1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 29 janvier 2007

Do Luong Suc Manh va Tien Bo Kinh Te Cua Mot Quoc Gia – Truong Hop VN (*)


Đo Lường Sức Mạnh và Tiến Bộ Kinh Tế Của Một Quốc Gia – Trường Hợp Việt-Nam (*)[26/01/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]


Nguyễn Quốc Khải26.01.2007Mỗi quốc gia đều hoạch định chính sách và thiết lập những kế hoạch và đề ra những mục tiêu để phát triển đất nước. Vấn đề đặt ra là làm sao đo lường được sự thành công của những kế hoạch này. Nói một cách khác là làm thế nào đo lường được sức mạnh và sự tiến bộ kinh tế của một nước. Đây sẽ là đề tài được bàn đến trong bài tham luận này.
Phần (1) nói về tổng sản phẩm nội địa ở giá hiện hành (GDP at current prices).
Phần (2) đề cập đến GDP theo mãi lực quân bình (GDP at purchasing power parity).
Phần (3) dành cho chỉ số phát triển con người.
Phần (4) thảo luận về chỉ số nghèo đói. Sau chót là phần kết luận. Vì thời gian giới hạn, bài tham luận này không đề cập đến chỉ số phát triển liên quan đến sự cách biệt nam – nữ (gender-related developmnent index – GDI), chỉ số Gini (đo lường sự bất bình đẳng về lợi tức), chỉ số tự do kinh tế (index of economic freedom)

1/ và chỉ số dân chủ (democracy index).

2/ 1. Tổng sẩn phẩm nội địa (Gross domestic product – GDP) ở giá hiện hành.Thông thường người ta dùng GDP để đo lường mức tiến bộ của một quốc gia. Về mặt sản xuất, GDP là trị giá tổng số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ mà những cư dân kể cả người ngoại quốc đang sống trong quốc gia đó sản xuất. Về mặt tiêu thụ, GDP bao gổm tiêu thụ tư nhân, tiêu thụ của khu vực nhà nước, đầu tư thương mại kể cả mua bất động sản, xuất cảng (sản xuất cho nước ngoài tiêu thụ), và khấu trừ nhập cảng (vì dịch vụ và sản phẩm sản xuất ở hải ngoại nhập cảng vào nội địa đã được kể trong tiêu thụ tư nhân, tiêu thụ của khu vực công, và đầu tư thương mại.Trong số 181 quốc gia mà Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) có dữ liệu, kinh tế Việt-Nam được xếp vào hạng thứ 59 với GDP trị giá 51.4 tỉ Mỹ kim (MK) vào năm 2005. Đứng đầu là Hoa-Kỳ với 12,455.8 tỉ MK. Tiếp theo là Nhật Bản với 4,567.4 tỉ MK, Đức 2,791.4 tỉ MK. Trung Quốc (không kể Hồng Kông và Ma Cao) đứng hạng thứ 4 với 2,234.1 tỉ MK. Thái Lan ở thứ 36 với 173 tỉ MK. Để loại trừ ảnh hưởng của dân số, những nhà kinh tế thường tính GDP trung bình cho mỗi đầu người bằng cách chia trị giá GDP cho dân số. Trong trường hợp này, với 618 MK Việt-Nam được xếp vào hạng 143 trong 180 nước mà IMF có số liệu. Đứng đầu danh sách là Lục Xâm Bảo với 80,288 MK. Tiếp theo là Na Uy 64,193 MK và Iceland 52,764 MK. Hoa-Kỳ tụt xuống hạng 8 với 42,000 MK, Nhật thứ 14 với 35,757 MK. Thái Lan thứ 94 với 2,659 MK và Trung Quốc thứ 110 với 1,709 MK. 2. Tổng sẩn phẩm nội địa tính theo mãi lực quân bình (GDP at purchasing power parity)Phương pháp vừa trình bày ở trên dùng hối suất trên thị trường chuyển đổi GDP tính theo tiền của mỗi quốc gia ra thành Mỹ kim để so sánh. Phương pháp này đã bỏ qua một yếu tố quan trọng là tiền của mỗi quốc gia có mãi lực khác nhau, nhất là đối với những sản phẩm và dịch vụ không trao đổi ra khỏi biên giới quốc gia. Thí dụ một đồng Mỹ kim mua được nhiều thứ ở Việt-Nam hơn là ở Hoa-Kỳ. Giá một tô phở ở Việt-Nam là khoảng 1/2 MK so với 6 MK ở Hoa-Kỳ. Mãi lực đồng tiền khác nhau rất nhiều giữa các nước. Do đó để tránh sai lệch trên, thay vì dùng hối suất hiện hành trên thị trường thường hay lên xuống thất thường, các kinh tế gia dùng hối suất dài hạn dựa trên giá cả mua một nhóm sản phẩm và dịch vụ tại những quốc gia khác nhau. GDP được hoán đổi sang Mỹ kim bàng hối suất đặc biệt này được gọi là tổng sẩn phẩm nội địa tính theo mãi lực quân bình (GDP at purchasing power parity). Trong 181 quốc gia, Việt-Nam ở vào hạng thứ 123 với GPD theo mãi lực quân bình cho mỗi đầu người là 3,025 MK trong năm 2005. Đứng đầu là Lục Xâm Bảo với 69,800 MK. Tiếp theo là Na Uy 42,364 MK và Hoa-Kỳ 41,399 MK. Thái Lan ở hạng 69 với 8,368 MK và Trung Quốc đứng thứ 87 với 7,213 MK. 3. Chỉ số phát triển con ngườiTrong khi GDP quân bình đầu người cho thấy lợi tức trung bình tại mỗi quốc gia, nhưng những con số này không trình bầy những khía cạnh khác của đời sống con người. Vào năm 1990, TS Mahbub ul Haq, kinh tế gia người Pakistan, đã nghĩ ra chỉ số phát triển con người (human development index – HDI) để đo lường sức mạnh và tiến bộ kinh tế của mỗi quốc gia tương đối tốt hơn. HDI đánh giá thành quả kinh tế của mỗi nước qua ba khía cạnh phát triển con người. Thứ nhất là mức sống dựa trên tổng sản phẩm nội địa đầu người theo mãi lực quân bình. Thứ hai là sức khoẻ đo bằng tuổi thọ ước tính từ lúc sinh. Thứ ba là trình độ giáo dục đo lường bằng số người lớn biết đọc biết viết (tỉ lệ 2/3) và tổng số học sinh từ cấp tiểu học lên đến đại học (tỉ lệ 1/3). HDI là trung bình của ba tỉ số GDP, tỉ số tuổi thọ, và tỉ số học vấn. Phương pháp HDI này đã được Liên Hiệp Quốc áp dụng kể từ năm 1993 để so sánh các quốc gia trong phúc trình hàng năm. Phúc trình của Liên Hiệp Quốc 2006 về Phát Triển Con Người dựa theo dữ kiện của năm 2004 xếp Việt-Nam vào hạng thứ 109 trong số 177 quốc gia điều nghiên. Đứng đầu là Na Uy. Tiếp theo là Iceland và Liên Bang Úc. Hoa-Kỳ đứng hạng thứ 8. Trong khi đó thứ hạng của Thái Lan và Trung Quốc lần lượt là 74 và 81. Chi tiết về chỉ số HDI của Việt-Nam cho năm 2004 như sau:* GDP trung bình đầu người tính theo mãi lực quân bình (GDPPC-PPP): 2,745 MK* Tuổi thọ (TT): 70.8 năm* Tỉ lệ số người tử tuổi 15 trở lên biết đọc biết viết (ĐV): 90.3%.* Tỉ lệ số học sinh tiểu học, trung học và đại học (HS): 62.8% Những số liệu nguyên thủy của các biến số trên (X) được biến đổi thành chỉ số từ 0 -1 không còn đơn vị đo lường nữa theo công thức sau đây:Chỉ số của biến số X = (X – tối thiểu (X)) / (tối đa (X) – tối thiểu (X)). Số tối thiểu và tối đa sau đây áp dụng cho tất cả các quốc gia:Tuổi thọ ước tính lúc mới sinh TT (số năm) = tối đa 85; tối thiểu = 25.Tỉ lệ biết đọc và biết viết ĐV (%) = tối đa 100; tối thiểu = 0.Tỉ lệ số học sinh HS (%) = tối đa 100; tối thiểu = 0.GDPPC-PPP (US$) = tối đa 40,000; tối thiểu = 100.Từ những số liệu và công thức trên, chỉ số của Việt-Nam vào năm 2004 được tính ra như sau:* Chỉ số tuổi thọ TT: 0.76* Chỉ số giáo dục GD (tổng hợp từ 2/3 chỉ số ĐV và 1/3 chỉ số HS): 0.81* Chỉ số GDP: 0.55* Chỉ số phát triển con người HDI: 0.709Kể từ 1990 đến nay HDI của Việt-Nam đã tăng từ 0.618 lên đến 0.661 vào năm 1995, 0.696 vào năm 2000, và 0.709 vào năm 2004. Phúc trình của LHQ cho thấy rằng những nước có cùng chỉ số HDI tương tự nhưng có thể có mức lợi tức khác nhau. Thí dụ như thứ hạng về HDI của Algeria và Việt-Nam lần lượt là 102 và 109. nhưng GDP đầu người theo mãi lực quân bình của hai nước này lần lượt là 6.603 MK và 2,745 MK.

3/ Chỉ số HDI của Việt-Nam tương đối cao so với nhiều nước nghèo đang phát triển là nhờ chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục tương đối cao đối với những nước này. Tuy nhiên chỉ số HDI của Việt-Nam còn thấp so với chỉ số trung bình của thế giới là 0.741 và của vùng Đông Á và Thái Bình Dương là 0.768. Lý do chính là lợi tức đo bằng GDP của Việt-Nam còn quá thấp và tạo ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống y tế và giáo dục. HDI cho thấy sự khác biệt lớn lao về sự khỏe mạnh và đời sống giữa các nước trên thế giới. Kể từ giữa thập niên 1970, chỉ số HDI của hầu hết các vùng trên thế giới đều gia tăng. Bắt đầu từ thập niên 1990, Đông và Nam Á châu tiếp tục thăng tiến cho đến nay, trong khi đó Trung Âu, Đông Âu và những nước trong Khối Thịnh Vượng Chung của các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States – CIS) suy yếu trong nửa đầu của thập niên 1990, và mới chỉ hồi phục trở lại mức độ trước khi có khủng hoảng. Cũng kể từ thập niên 1990, HDI của các nước trong vùng Trung Phi và Nam Phi về phía nam xa mạc Sahara (sub-Saharan Africa), ngoại trừ quốc gia Nam Phi không phát triển, một phần vì kinh tế thụt lùi, phần chính vì ảnh hưởng của bệnh HIV/AIDS làm giảm tuổi thọ của con người.

4/ Chỉ số phát triển con người đã mở rộng tầm nhìn về sự sức mạnh và tiến bộ kinh tế của mỗi quốc gia bằng cách liên kết lợi tức kinh tế với an sinh xã hội. Tuy nhiên chỉ số phát triển con người này vẫn chỉ có một giá trị tương đối vì chưa thật sự đo lường đầy đủ về sự phát triển toàn diện của con người. Thí dụ như hai chỉ số tuổi thọ và học vấn không nói lên được phẩm chất của chế độ y tế và giáo dục rất yếu kém hiện nay của Việt-Nam. Hơn nữa chỉ số HDI không bao gồm một yếu tố quan trọng như sự bất bình đẳng trong xã hội và những yếu tố khó đo lường hơn như tôn trọng nhân quyền bao gồm quyền lao động, quyền tín ngưởng, và .tự do chính trị. 4. Những chỉ số nghèo đóiĐối với những nước kém phát triển như Việt-Nam, những nhà xã hội học và kinh tế gia còn chú trọng đến tình trạng thiếu ăn thiếu mặc ở những quốc gia này. Vào đầu thập niên 1990 Việt-Nam định nghĩa một gia đình ở trong tình trạng thiếu ăn nếu mỗi người trong gia đình mỗi tháng có dưới 13 kg gạo tại vùng đô thị và 8 kg gạo tại vùng nông thôn. Đối với gia đình nghèo, chỉ tiêu như sau: dưới 20 kg gạo tại vùng đô thị và 15kg tại vùng nông thôn. Trong những năm 1995-1997, chỉ tiêu thiếu ăn được tăng lên 13 kg gạo tại vùng nông thôn. Đối với gia đình nghèo, tiêu chuẩn là 15 kg gạo ở nông thôn, miền núi và các hải đảo, 20 kg gạo đối với vùng dồng bằng, và 25 kg gạo tại vùng đô thị. Trong những năm 1997-2000, Việt-Nam bắt đầu đổi chỉ tiêu từ số lượng gạo sang số lợi tức tình bằng tiền Việt-Nam như sau:* 13 kg gạo cho mổi người trong những gia đình thiếu ăn tương đương với 45,000 đồng VN* 15 kg gạo cho mỗi người trong những gia đình nghèo ở nông thôn, miền núi và các hải đảo tương đương với 55,000 đồng VN.* 20 kg gạo cho mỗi người trong những gia đình nghèo ở vùng dồng bằng tương đương với 70,000 đồng VN.* 25 kg gạo cho mỗi người trong những gia đình nghèo tại vùng đô thị tương đưmg với 90,000 đồng VN.Trong khoảng thời gian 2001-2005, Việt-Nam một lần nữa lại gia tăng tiêu chuẩn nghèo tính bằng tiền VN: 80,000 đồng VN cho mỗi người trong những gia đình nghèo ở nông thôn, miền núi và các hải đảo, 100,000 đồng VN ở vùng dồng bằng và 150,000 đồng VN tại vùng đô thị. Kết quả là từ ngày “cởi trói” kinh tế, tỉ lệ nghèo đói của Việt-Nam giảm đáng kể từ 79% vào năm 1986 xuống còn 20% vào năm 2003. Vào tháng 10, 2005 Việt-Nam áp dụng chỉ tiêu mới về mức nghèo áp dụng trong giai đoạn 2005-2010: 211,00 đồng VN (134.4 Mỹ kim) hàng tháng cho mỗi người tại đô thị và 183,000 đồng VN (116.6 Mỹ kim) cho vùng nông thôn.

5/ Theo tiêu chuẩn mới này, tỉ lệ nghèo của Việt-Nam là 18.1% vào năm 2006.
6/ Mức nghèo đói vừa trình bầy hoàn toàn dựa vào số gạo tiêu thụ hoặc số lợi tức đầu người. Đây là một cách đo lường rất đơn sơ. Gần đây Chương Trình Phát Triển LHQ áp dụng chỉ số người nghèo (Human Poverty Index – HPI) cho những nước đang phát triển. Trong khi chỉ số phát triển con ngưới HDI chú trọng đến thành quả của các nước đạt được về ba phương diện lợi tức, sức khỏe và giáo dục, chỉ số người nghèo HPI đo lường sự thiếu thốn của con người về cả ba lãnh vực này. Rủi ro sức khoẻ tính bằng sắc xuất con người không sống quá 40 tuổi. Sự thiếu thốn về học vấn được đo lường bằng tỉ lệ mù chữ đối với lớp người lớn tuổi. Mức sống thấp được tính bằng thiếu nước uống trong sạch và tỉ lệ số trẻ em gầy ốm. Vì thiếu dữ kiện do đó tỉ lệ được hưởng dịch vụ y tế đã không được bao gồm trong công thức tính HPI.HPI = [1/3 (P1ª +P2ª + P3ª)] ¹/ªP1: sắc xuất bị chết trước 40 tuổi (%).P2: Tỉ lệ mù chữ (%).P3: số trung bình thường (unweighted average) của tỉ lệ dân số thiếu nước uống sạch và số trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân (%). ª = 3.Các con số của Việt-Nam vào năm 2004P1: sắc xuất bị chết trước 40 tuổi = 9.4 %.P2: Tỉ lệ mù chữ = 9.7%. P3A: tỉ lệ dân số thiếu nước uống sạch = 15% .P3B: tỉ lệ số trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân = 28% P3: số trung bình thường của P3A và P3B = 21.5%HPI của Việt-Nam vào năm 2004 = 15.7 Việt-Nam được xếp vào hạng 33 trong số 102 nước đang phát triển. 7/ 5. Kết luậnSức mạnh và tiến bộ kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào chính sách và kế hoạch thực hiện sự phát triển đất nước. Kinh Tế Gia Mahbub ul Haq đã viết trong phúc trình đầu tiên của LHQ về Phát Triển Con Người vào năm 1990 rằng “Mục tiêu căn bản của sự phát triển là tạo ra một môi trường để con người có một cuộc sống lâu bền, khoẻ mạnh, và hạnh phúc.” Nếu đo lường sức mạnh và tiến bộ kinh tế chỉ bằng GDP và mức tăng trưởng kinh tế, chúng ta bỏ ra ngoài yếu tố quan trọng là con người. Thước đo của sự tiến bộ chính là phẩm chất của đời sống con người về cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Tiềm năng phát triển con người của Việt-Nam còn rất rộng lớn nhưng chưa khai thác được. Lý do thứ nhất là hiệu năng quản trị tài nguyên và hành chánh còn thấp kém. Thứ hai chế độ độc đoán và tham nhũng hiện nay đã làm cản trở sự phát triển hệ thống y tế, xã hội và giáo dục. Do đó cải tổ hành chánh, xã hội và chính trị là điều phải làm để có thể giúp Việt-Nam tiến xa hơn và thu hẹp khoảng cách thua kém những nước Á châu khác.

Chú thích:
1/ Chỉ số tự do kinh tế The Heritage Foundation và the Wall Street Journal ước tính hàng năm.
2/ Chỉ số dân chủ do The Economist Intelligent Unit ước tính hàng năm.
3/ UNDP, “Human Development Report 2006,” New York: November 2006.
4/ UNDP, “Human Development Report 2006 – Human Development Indicators: Country Fact Sheets: Vietnam,” New York: November 2006.
5/ Vietnam News Brief, “Vietnam To Raise Poverty Line,” September 13, 2004.
6/ Vietnam News Brief, “Vietnam Targets To Reduce Poverty Rate to 16%,” January 12, 2007.
7/ UNDP, “Human Development Report 2006,” New York: November 2006. (*) Bài này khai triển từ bài phỏng vấn của RFA ngày 24.01.2007 do Biên Tập Viên Việt Long thực hiện. (Xin bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn)

Aucun commentaire: