu. Hội đồng nhiếp chánh Huế ra quyết định sa thải cụ.
Bà Nguyễn thị Thanh, chị ruột HCM, cũng đã khai với mật thám Pháp cha bà thường say rượu và đánh đập bà vì thế bà đã không thể sống cạnh cha mình. Do mẹ mất sớm, một mặt HCM thiếu tình thương và sự giáo dục cuả mẹ. Mặt khác, thời ấu thơ Hồ phụ thuộc vào cụ Sắc nên cũng khó tránh được những trận đòn khi cụ đã quá say. Cùng thời với Hồ có Hitler và Stalin là hai người cũng bị các ông bố nát rượu đánh đập đối xử tàn tệ. Như Hitler và Stalin, thói gian hùng, tôn thờ bạo lực ... của Hồ đã tiềm ẩn từ thời ấu thơ.
Hồ theo cha vào Huế học trường Quốc học, rồi lại theo cha ra Bình Định học. Năm 1910, khi cha bị sa thải, ông phải bỏ học vào Nam tự lập.
Vào Sài Gòn, ông đã xin làm phụ bếp cho tàu La Touche Tréville để sang Pháp. Năm 1911, khi vừa đặt chân đến Pháp, dứơi tên Paul Nguyễn Tất Thành, ông viết đơn gởi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc Điạ xin vào học nội trú tại trường Thuộc điạ. Quan điểm cuả ĐCSVN trường Thuộc điạ là nơi chuyên đào tạo bọn Việt gian tay sai cho thực dân Pháp. Đơn xin vào trường Thuộc Điạ đã bị từ chối vì nhà trường chỉ trực tiếp tuyển sinh từ các quốc gia thuộc điạ.
Không được vào Trường Thuộc Điạ, lại ít học (chỉ vừa tốt nghiệp tiểu học), ông phải tiếp tục theo tàu La Touche Tréville đi khắp năm châu. Sống và làm việc tay chân ở Mỹ và Anh một thời gian trước khi quay trở lại Pháp. Do phải vật lộn với cuộc sống hải hồ, ông đã tự trang bị cho mình một kinh nghiệm sống để dễ dàng gia nhập và hoạt động trong hội kín cuả các "cán bộ" cách mạng vô sản. Những người được huấn luyện sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt quyền lực.
Trong một lá thơ từ Mỹ gởi về cho Khâm Sứ Pháp tại Huế, HCM đã viết: "... , tôi dám xin Ngài vui lòng thuận cho cha tôi một công việc như là thừa biện ở các Bộ hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để, dưới tấm lòng nhân hậu cao cả của ngài, ông ấy có được kế sinh nhai." (LP, chương 1) Trong các tài liệu lưu trữ cuả mật thám Pháp có lời khai của Bùi quang Chiêu khai đã gặp học trò cũ là Nguyễn sinh Sắc. Sắc cho biết rất buồn vì đã bị triều đình Huế bãi chức cuộc sống rất vất vả, và Sắc đã nói "một ngày nào đó tôi sẽ làm quan trở lại". (LP, chương 1) Mật thám Pháp còn nghi ngờ cụ Sắc đã gia nhập Thiên Điạ Hội một tổ chức giang hồ hoạt động trong nhiều quốc gia Á châu. (LP, chương 1)
Hồ đã được cha giáo dục tiến thân bằng đường quan nghiệp. Không may vì hạnh kiểm cuả người cha, và vì hoàn cảnh ít học nên không thể trở thành một quan lại phục vụ chính quyền thực dân Pháp. Ông đã tự chọn cho mình con đường làm "quan" cách mạng vô sản thế giới.
Quan cách mạng là từ mà HCM thường thân thiết gọi các thuộc hạ. Nguyện vọng cuả Hồ là xây dựng thành công một nhà nước "phong kiến đỏ". Nhà nước hiện đang cầm quyền tại Việt Nam.
Đảng viên đảng xã hội Pháp rồi đảng cộng sản Pháp ...
Từ năm 1913, HCM sống ở Luân Đôn, ông làm phụ bếp cho khách sạn Carlton. Ngoài giờ làm việc HCM hoạt động cho Liên hiệp công nhân hải ngoại, một tổ chức chống thực dân do công nhân Hoa và Ấn kiều thành lập ở Luân Đôn. (HVC, chương 3 trang 26)
Năm 1917, Nga hoàng bị đảo chánh và sau đó đảng Bolshevik cướp được chính quyền. Biến cố này ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức công nhân, các tổ chức tả khuynh ... và cá nhân khuynh tả như Hồ. Đây cũng có thể là lý do thúc đẩy việc Hồ trở về Paris hoạt động.
Nhằm mục đích tuyên truyền, nhiều tài liệu về cuộc đời của Hồ được chính Hồ và ĐCS ngụy tạo. Như việc Hồ tìm đến chủ nghiã cộng sản và gia nhập đảng cộng sản vào những năm đầu của thập niên 1920. Những nhà nghiên cứu thường chấp nhận thay vì đặt vấn đề là Hồ đã được đảng Bolshevik thâu nạp từ trước. Nhiệm vụ Hồ là xâm nhập đảng xã hội Pháp, phân hoá đảng này, lôi kéo các đảng viên khuynh tả, đẩy đến việc thành lập đảng cộng sản Pháp.
Qua sinh hoạt chính trị, Hồ đã thấy rõ khó khăn then chốt cuả các tổ chức chính trị là vấn đề tài chánh. Các nhà ái quốc Việt và các tổ chức quốc gia đều lấy sức mình và sức đồng bào làm chính nên lần hồi lâm vào những khó khăn tài chánh. Trong khi đó thì đảng Bolshevik vừa cướp được kho tàng cuả nhiều triều đại Nga hoàng tích lũy. Họ dùng kho tàng này để mở rộng cách mạng vô sản ra toàn thế giới. Họ ưu tiên thâu nạp và tài trợ các cán bộ ngoại quốc phục vụ cho công tác này.
Việc ngay khi trở về Pháp, Hồ đã có khả năng tài chánh để hoạt động chính trị toàn thời, có tài chánh để chi tiêu cho các hoạt động chính trị, rất nhanh chóng gia nhập và có ảnh hưởng trong các tổ chức tả khuynh Pháp, ... Những dữ kiện trên bắt người viết phải đặt lại vấn đề về thời điểm Hồ đã được ĐCS Nga thâu nạp.
Về đến Pháp, Hồ cùng làm việc với ông Nguyễn thế Truyền một người nổi tiếng trong giới "khuynh tả" tại Pháp. Ông Truyền đã giới thiệu Hồ với nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc hội Nhân quyền và đảng Xã hội tại Paris như Léon Blum, Marcel Cachin, Marius Moutet, ... Và đến một nhóm các nhà ái quốc đến từ các thuộc điạ khác của Pháp đang sống tại Paris. Nhóm này liên kết và thành lập Hội Liên hiệp thuộc điạ và xuất bản một tờ báo lấy tên là Le Paria.
Trước khi ông Hồ về lại Pháp, năm 1916 hai ông Phan chu Trinh và Phan văn Trường đã lập ra nhóm những người Annam yêu nước, lấy một tên chung Nguyễn ái Quốc. Tên này sau đó đã bị Hồ lấy làm bút danh riêng, mặc dù khả năng viết bằng Pháp ngữ của ông rất kém.
Nhiều người đã biết đến HCM như Nguyễn ái Quốc, qua việc tháng 6 năm 1919 ông đã mang tới hội nghị Versailles, định đưa cho tổng thống Woodrow Wilson bản "Yêu sách của Nhân Dân Việt Nam". Các yêu sách bao gồm đòi tự trị, tự do dân chủ, ân xá các chính trị phạm, bình đẳng Pháp Nam, hiến pháp cho Annam, bỏ thuế muối và bỏ việc bắt dân tiêu thụ rượu. Lính Pháp không cho ông vào gặp tổng thống Wilson. Sau đó, những yêu sách này đã được đăng trên tờ Việt Nam Hồn, được đưa về Việt Nam và làm chấn động dư luận ở Việt Nam. Pháp cho đòi Nguyễn aí Quốc ra trình diện. Cụ Phan đã đồng ý để Hồ đại diện nhóm ra gặp giới chức Pháp. Thực ra, bản yêu sách là góp ý cuả toàn nhóm Nguyễn ái Quốc, Phan văn Trường soạn Pháp ngữ, Phan chu Trinh chuyển ra Hán văn và HCM được giao cho viết văn vần chữ quốc ngữ...
Hồ rất quan tâm đến các sinh hoạt quốc tế. Hồ gia nhập đảng xã hội Pháp, viết bài cho tờ La Populaire, cơ quan ngôn luận cuả đảng. Ông ủng hộ giải pháp đấu tranh dùng bạo lực cách mạng. Ông tham gia trong các hoạt động của Ủy ban quốc tế III, đi quyên tiền cứu trợ nạn đói tại Nga, rải truyền đơn chống lại sự can thiệp quân sự của chính phủ Pháp vào nước Nga. Các hoạt động cộng sản của ông đã được các nhà ái quốc Việt góp ý. Một báo cáo cuả mật thám "Edouard" đề ngày 20/12/1919, nói rõ đã có nhiều bất đồng chính kiến về phương cách đấu tranh giữa Phan chu Trinh và Hồ chí Minh.
Hồ vận động để được tham dự đại hội đảng xã hội Pháp ở Tour năm 1920. Tại đại hội này Hồ tích cực tán thành và vận động việc đảng xã hội gia nhập Đệ tam quốc tế. Việc không thành, cánh "cực tả" cuả đảng xã hội Pháp đã tách ra thành lập đảng cộng sản Pháp. HCM và Nguyễn thế Truyền là hai thành viên sáng lập đảng cộng sản Pháp.
Mặc dù theo cộng sản, Truyền vẫn tiếp tục sinh hoạt trong cộng đồng người Việt và vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với với nhóm Nguyễn ái Quốc. Đến năm 1926, ông ly khai với đảng cộng sản, quay về với chính nghiã quốc gia và lập ra đảng Việt Nam độc lập, tiếp tục chống Pháp giành độc lập dân tộc.
Riêng Hồ từ từ xa rời các nhà ái quốc Việt Nam và cả với cộng đồng người Việt tại Pháp. Trong khi những người này vẫn tiếp tục đấu tranh cho quốc gia cho dân tộc. Hồ lại tập trung vào công tác quốc tế vận cuả QTCS, rồi sửa soạn sang Nga nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 14/6/1922, Hồ lại tuyên thệ ra nhập hội Tam Điểm, một tổ chức chống cộng. Nhưng không bao lâu lại rút ra khỏi tổ chức này. Có thể Hồ lại được QTCS cài vào làm nội gián, nhằm phá hoại tổ chức này.
Những năm sống ở Pháp, Hồ đã hoàn tất nhiệm vụ QTCS phân hoá đảng xã hội và thành lập đảng cộng sản Pháp. Suốt thời gian này, Hồ đã không lôi kéo và kết nạp được người Việt nào gia nhập đảng cộng sản Pháp. Ông cũng như không xây dựng được mạng lưới cảm tình cho đảng cộng sản Pháp trong cộng đồng Việt Nam. Có thể đây không phải là nhiệm vụ do QTCS giao cho ông. Điều này cũng chứng tỏ cộng đồng người Việt tại Pháp hổ trợ đấu tranh ôn hòa thay vì dùng bạo lực cách mạng theo sách lược cộng sản.
Hồ chí Minh lần đầu ở Nga
Đảng cộng sản Nga đã gặp rất nhiều khó khăn trong bước đầu xây dựng chuyên chế vô sản. Hết chiến tranh, rồi nạn đói, thất bại cách mạng vô sản tại Phương Tây bắt buộc Lenin phải thay đổi sách lược. Một mặt Lenin cho ban hành sách lược kinh tế mới và thoả hiệp với nông dân. Quốc tế nông dân được ra đời. Mặt khác Lenin phải tìm cách phá vỡ vòng vây đang cô lập nước Nga. Ông cho mở rộng cách mạng vô sản sang Trung Hoa bằng cách viện trợ kinh tế, cố vấn và quân sự tạo ảnh hưởng lên chính quyền Tôn dật Tiên. Nhưng nỗ lực chính vẫn là ra sức xây dựng ĐCS Trung Hoa.
Sự thay đổi sách lược đã ảnh hưởng lớn đến con đường quyền lực của Hồ chí Minh. Tháng 7 năm 1923, Hồ được QTCS điều động sang Nga nhận nhiệm vụ mới. Trong một lá thơ gởi Ban chấp hành QTCS, HCM viết "...từ lúc tôi tới Mátcơva đã có quyết định rằng sau ba tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung quốc tìm cách liên lạc với đất nước tôi..." (HCM toàn tập, tập 1 trang 252 - trích lại từ LP, chương 3).
Ở Nga, sau khi tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất, Hồ được gởi đến học trường đại học Phương Đông. Đây là nơi chuyên đào tạo các cán bộ cộng sản về mặt lý thuyết, các kỹ năng tuyên truyền, móc nối, thâu thập tin tức từ quần chúng, sách động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, xây dựng chuyên chính vô sản, ... Nói rõ hơn trường Phương Đông vừa làm công tác đào tạo gián điệp, vừa đào tạo tay sai cho sách lược thực dân mới đã được Lenin và ĐCS Nga đề ra.
Sẵn kinh nghiệm thực tế, HCM nhận thức rõ lợi ích khoá đào tạo. Sau này HCM đã giới thiệu nhiều thanh niên Việt Nam sang Nga tham dự các khóa đào tạo tương tự như Trần Phú, Hà huy Tập, Lê hồng Phong, ... Sau các khóa đào tạo gián điệp này, nhiều người hiểu ra bản chất cộng sản và rời bỏ hàng ngũ cộng sản. Qua báo cáo 28/12/1934 gởi QTCS, Hà huy Tập cho biết trong số 34 người khi rời Nga đã có 12 người phản bội hay trở thành mật thám Pháp, chỉ có 10 người được xem là "cách mạng chuyên nghiệp". (Sophie Quinn-Judge tr 205, trích lại từ Lữ Phương) Để giữ bí mật ĐCS xử dụng kỷ luật sắt ra lệnh thủ tiêu những người này. Những người được xem là "cách mạng chuyên nghiệp" đều trở thành những cán bộ lãnh đạo phong traò cộng sản và ĐCSĐD. Những cán bộ cách mạng vô sản này laị rất coi thường Hồ chí Minh. Trần Phú và Hà huy Tập còn liên lạc thẳng với QTCS lên án nhiều việc làm của Hồ.
Tại Nga, Hồ cũng đã tham dự Đại hội lần thứ 5 QTCS (17/6 tới 3/7/1924) trong tư cách đại biểu tư vấn và Đại hội thứ 3 Quốc tế công hội đỏ (7/1924).
Trong thời gian ở Nga, Hồ có viết một lá thơ cho QTCS nhờ can thiệp vì chỗ ở không được thu xếp đàng hoàng. Sau này khi làm công tác quốc tế, Hồ gởi nhiều lá thơ cho QTCS phàn nàn về việc thiếu hay chậm trễ trợ giúp tài chánh, những khó khăn về vật chất... Hồ còn đòi hỏi QTCS, cũng như ĐCS Pháp được giao nhiệm vụ đỡ đầu cách mạng Đông Dương, phải chu toàn trách nhiệm vật chất. Những bức thơ này phản ảnh tư cách phục vụ QTCS để nhận lãnh những phần thưởng vật chất tương xứng với công lao cuả Hồ.
Nhiệm sở mới: Trung Hoa
Hồ rời Nga sang Quảng châu chừng tháng 12 năm 1924. Nhờ mạng lưới gián điệp quốc tế, Hồ bắt ngay liên lạc và xâm nhập các tổ chức quốc gia do cụ Phan bội Châu và các nhà cách mạng quốc gia gầy dựng. Hồ nhanh chóng nắm được nhiều cơ sở cách mạng tại Việt Nam, Trung Hoa và Xiêm. Hồ biến những cơ sở này thành tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, gọi tắc là Thanh niên. Tiền thân của các nhóm cộng sản và đảng cộng sản Việt Nam.
Với sự tài trợ của QTCS, Hồ mở các lớp huấn luyện chính trị, kỹ thuật tổ chức, kỹ thuật tuyên truyền và phương cách đấu tranh vận dụng quần chúng. Hồ cho ra báo Thanh niên để tuyên truyền cho phong trào cộng sản. Hồ chọn các đoàn viên Thanh niên ưu tú gởi sang Nga huấn luyện tại các trường đào tạo cán bộ cách mạng vô sản.
Nói đến giai đoạn Hồ công tác ở Trung Hoa mà không đề cập đến Lâm đức Thụ, vừa là đồng chí vừa là anh em cột chèo với Hồ, thì quả là một điều thiếu sót. Hồi ký của Kỳ ngoại hầu Cường Để đã nói rõ chính Hồ nhờ tay Thụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Được tiền thưởng, chiếm đoạt các cơ sở cách mạng và loại trừ một nhà cách mạng quốc gia là những ý đồ cuả Hồ. Thụ viết thơ mời cụ Phan từ Hàng Châu về Quảng Đông dự lễ kỷ niệm một năm ngày chí sỹ Phạm hồng Thái hy sinh. Cụ Phan nhận lời lên đường và bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải đưa vào tô giới Pháp vào tháng 6 năm 1925.
Thụ làm nghề chụp hình, Hồ nghe Thụ buộc tất cả các thanh niên từ Việt Nam sang phải chụp hình. Cũng như phải khai rõ lý lịch, quê quán, cha mẹ, gia đình, anh, chị, em... Nghề khác của Thụ là mật thám viên cho Pháp với bí danh Pinot. Hình ảnh Thụ chụp và lý lịch mọi thành viên đều được cung cấp cho mật thám. Nhiều thanh niên khi về nước đã bị bắt ngay cửa biên giới hay sau đó. Nhiều tin tức và tài liệu Thụ cung cấp cho mật thám hiện vẫn còn được lưu trữ. Tại Đại Hội Macao 1935, Hà huy Tập đã chính thức tố caó với QTCS là Hồ phải chịu trách nhiệm cho việc có cả trăm cán bộ Thanh niên bị mật thám Pháp bắt. Theo Tập, Hồ đã biết Thụ làm mật thám nhưng vẫn dung dưỡng và tin dùng.
Ngày 12-4-1927, sách lược Quốc-Cộng đề huề tan vỡ. Tưởng giới Thạch ra lệnh bắt giữ và xử tử nhiều đảng viên và cán bộ ĐCS Trung Hoa. Để bảo toàn sinh mạng, Hồ đã theo chân phái đoàn Nga, bỏ lại các cơ sở vưà xây dựng, rời Quảng Châu, qua Thượng Hải, về lại Nga.
Khi về đến Mạc tư Khoa vào tháng 6 năm 1927, Hồ đã gởi báo cáo Ban Phương Đông QTCS , tường trình kết quả công tác tại Trung Hoa như sau: "Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và Annam, chúng tôi đã có thể: 1) Đưa 75 thanh niên Annam đến học ở Trường tuyên truyền của chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu, 2) Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, 3) Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ, 4) Thành lập một liên đoàn cách mạng do một ủy ban gồm 5 ủy viên Ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó". (HCM toàn tập, T2, trang 242, trích laị từ LP).
Hồ chí Minh ở Xiêm
Từ Nga, Hồ quay trở lại Paris mang theo chỉ thị đề ngày 12/9/1927 cuả QTCS với nhiệm vụ thành lập đảng cộng sản Đông Dương. Theo đường lối Đại hội 5 QTCS đã đề ra, Hồ được phép dựa vào cơ sở các tổ chức cách mạng quốc gia và những thành phần tả khuynh của các tổ chức quốc gia để hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 7 năm 1928, Hồ sang Xiêm để có thể triển khai công tác quốc tế này.
Hồi ký Hoàng văn Hoan đã tiết lộ một sự kiện rất quan trọng: "Tháng 6 năm 1928, Việt Nam Quốc dân đảng đã đề cử một đoàn đại biểu gồm 3 người là Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ văn Mịch và Nguyễn văn Tiềm, sang Xiêm đề nghị tổng chi hội ở Xiêm giúp súng đạn để về nước chuẩn bị bạo động. Đoàn thể ở Xiêm đã tiếp xúc, thảo luận với họ một cách thân mật, mời họ tham gia lễ kỷ niệm Phạm hồng Thái và tham quan một số điạ phương Việt kiều có tổ chức hoạt động yêu nước. Mặt khác giải thích với họ rằng lúc này chưa phải thời cơ bạo động và từ chối giúp họ súng đạn với lý do còn phải xin ý kiến của Tổng bộ ở Trung Quốc. Mấy người đại biểu Việt Nam Quốc dân đảng này khi về tới Việt Nam bị bắt, đã khai báo tất cả." (Hòang văn Hoan) Trong thời gian các đại biểu VNQDĐ ở Xiêm, Hồ cũng vưà đến Xiêm và được báo cáo về việc QDD đang sửa soạn cho cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái.
Cũng đúng thời gian Hồ đến Xiêm, Đại Hội 6 cuả QTCS đã được tổ chức tại Nga. Đại Hội đề ra sách lược chống hữu khuynh. Theo đó các ĐCS phải dưạ trên nguyên tắc giai cấp chống giai cấp làm phương châm hành động, đẩy mạnh việc xâm nhập các nghiệp đoàn, các tổ chức nông dân, và chuẩn bị vũ trang tổng nổi dậy thành lập các chính quyền Sô-viết. Như vậy chỉ thị mà Hồ có được đã lỗi thời cả về ý thức hệ lẫn về phương cách tổ chức đảng.
Sự khác biệt về sách lược chính trị cuả Đại Hôị 5 và 6 đã dẫn đến những kình chống và phân hoá giữa các nhóm Thanh Niên. Một Đại Hội Thanh niên đã được tổ chức tại Hương Cảng ngày 9/5/1929 nhằm hoà gỉai các nhóm. Đại hội thất bại dẫn đến việc 3 nhóm cộng sản tự động thành lập: Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đòan.
Hồ chí Minh khai sinh đảng cộng sản Việt Nam
Khi các đại biểu Xiêm từ Đại hội Thanh niên trở về báo tin việc tranh chấp nội bộ cho Hồ. Tháng 9/1929, Hồ đã quyết định rời Xiêm đi Hương Cảng. Tại Hương Cảng, Hồ đã đứng ra tổ chức việc thống nhất các nhóm cộng sản. Việc thống nhất đã diễn ra trên trên một sân đá banh, các đại biểu giả vờ là khán giả xem trận đấu để họp. Có ba người cùng họp với Hồ: Trịnh Đình Cửu đại diện Đông Dương cộng sản đảng, Nguyễn Thiệu và Châu văn Liêm đại diện An Nam cộng sản đảng. Hội nghị đồng ý thống nhất 3 đảng, kể cả đảng bộ cộng sản cuả Hoa Kiều, thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Trần Phú, khi ấy đang ở Nga, được đề cử làm tổng bí thư. Ngày 18/2/1930, Hồ đã gởi một báo cáo cho QTCS như sau: " Chúng tôi họp vào ngày 6 tháng 1. Với tư cách là phái viên cuả QTCS có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng. Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối cuả QTCS." (Hồ chí Minh toàn tập, tập 3, trang 12, trích laị từ LP)
Cho đến năm 1960, ĐCS vẫn lấy ngày 6/1/1930 là ngày thành lập đảng. Đến Đại hội 3 cuả ĐCSVN (năm 1960), BCHTƯ đề nghị Đại Hội thông qua quyết định thay đổi lại ngày thành lập là ngày 3/2/1930, lấy lý do "các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liêụ lưu trữ cuả Liên Xô" (Nguyễn Minh Cần, chương 2) Từ đó lịch sử hình thành cuả ĐCSVN được viết lại !!!
Hồ trở về Xiêm. Mang nhiệm vụ xáp nhập nhóm cộng sản người Trung Hoa tại Bangkok và chi hội Việt Nam Thanh Niên CMĐCH tại Xiêm để thành lập ĐCS Xiêm. Hồ phát biểu: "Theo tinh thần nghị quyết cuả QTCS thì người cộng sản cư ngụ tại nước nào sẽ tham gia hoạt động vì sự nghiệp cách mạng tại nước đó. Vì vậy người cộng sản Việt Nam trên đất Xiêm cũng có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân bị áp bức, bóc lột Xiêm làm cách mạng. Đó là tinh thần quốc tế vô sản. Ngừơi cộng sản không thể chỉ lo toan sự nghiệp cách mạng của riêng nước mình, mà phải góp phần vào công cuộc cách mạng cuả giai cấp vô sản trên toàn thế giới." (Hoàng văn Hoan, phần thứ 2, II. Hồ chủ tịch ở Xiêm) Sau đó, Hồ đi Mã lai tiếp tục làm công tác quốc tế là "giúp các đồng chí ở đó thành lập ĐCS Mã Lai" (Hoàng văn Hoan)
Vì ĐCS Xiêm tuyên truyền vận động dân chúng Xiêm chống lại chính phủ. Từ đó, tất cả người Việt sống tại Xiêm bị chính phủ Xiêm thẳng tay đàn áp bắt bớ vì nghi ngờ là cộng sản. Các cơ sở cộng sản đều bị giải tán, hằng trăm đảng viên và cảm tình viên cộng sản bị bắt giam.
Hồ trở về Hương Cảng, tháng 5/1930 mở các khóa huấn luyện chính trị. Vào tháng 9 và 10, tại một vài nơi trong tỉnh Nghệ Tĩnh nông dân nổi dậy, hào lý sợ hãi bỏ chạy, dân làng cử người đứng ra lo việc điều hành. Hồ nghe tin đã vội vã báo cho QTCS và QT Nông Dân là "Hiện nay đã có một số làng đỏ, Xô-viết nông dân đã được thành lập." (Nguyễn Minh Cần)
Cương lĩnh ĐCSVN do Hồ soạn được gởi đến QTCS và tổng bí thư Trần Phú. Phú đả phá kịch liệt vì không theo đúng với sách lược do Đại hội 6 QTCS đề ra. Tháng 10 năm 1930, cũng tại Hương Cảng, theo lệnh QTCS, Phú cho triệu tập ban chấp hành ĐCSVN thay đổi cương lĩnh, nhân sự trong ban chấp hành và đổi tên đảng thành đảng cộng sản Đông Dương.
Sự ra đời cuả ĐCS và nông dân Nghệ Tĩnh nổi dậy, dẫn đến việc Pháp thẳng tay đàn áp bắt bớ nhiều đảng viên cộng sản, trong đó có tổng bí thư Trần Phú. Vì sai lầm trong việc soạn thảo cương lĩnh và báo cáo láo "Sô-viết Nghệ Tĩnh" Hồ bị QTCS khiển trách nặng nề và sau này bị triệu hồi về Nga để "học tập".
Ngày 6/6/1931, Hồ bị bắt. Ra tòa bị trục xuất khỏi Hương Cảng. Sang Singapore lại bị gởi trả về Hương Cảng. Bị bắt lại. QTCS thu xếp đưa Hồ vào bệnh viện chữa lao phổi, rồi cho Hồ giả chết nhằm xoá tên một gián điệp cộng sản nổi tiếng để đưa về Nga khoảng tháng 7 năm 1934.
Khi Hồ đến Nga, năm 1935, Đại hội 7 cuả QTCS đã được tổ chức taị Mạc Tư Khoa. Đại hội đề ra quyết định các ĐCS trên toàn thế giới cần lập một mặt trận chống phat xít và ủng hội đồng minh.
Ngày 6/6/1938, trong lá thơ gởi Ủy viên trung ương ĐCS Nga Manuilsky, Hồ đã viết : "Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bẩy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi... Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó ... Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà đồng chí cho là có ích. ... đừng để tôi sống qúa lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống bên cạnh, ở bên ngoài của đảng..." (HCM toàn tập, Tập 3, trang 90, trích lại từ Lữ Phương). Những dòng thơ trên nêu rõ tình trạng và sự tha thiết được phục vụ QTCS cuả Hồ. Dĩ nhiên trong 4 năm học tập tại Nga, Hồ sinh hoạt như những đảng viên cộng sản Nga khác.
Về Tàu hoạt động
Sau Đại Hội 7, QTCS đã tạm thời thay đổi phục hồi đường lối mặt trận thống nhất, lập quan hệ ngoại giao với và viện trợ cho chính phủ Tưởng giới Thạch ... Trong hoàn cảnh mới này, Hồ được QTCS cho phép trở về Trung Hoa khoảng tháng 8 năm 1938. Trong một báo cáo đến QTCS, tháng 7 năm 1939, Hồ cho biết đang làm phiên dịch viên cho Bát lô quân và là bí thư chi bộ một chi bộ ĐCS Trung Hoa.
Năm 1936, khi Mặt Trận Bình Dân ở Pháp nắm chính quyền, thực dân Pháp ở Đông dương buộc lòng phải cho thả một số tù nhân chính trị. Các tổ chức, các đảng phái chính trị được phép hoạt động công khai như ra báo, tổ chức thuyết trình, v.v... Sau thời kỳ này, thực dân Pháp lại tiếp tục đàn áp bắt bớ. Nhất là sau cuộc khởi nghiã ở Nam kỳ 1940, hầu hết các cán bộ lãnh đạo cộng sản đã bị bắt, nhiều người bi xử tử hay chết trong tù. Nhiều người phải trốn sang Trung Hoa.
Cùng lúc, Hồ bắt được liên lạc với cơ sở hải ngoại của ĐCSĐD do Phùng chí Kiên phụ trách. Trong tình hình này Hồ đã xin phép QTCS cho về hoạt động ở biên giới cũng như xin trợ cấp tài chánh và vũ khí sửa soạn vũ trang nổi dậy. Hồ về nước thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, còn gọi là Việt Minh. Ủy ban trung ương đựơc đặt ở hang Pắc Bó.
Người viết vừa xem phim "Bọn Len Trâu". Chuyện phim viết về cuộc đời cuả những người len trâu qua những cánh đồng ngập nước của miền Nam. Chuyện về những kẻ từ cha và những người bị cha từ. Câu chuyện xảy ra vài năm trước ngày ĐCS cướp chính quyền 2/9/1945. Câu chuyện làm liên tưởng đến Hồ chí Minh và ĐCSVN. Hồ thì bị cha từ vì theo QTCS còn Trường Chinh thì đấu tố cha mẹ. Đặc biệt nhất là câu chuyện dân gian về Hồ khi ở hang Pắc Bó. Ông đã "ép" cô cháu, vừa tròn 16 tuổi, mang cơm nuôi ông, đến độ mang bầu. Vài phút hưởng lạc cuả ông cho ra đời Nùng Đức Mạnh, đương kim đảng trửơng đảng cộng sản Việt Nam.
Vì hầu hết những người biết Hồ đều đã chết hoặc còn ở trong tù nên Hồ đã dễ dàng được chấp nhận như người lãnh đạo Việt Minh. Ẩn mình trong chiêu bài dân tộc chống Pháp giành độc lập, Hồ cũng thu hút và quy tụ được nhiều người yêu nước thuộc mọi thành phần xã hội ra nhập Việt Minh.
Tháng 8 năm 1942, Hồ quay về Trung hoa bị QDĐ Trung Hoa bắt. Nhờ QDĐVN vận động Hồ được thả và được trở về Việt Nam hoạt động.
Hồ bắt tay cộng tác với tình báo Hoa kỳ dưới bí danh Lucius. Hồ giao cho Việt Minh nhiệm vụ thu nhặt tin tức tình báo, cứu các phi công bị Nhật bắn rơi máy bay để đổi lấy vũ khí, radio và được Mỹ huấn luyện quân sự. Hồ cũng dùng việc cộng tác với Mỹ để tuyên truyền đen Việt Minh là lực lượng quốc gia được Mỹ hổ trợ.
Nắm được các tin tức tình báo Đồng Minh sẽ thắng Nhật. Hồ cho tổ chức Hội nghị Tân trào quyết định tổng nổi dậy cướp chính quyền.
Hồ chí Minh lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền
Đầu năm 1945, phe Đức Nhật yếu thế, khối Đồng Minh nắm chắc phần thắng. Quân Pháp tại Việt Nam bắt liên lạc với Anh-Mỹ và sẵn sàng đợi quân Anh-Mỹ đổ bộ vào để làm nội ứng. Nhật biết thâm ý này, ngày 9/3/1945 đã ra tay trứơc lật đổ Pháp.
Nhật tuyên bố Việt Nam được độc lập và trao quyền cho vua Bảo Đại. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước đã ký kết giữa Việt Nam và Pháp. Nhà vua giao cho Ông Trần trọng Kim đứng ra lập chính phủ. Chính phủ Trần trong Kim đã cố gắng xây dựng một nền độc lập thực sự. Thanh niên hăng hái tham gia công việc kiến quốc và tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã được lập nên ở khắp nơi.
Tuy nhiên việc Nhật lật đổ Pháp chỉ vì quyền lợi của người Nhật chứ không phải vì muốn giúp đỡ cho Việt Nam thu hồi nền độc lập. Trên thực tế Nhật kiểm sóat chặt chẽ mọi quyền hành. Chính phủ Trần trọng Kim do đó đã không thực hiện được các cải cách như ý muốn. Nhật tiếp tục tận thu gạo thóc, phá ruộng trồng đay, phục vụ chiến tranh, làm cho hơn hai triệu người miền Bắc bị chết đói. Dân chúng bất mãn sẵn sàng hưởng ứng các phong trào cách mạng đang nổi dậy khắp nơi trong nước. ĐCSĐD thừa cơ hội xách động nông dân đấu tranh chống địa chủ, phong kiến và chống Nhật mở rộng địa bàn hoạt động ở nông thôn.
Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử trên đất Nhật. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Chính phủ Trần trong Kim bị xem như thân Nhật và đã phải từ nhiệm. Ngay sau đó, ở Hà Nội, hàng chục ngàn người đã biểu tình chống Nhật. Các tổ chức chính trị đã liên tiếp tổ chức các cuộc biểu tình ở khắp nơi tạo áp lực nhằm thay đổi chế độ Quân chủ.
Ngày 19/08/1945, Việt Minh đã tổ chức biểu tình trước dinh Khâm Sai Phan kế Tọai nhằm "cướp chính quyền". Cán bộ Việt Minh dùng súng uy hiếp bác sỹ Nguyễn Xuân Chữ, Giám Đốc Ủy Ban Chính Trị Miền Bắc, bắt ông ra lệnh cho binh sỹ Bảo An mở cửa dinh. Cán bộ Việt Minh tước vũ khí binh sỹ, chiếm dinh Khâm Sai và Tòa Thị Chính. Tiếp theo, dân chúng kéo nhau chiếm các cơ sở hành chính ở Hà Nội.
Cao trào lan rộng tòan quốc. Đứng trước cao trào cách mạng, dân chúng đòi chấm dứt chế độ Quân chủ, ngày 25/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố sẽ thóai vị để trao quyền lại cho tòan dân. Nhân cơ hội này, ĐCS đã chủ động thành lập Chính Phủ Lâm Thời.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng Trường Ba Đình Hà Nội, trước hằng trăm ngàn người đang khao khát tư do độc lập, Hồ chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là giây phút quan trọng nhất trong đời Hồ. Là thời điểm Hồ đạt đến đỉnh cao của quyền lực.
Tuyên Ngôn Độc Lập
Mở đầu bản Tuyên Ngôn là lời trích từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của Hoa Kỳ : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền đựơc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." Và lời trích từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của cuộc cách mạng Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi". Chỉ riêng việc Tuyên ngôn trích dẫn những tinh hoa của nhân lọai về quyền con người, tự nó đã nói lên các khao khát về tự do, về dân chủ và về mưu cầu hạnh phúc của đại đa dân Việt lúc đó.
Mặc dù, ĐCS đã chủ động cướp chính quyền. Mặc dù người đọc là Hồ chí Minh một cán bộ cách mạng chuyên nghiệp của QTCS. Mặc dù, tất cả các thành viên của Chính Phủ Lâm Thời đều là đảng viên hay thành viên các tổ chức ngọai vi của ĐCS. Thông suốt bản Tuyên Ngôn không đề cập đến vai trò của ĐCS hay của giai cấp công nông. Trong khi đó, lại xác định rõ ràng, độc lập chính là nhờ công lao của tòan dân :"...nhân dân cả nước đã nổi dậy..." , "... Dân ta đã đánh đổ ... ", hay " Tòan Dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp" ... Bản Tuyên Ngôn đã chính thức xác nhận khát vọng độc lập của đại đa số dân ta và khi đó khát vọng này chưa bị ô nhiễm bởi ý thức hệ ngọai lai Mác Lênin.
Pháp trở lại Việt Nam
Chính sách của Pháp là lần lần trao trả độc lập cho các quốc gia thuộc điạ, nhưng tiếp tục duy trì quyền lợi văn hóa và kinh tế bằng cách đưa các quốc gia này vào khối Liên hiệp Pháp. Sau thế chiến thứ hai, thế giới được chia thành hai khối tự do và cộng sản. Các nhà lãnh đạo khối tự do như Truman, Churchill và De Gaulle, đều biết rất rõ Hồ là cán bộ cộng sản chuyên nghiệp. Họ nhận thấy nếu trao trả độc lập cho chính phủ Hồ chí Minh, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia cộng sản nên quyết định không trao trả. Cũng vì vậy mà, Pháp quay trở lại Việt Nam, và Hồ phải đóng kịch tuyên bố giải tán ĐCSĐD tháng 11/1945.
Đầu tháng 9/1945, quân đội Pháp và Anh đổ quân vào miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở xuống) và quân đội Trung Hoa vào miền Bắc để giải giới quân đội Nhật. Tại miền Nam, Pháp tái lập cơ quan hành chánh do Pháp điều hành. Đến ngày 1/6/1946, Pháp trao quyền tự trị cho chính phủ của bác sỹ Nguyễn văn Thinh, thành lập nước Cộng Hòa Nam Kỳ, nằm trong Liên Hiệp Pháp.
Ngày 6/1/1946, trong các vùng do Việt Minh kiểm soát một cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành. Việt Minh chiếm đại đa số Quốc hội. Ngày 20/2/1946, nhân dân Hà Nội biểu tình phản đối kết quả bầu cử có nhiều bằng cớ gian lận, đả đảo chính phủ Hồ chí Minh, yêu cầu cựu hòang Bảo Đại ra cầm quyền để kết hợp tòan dân. Ngày 2/3/1946, trước áp lực của dân chúng và cũng như sức mạnh quân sự của người Pháp, Hồ phải thu xếp mở rộng thêm 70 đại biểu (không qua bầu cử) từ các nhân sỹ và các nhà cách mạng không thuộc ĐCS vào Quốc hội. Hồ đứng ra thành lập một chính phủ liên hiệp, đa đảng. Chính phủ này cũng được làm bình phong cho việc thương nghị với Pháp.
Chỉ vài tháng sau nhiều vị trong các đại biểu nới rộng này bị Hồ ra lệnh thủ tiêu hay giam giữ. Các nhân sỹ, đảng phái và các lực lượng không CS cũng bị khủng bố, đàn áp, sát hại một cách dã man. Hồ và ĐCS phải chịu trách nhiệm về việc đã sát hại Đức thầy Huỳnh Phú sổ, Tạ thu Thâu, Buì quang Chiếu, Phạm Quỳnh, Ngô đình Khôi, Phan văn Hùm, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Lý Đông A, .v.v... và rất nhiều các chiến sỹ quốc gia khác.
Từ miền Nam, Pháp đổ quân tái chiếm các tỉnh miền Trung và Bắc Việt Nam. Trước sức mạnh quân sự của Pháp, Hồ bắt liên lạc với Pháp. Ngày 6/3/1946, tại Đà Lạt, ông đã ký Hiệp ước sơ bộ với Pháp, chấp nhận Việt Nam đứng trong Liên Hiệp Pháp và chấp nhận quân đội Pháp đổ bộ lên đất Bắc thay thế quân đội Trung Hoa.
Hồi ký Hoàng văn Hoan tiết lộ một bí mật khi ghi lại rất rõ ràng nguyên nhân và ý nghĩa của Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946. Ông cho biết hiệp ước này dựa trên sách lược "khối các nước đồng minh chống lại khối các nước phát-xít" do QTCS đề ra từ những năm 1938. Theo sách lược này Việt Nam vì là thuộc điạ của Pháp nên thuộc khối Đồng Minh, ĐCSĐD phải làm hoà với Pháp bằng một nghị định. Tại Hội nghị Tân Trào chính Hồ đã tuyên bố "Cho dù chúng ta muốn đánh Pháp, chúng ta cũng không đủ sức" và "... ta có thể đòi Pháp phải thừa nhận nước Việt Nam độc lập trong khuôn khổ khối liên hiệp Pháp, có quốc hội, có chính phủ, có quân đội, có tài chính và chính sách ngoại giao riêng; chúng ta bảo đảm quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam; sau 5 năm thì nước Việt Nam hoàn toàn độc lập." (Hoàng văn Hoan, phần thứ tư, mục V) Thêm nữa vì trong khối Đồng Minh, Stalin biết Pháp sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam, trong điều kiện Việt Nam gia nhập Liên hiệp Pháp. Stalin đã báo cho Hồ biết tin này. Như vậy khái niệm về Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 đã được ĐCS chấp nhận từ Hội nghị Tân trào 1945.
Ở miền Bắc quân đội Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng. Pháp tấn công Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, ... đè bẹp kháng chiến. Lợi dụng tình thế Hồ ra lệnh cho Việt Minh tấn công các khu vực kháng chiến của người quốc gia. Ở miền Nam và Nam Trung phần, Pháp hòan tòan kiểm sóat và bình định. Những thất bại liên tục và sự trở mặt cuả Hồ và Việt Minh ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của Hồ. Đến mức Hồ phải tuyên bố là "đã không phản bội tổ quốc". Ngày 20/12/1946, Hồ ra tuyên chiến với Pháp.
Trước ngày khai chiến, trong kỳ họp lần thứ hai, từ 28/10 đến 9/11/1946, Quốc Hội khóa 1 đã thông qua hiến pháp 1946. Hiến pháp này cho phép chủ tịch nước, khi ấy chính là Hồ chí Minh, những quyền hạn tối cao, quyền lực tối thượng. Nhưng lại có thêm điều thứ 50 hết sức phi lý "Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc." Hồ đã không ban hành Hiến Pháp này. Phải chăng Hồ lo sợ việc làm tay sai và gián điệp cho QTCS sẽ bị kết tội phản quốc. (Xin xem bài Hồ chí Minh - Tuyên Ngôn Độc Lập - Hiến Pháp 1946)
Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam
Hồ từng chủ quan sai lầm tuyên bố "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác hơn con đường cách mạng vô sản" (HCM Tuyển Tập, Sự Thật, 1960, trang 705). Thực ra, sau thế chiến thứ hai, từ 1946 đến 1949 các quốc gia Tây Phương lần lượt trao trả độc lập cho các thuộc địa tại Á Châu. Syrie và Liban là hai quốc gia được Pháp trao trả độc lập. Lãnh đạo của các quốc gia này được đào tạo tại Pháp. Họ đã nhận ra ngoài các đảng bảo thủ chủ trương duy trì thuộc địa còn có đảng Xã hôị Pháp chủ trương giải phóng thuộc địa. Họ đã chủ trương dùng phương cách đấu tranh ôn hòa để giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1936 ở Pháp Mặt trận Bình dân nắm chính quyền, thủ tướng Xã Hội Léon Blum ký hiệp ước trả tự trị cho các quốc gia này. Năm 1946, quân đội Liên hiệp Pháp rút khỏi các quốc gia này. Syrie và Liban trở thành các quốc gia độc lập.
Ngược lại tại Đông Âu, Stalin lộ rõ bản chất thực dân mới bằng cách thôn tính 3 nước Baltic là Lithuanie, Lettonie và Estonie. Sau đó, Liên Sô cho thiết lập khối "chủ nghiã xã hội" tại 8 nước Đông Âu là Nam Tư, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albanie, Bulgarie, và Roumanie. Từ đó, chiến tranh ý thức hệ bộc phát giữa hai khối cộng sản và tự do.
Ngày 27-3-1947 Hội đồng chính phủ Ramadier cùng Hội đồng các chính đảng Pháp, có cả lãnh tụ cộng sản Maurice Thorez và lãnh tụ Xã Hội Marius Moutet, công bố quyết nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam. Theo quyết nghị này Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất. Ngay sau đó, Pháp đã chính thức đăng ký với Liên Hiệp Quốc 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào) là những quốc gia độc lập. Mặc dù chưa chính thức thừa nhận chính phủ Hồ chí Minh, Liên Sô hành sử quyền phủ quyết từ chối đơn xin gia nhập của Việt Nam.

Ngày 7-12-1947 Cao ủy Bollaert ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long với Quốc Trưởng Bảo Đại, thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Hiệp Ước Sơ Bộ này được chính thức hóa bởi Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 ký kết giữa Cao Ủy Bollaert và Tướng Nguyễn văn Xuân, Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời. Theo Hiệp Ước này Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được quyền tự do tiến hành thủ tục để thực hiện nền thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc dân tộc tự quyết. Ngày 8-3-1949 tại Điện Elysée (Paris) Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, nhân danh TổngThống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée công nhận Việt Nam là một nước độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị thống nhất đất nước. Ngày 6-6-1949 Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée và chính thức thừa nhận quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.

Khi Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam, nhiều người đã rời bỏ hàng ngũ Việt Minh hay các vùng do Việt Minh chiếm đóng để quay về với chính quyền quốc gia. Trong khi đó, Hồ tiếp tục mở rộng chiến tranh võ trang phá vỡ mọi giải pháp hòa bình. Trong tình trạng này quân đội Pháp đã phải ở lại Việt Nam với tư cách là quân đội Liên Hiệp Pháp, để giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia. Danh từ ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân đã nhanh chóng được cộng sản đội cho những người Việt quốc gia, không chấp nhận ý thức hệ cộng sản.

Hồ theo lệnh Nga Tàu - cuộc cải cách ruộng đất.

Cuối năm 1949, ĐCS Trung Hoa đã chiến thắng trên khắp các mặt trận, đẩy chính phủ Tưởng giới Thạch phải rút xuống Đài Loan. ĐCS Trung hoa gởi cố vấn, quân trang, quân cụ, lương thực để giúp Việt Minh mở rộng biên giới cuả khối cộng sản.
Trước tình hình mới, ĐCSĐD công khai hoạt động. Hồ xác nhận là cán bộ chuyên nghiệp của QTCS. Hồ viết sách tự ca ngợi và thêu dệt những huyền thoại về con người cộng sản Nguyễn Ái Quốc. Hồ tự hào được đứng đằng sau lãnh đạo cộng sản Nga Stalin. Tố Hữu biết điều này, đã nặn ra hai câu thơ "Việt Nam có Bác Hồ / Thế giới có Xta-Lin", để tâng bốc Hồ. Ông rời chiến khu sang Nga nhận nhiệm vụ mới. Ở Nga Stalin ra lệnh Mao trực tiếp chỉ đạo Hồ và ĐCSĐD.

Về nước theo lệnh Mao, Hồ ra lệnh thẳng tay phát động cải cách ruộng đất tiêu diệt giai cấp điạ chủ, tiến đến việc thành lập chế độ vô sản chuyên chế ở nông thôn. Nền tảng văn hoá và xã hội Việt Nam chỉ trong vài năm đã bị Hồ và ĐCS phá nát. Chính bí thư trung ương đảng Trường Chinh đã mang bố mẹ ông ta ra đấu tố làm gương.

Cải cách ruộng đất cũng là phương tiện để Hồ và ĐCS tiêu diệt tất cả các thành phần quốc gia, thanh lọc và xây dựng một đội ngũ đảng viên chỉ biết tôn thờ bạo lực. Đội ngũ này là nền tảng để xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản. Qua câu thơ cuả Tố Hữu "giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ ..." bộc lộ tính vô nhân cuả Hồ và bọn đàn em. Lúc này quyền lực của Hồ rùng rợn đến độ nhiều người trước khi bị cộng sản mang ra xử bắn vẫn hô to "Hồ chí Minh muôn năm".

Sau khi Stalin chết, Khrutschev tiết lộ một số tội ác của Stalin taị Đại hội 20 cuả ĐCS Nga. ĐCSĐD bắt buộc phải chấp nhận sửa sai. Hồ đã đóng kịch như kẻ vô tội. Bọn đàn em phải gánh hết những tội lỗi của cuộc cải cách ruộng đất do Hồ đích thân mang về nước và phát động.

Với quyết tâm biến Việt Nam thành một nước trong quỹ đạo cộng sản, ĐCS Nga và ĐCS Trung Hoa đã trợ giúp không giới hạn cho chiến trường Việt Nam. Hồ cũng tận dụng nhân lực và vật lực để phản công quân đội liên hiệp Pháp. Cao điểm là trận Điện Biên Phủ. Lại theo lệnh Nga và Tầu, Hồ đã tiến hành việc chia đôi đất nước. Ngày 20-7-1954 Pháp và Việt Minh đã ký Hiệp Định Đình Chiến Genève kết thúc chiến tranh.

Mặc mọi sự ngăn cản cuả cộng sản, hằng triệu dân miền Bắc đã tìm tới những khu vực do chính quyền quốc gia kiểm soát để di cư vào Nam. Bỏ quê cha đất tổ tìm đến vùng đất tự do cuả đồng bào miền Bắc là một bằng chứng hùng hồn dân tộc Việt Nam không chấp nhận Hồ và chế độ cộng sản.

Hồ và đảng cộng sản xâm chiếm miền Nam

Hiệp Định Genève chỉ đơn thuần là một hiệp ước quân sự với mục đích đình chiến và ấn định một giới tuyến quân sự tạm thời. Quân đội của mỗi bên phải rút về vùng quy định kiểm soát tạm thời, là vĩ tuyến 17.

Trên thực tế một mặt, Hồ và ĐCS tiến hành việc ký hiệp định Geneve. Mặt khác Hồ cho sửa sọan chôn dấu vũ khí hiện đại và cài cấy cán bộ ở lại miền Nam. Chính Tổng bí thư ĐCS Lê Duẩn đã ở trong số những cán bộ này. Rồi từng bước dưới chiêu bài giải phóng miền Nam, và viện trợ quân sự của toàn khối cộng sản, lén núp đưa vũ khí và quân đội vào lại miền Nam. Chính quyền miền Nam buộc lòng phải từ nhận viện trợ của Đồng Minh để bảo vệ miền đất tự do đến để cho quân đội Đồng Minh trực tiếp mang quân sang tham chiến tại miền Nam. Cuộc chiến tại miền Nam càng ngày càng lan rộng.

Trong hơn 20 năm, quân và dân miền Nam đã anh dũng chống trả nhiều đợt tấn công của quân đội cộng sản. Lợi dụng tết Mậu Thân, Việt cộng đã tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố ở miền Nam. Hồ và ĐCS tin rằng khi xua quân vào các thành phố, dân chúng miền Nam sẽ nổi dậy tiếp tay. Điều này đã không xẩy tới. Ngược lại dân chúng miền Nam đã chung vai sát cánh với quân đội đẩy lùi mọi cuộc tấn công cuả Việt cộng. Khi tháo chạy chúng để lộ bộ mặt thật đốt nhà, tàn sát đồng bào vô tội. Riêng tại Huế Việt cộng vừa sát hại vừa chôn sống nhiều ngàn thường dân vô tội. Tiêu diệt những người không theo chủ nghiã cộng sản là sách lược đấu tranh mà Hồ đã học được từ QTCS mang về truyền lại cho đàn em.

Riêng năm Mậu Thân hằng trăm ngàn thanh niên thanh nữ sinh Bắc tử Nam hay người miền Nam theo cộng sản đã tử trận. Vì thua cuộc Mậu Thân, Hồ đã cay cú đến độ chết đúng vào ngày Quốc Nhục 2/9/1969. Thế mà ngay đầu di chúc, Hồ tuyên bố "Cuộc chống Mỹ, cứu nước cuả nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nưã,...". Thế mà Hồ vẫn tự hào sẽ mang sinh mạng cả dân tộc ra "... góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ". Thì quả đúng Hồ "...là người suốt đời phục vụ cách mạng".

Thực hiện di chúc của Hồ, ĐCS tìm mọi cách để thôn tính miền Nam. Năm 1973, họ đã ký vào Hiệp định hòa bình Paris. Điều 15 Hiệp Định này quy định "việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam đồng thỏa thuận" Vậy mà chỉ 2 năm sau, những chiến xa do khối cộng sản viện trợ từ miền Bắc xé bỏ các hiệp định Geneve và Paris (1973) vượt vĩ tuyến 17 tràn ngập miền Nam.

Cộng sản đến đâu là người dân miền Nam bỏ chạy đến đó, đại lộ kinh hoàng, những đoàn tàu rời quê hương là những chứng liệu hùng hồn nhất. Trong cuộc chiến đồng bào miền Nam cũng sẵn sàng đón nhận những người từ phiá bên kia trở về. Đã có trên 200,000 bộ đội Việt cộng buông súng tìm về với chính nghĩa quốc gia.
Sau khi chiếm được miền Nam, ĐCS lại đưa dân tộc vào hai cuộc chiến khác. Làm nhiệm vụ quốc tế giải phóng Cam Bốt và chiến tranh biên giới với ĐCS Trung Hoa. Thực chất hai cuộc chiến trên chỉ là những tranh chấp nội bộ khối cộng sản.

Hằng triệu người Việt Nam, không kể Bắc Nam, bằng mọi phương cách, cho dù phải bỏ mình trên biển cả, ở rừng sâu, ... đã rời bỏ chế độ cộng sản để tìm đến miền đất tự do. Nếu sự ra đi không đến nỗi cực kỳ khó khăn thì đại đa số dân Việt đã trở thành những người tị nạn cộng sản. Sự ra đi cuả họ là một bằng chứng hùng hồn dân tộc Việt không bao giờ chọn chế độ cộng sản.
Lời kết
Với trình độ giáo dục rất giới hạn, nhưng nhiều kinh nghiệm giang hồ, Hồ đã chọn con đường trở thành một cán bộ chuyên nghiệp cuả QTCS. Suốt đời Hồ trung thành với sự chọn lưạ này. Sự chọn lựa này đã đưa Hồ đỉnh cao cuả quyền lực. Trở thành một quan lại cách mạng cao cấp trong đế quốc cộng sản, đế quốc có thời đã bao trùm cả nửa điạ cầu.

Theo đúng sách lược QTCS, Hồ và ĐCS đã lợi dụng lòng yêu nước và khát vọng độc lập dân tộc, để mang Việt Nam lệ thuộc vào guồng máy QTCS. Thực ra các nước Á Châu không theo chủ nghiã cộng sản đã giành được độc lập trước Việt Nam rất lâu. Họ không phải trải qua 4 cuộc chiến tan thương làm kiệt quệ dân tộc. Họ cũng không bị lệ thuộc vào cộng sản quốc tế hay cộng sản tàu, để phải hiến đất dâng biển làm theo mệnh lệnh cuả các quốc gia cộng sản đàn anh. Ngày 2/9/1945 là ngày mà Hồ và ĐCS chiếm được quyền lực và từng bước đưa dân tộc vào guồng máy cộng sản quốc tế. Ngày này đúng là phải là ngày Quốc nhục của Việt Nam.
Rập khuôn các quốc gia cộng sản đàn anh, ĐCS không ngừng dồn sức đánh bóng biểu tượng Hồ chí Minh. Ngày 2/9/1975, trong khi cả nước đang kiệt quệ vì chiến tranh, dân chúng đang thiếu thốn vì mô hình kinh tế cộng sản thì lăng Hồ đã được dựng lên, tại chỗ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Lăng và xác Hồ được tiếp tục duy trì mặc cho bao thiếu thốn của người dân.
Chỉ sau sáu mươi năm đảng cộng sản cầm quyền, Việt Nam đã trở thành một quốc gia nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Một thể chế đứng đầu thế giới về tham nhũng. Mọi tiếng nói kêu đòi công bằng và dân chủ đều bị đảng cộng sản bắt bớ khủng bố, sách nhiễu... ĐCS đang tiếp tục cuộc chiến chống lại mọi thành phần dân tộc, không chấp nhận độc quyền cộng sản. Chính nghĩa thắng hung tàn, trí nhân thay cường bạo, dân tộc Việt Nam đang từng bước đứng lên giải thể chế độ cộng sản.
Người viết tin rằng đã đến lúc biểu tượng Hồ chí Minh cần phải được kéo đổ. Hy vọng bài viết này làm rộng thêm một chút vết nứt trên biểu tượng Hồ chí Minh, góp sức cùng dân tộc giải thể chế độ cộng sản. Lịch sử thế giới đã chứng minh một cách hùng hồn mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội văn minh không bao giờ có thể thực hiện được dưới các chế độ cộng sản toàn trị. Một chế độ do chính Hồ nhập cảng, bằng mọi giá, áp đặt lên dân tộc Việt Nam./.

Tài Liệu Tham Khảo
Hoàng văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, bản dịch của Mạc Định
Hoàng văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, http://www.talawas.org/
Nguyễn Hữu Thống, Giải Tỏa Hào Quang Đảng Cộng Sản,
http://www.vietbao.com/main.asp?nid=105345&catgid=6
Nguyễn Minh Cần, Đảng cộng sản Việt Nam qua các biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, www.doi-thoai.com
http://www.doi-thoai.com/
Nguyễn Quang Duy, Hồ chí Minh - Tuyên Ngôn Độc Lâp - Hiến Pháp 1946, http://www.doi-thoai.com/baimoi0506_270.html
Nguyễn Quang Duy, Ngày Quốc Khánh hay Ngày Quốc Nhục ?,
http://www.doi-thoai.com/baimoi0606_330.html
Lữ Phương, Từ Nguyễn Tất Thành Đến Hồ chí Minh (Sự hình thành một chọn lưạ), www.doi-thoai.com
Trần gia Phụng, Sự thành lập đảng cộng sản Việt Nam,
www.danchimviet.com

---
http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=182&chude_id=5

Aucun commentaire: