1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 2 février 2007

Tuyen Ngon Tu Do Dan Chu cho VietNam 2006

Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam 2006

của 118 & 2.189 Chiến sĩ Dân chủ Hoà bình (CSDCHB) quốc nội Việt Nam Khối 8406 Công bố lần 13 (ngày 8 tháng 1-2007). Kỷ niệm 9 tháng Tuyên ngôn 8406 dựa trên 3 Văn bản nền tảng :

Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006 (Tuyên ngôn 8406)
& 10 Điều kiện cơ bản thiết yếu để cuộc Bầu cử Quốc hội 2007 Đa đảng Tự do Dân chủ thực sự (ngày 20-6-2006)
& Tiến trình Dân chủ hoá Việt Nam 4 giai đoạn 8 bước (ngày 22-8-2006)
.Danh sách Công bố lần 13 ngày 8-1-2007 dịp kỷ niệm 9 tháng Tuyên Ngôn 8406
gồm 2.189 CSDCHB & 420 gia đình quốc nội & 20 ngàn Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm & 483 gia đình nông dân Nam Bộ & 3.000 Tín hữu Tin Lành Tây Nguyên & 3.874 CSDCHB & 9 Đại diện CĐNVTD hải ngoại (3.883 CSDCHB) & 173 Chính khách Quốc tế bảo trợ Tuyên ngôn 8406, chưa kể hơn mấy chục ngàn CSDCHB ủng hộ trên các trang Web& ghi tên trong các cuộc biểu tình mà Khối 8406 chưa thể thống kê :

xem toàn bộ danh sách gồm 13 trang, dạng: pdf format
Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý đọc Tuyên ngôn
Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam in 2006 Audio in English

....................................................................................

Việt Nam, ngày 8 - 4 - 2006 & ngày 8 - 1 - 2007

- Công bố lần 2 ngày 27 tháng 4 năm 2006 (166 Công dân)
- Lần 3 ngày 01 tháng 5 năm 2006 (220 Công dân)
- Lần 4 kỷ niệm 01 tháng ngày 08 tháng 5 năm 2006 (424 Công dân + 420 gia đình)
- Lần 5, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (548 Công dân)
- Lần 6, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (1.663 Công dân)
- Lần 7, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (1.736 Công dân)
- Lần 8, ngày 8 tháng 8 năm 2006 (1.839 Công dân)
- Lần 9, ngày 8 tháng 9 năm 2006 (1.911 Công dân)
- Lần 10, ngày 8 tháng 10 năm 2006 (1.951 Công dân)
- Lần 11, ngày 8 tháng 11 năm 2006 (2.014 Công dân)
- Lần 12, ngày 8 tháng 12 năm 2006 (2.134 Công dân)
- Lần 13, ngày 8 tháng 1 năm 2007 (2.189 Công dân)

Kính gửi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,

Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng :

I. Thực trạng của Việt Nam

1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Độc lập Dân tộc và Khoảng trống quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (quân Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh ngày 15-8-1945 và thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền từ ngày 9-3-1945).
Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản Việt Nam tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là : bạo lực và khủng bố trấn áp !

2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng : " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : " Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi ". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được… ”. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945).
Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của Dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên.

3- Đến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “ Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác–Lênin ”. Và trong Điều Lệ, phần Mục Đích và Tôn Chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn : “ Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng… ”. Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.

II. Qui luật phổ biến toàn cầu

1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng : “ Đảng cộng sản Việt Nam... theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. ” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi !

2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá, biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử toàn Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước ! Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.

3- Chúng ta đều hiểu rằng : không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người hay một nhóm người nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn thay ! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954–2006), Đảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào ! Bởi lẽ các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam. Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công dân trước vận mệnh Đất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước :

III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh

1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây :

- Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2 : “ Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình ”. Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.

- Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21 : “ Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn ”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”.
Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

- Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lậpQuyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, được Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966, điều 7 và 8 : “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình… (với) quyền đình công…”. Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.

- Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18 : “ Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền đạo ”. Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.

2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả.

3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.

Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích cực của Đồng bào trong ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế. Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này, góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh, đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.
Đồng tuyên bố tại Việt Nam lần đầu ngày 08 tháng 4 năm 2006 (118 Công dân)Lần 2 ngày 27 tháng 4 năm 2006 (166 Công dân)Lần 3 ngày 01 tháng 5 năm 2006 (220 Công dân)Lần 4 kỷ niệm 01 tháng ngày 08 tháng 5 năm 2006 (424 Công dân + 420 gia đình)Lần 5 ngày 20 tháng 5 năm 2006 (548 Công dân)Lần 6 ngày 8 tháng 6 năm 2006 (1.663 Công dân)Lần 7 ngày 8 tháng 7 năm 2006 (1.736 Công dân) Lần 8 ngày 8 tháng 8 năm 2006 (1.893 Công dân)Lần 9 ngày 8 tháng 9 năm 2006 (1.911 Công dân)Lần 10 ngày 8 tháng 10 năm 2006 (1.951 Công dân)Lần 13 ngày 8 tháng 1 năm 2007 (2.189 Công dân)

1. Bác sĩ Nguyễn Xuân An, Thừa Thiên-Huế 2. Giáo viên Đặng Hoài Anh, Thừa Thiên-Huế3. Giáo viên Đặng Văn Anh, Thừa Thiên-Huế 4. Bác sĩ Lê Hoài Anh, Nha Trang5. Giáo sư Nguyễn Kim Anh, Thừa Thiên-Huế 6. Giáo sư Nguyễn Ngọc Anh, Đà Nẵng7. Nhân viên Trịnh Cảnh, Vũng Tàu 8. Linh mục F.X. Lê Văn Cao, Thừa Thiên-Huế9. Giáo viên Lê Cẩn, Thừa Thiên-Huế 10. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn, Thừa Thiên-Huế11. Giáo viên Trần Thị Minh Cầm, Thừa Thiên-Huế 12. Linh mục G. Nguyễn Văn Chánh, Thừa Thiên-Huế13. Giáo viên Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ 14. Giáo sư Hoàng Minh Chính, Hà Nội15. Giáo viên Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi 16. Thạc sĩ Đặng Quốc Cường, Thừa Thiên-Huế17. Nhân viên Nguyễn Đắc Cường, Phan Thiết 18. Doanh nhân Hồ Ngọc Diệp, Đà Nẵng19. Giáo viên Trần Doãn, Quảng Ngãi 20. Công dân Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn21. Giáo viên Hồ Anh Dũng, Thừa Thiên-Huế 22. Giáo sư Trương Quang Dũng, Thừa Thiên-Huế23. Bác sĩ Hà Xuân Dương, Thừa Thiên-Huế 24. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội25. Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hà Nội 26. Kế toán Trần Văn Đón, Phan Thiết27. Bác sĩ Hồ Đông, Vĩnh Long 28. Linh mục Pr Nguyễn Hữu Giải, Thừa Thiên-Huế29. Doanh nhân Trần Văn Ha, Đà Nẵng 30. Giáo viên Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ 31. Bác sĩ Lê Thị Ngân Hà, Thừa Thiên-Huế 32. Giáo viên Lê Nguyễn Xuân Hà, Thừa Thiên-Huế33. Công dân Vũ Thuý Hà, Hà Nội 34. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn35. Giáo viên Trần Thạch Hải, Hải Phòng 36. Kế toán Trần Việt Hải, Vũng Tàu37. Kỹ sư Đoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu 38. Doanh nhân Nguyễn Thị Hạnh, Đà Nẵng39. Giáo viên Phan Thị Minh Hạnh, Thừa Thiên-Huế 40. Giáo sư Đặng Minh Hảo, Thừa Thiên-Huế41. Nhân viên Trần Hảo, Vũng Tàu 42. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn43. Giáo viên Lê Lệ Hằng, Thừa Thiên-Huế 44. Linh mục Giuse Nguyễn Đức Hiểu, Bắc Ninh 45. Y tá Chế Minh Hoàng, Nha Trang 46. Giáo viên Văn Đình Hoàng, Thừa Thiên-Huế47. Giáo viên Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn 48. Giáo sư Nguyễn Minh Hùng, Thừa Thiên-Huế49. Linh mục Gk Nguyễn Văn Hùng, Thừa Thiên-Huế 50. Giáo viên Phan Ngọc Huy, Thừa Thiên-Huế51. Giáo viên Lê Thị Thanh Huyền, Thừa Thiên-Huế 52. Giáo viên Đỗ Thị Minh Hương, Thừa Thiên-Huế 53. Thạc sĩ Mai Thu Hương, Hải Phòng 54. Y tá Trần Thu Hương, Đà Nẵng55. Phó Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kế, Thừa Thiên-Huế 56. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn57. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh, Thừa Thiên-Huế 58. Giáo viên Nguyễn Đăng Khoa, Thừa Thiên-Huế59. Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội

60. Nhân viên Bùi Lăng, Phan Thiết61. Giáo viên Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn 62. Hội trưởng PGHHTT Lê Quang Liêm, SGN63. Bác sĩ Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn 64. Linh mục G.B. Nguyễn Cao Lộc, Thừa Thiên-Huế65. Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Bắc Ninh 66. Giáo viên Ma Văn Lựu, Hải Phòng67. Giáo viên Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng 68. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Thừa Thiên-Huế 69. Giáo viên Cái Thị Mai, Hải Phòng 70. Giáo viên Cao Thị Xuân Mai, Thừa Thiên-Huế71. Giáo viên Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn 72. Nhân viên Hà Văn Mầu, Cần Thơ73. Giáo viên Phan Văn Mậu, Thừa Thiên-Huế 74. Nhân viên Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ75. Giáo viên Ma Văn Minh, Thừa Thiên-Huế 76. Giáo viên Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn77. Bác sĩ Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, Đà Nẵng 79. Công dân Bùi Kim Ngân, Hà Nội79. Thạc sĩ Đặng Hoài Ngân, Thừa Thiên-Huế 80. Linh mục G.B. Lê Văn Nghiêm, Thừa Thiên-Huế81. Mục sư HTTL Ngô Hoài Nở, Sài Gòn 82. Giáo viên Lê Hồng Phúc, Hải Phòng83. Linh mục Đa Minh Phan Phước, Thừa Thiên-Huế 84. Kỹ sư Võ Lâm Phước, Sài Gòn85. Linh mục Giuse Cái Hồng Phượng, Thừa Thiên-Huế 86. Mục sư HTTL Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn87. Kỹ sư Tạ Minh Quân, Cần Thơ 88. Linh mục Augustinô Hồ Văn Quý, Thừa Thiên-Huế89. Linh mục Giuse Trần Văn Quý, Bùi Chu 90. Bác sĩ Võ Văn Quyền, Vĩnh Long91. Bác sĩ Trần Thị Sen, Nha Trang 92. Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc, Vĩnh Long93. Kỹ sư Hoàng Sơn, Hải Phòng 94. Linh mục Phaolô Ngô Thanh Sơn, Thừa Thiên-Huế95. Giáo sư Nguyễn Anh Tài, Đà Nẵng 96. Kỹ sư Đỗ Hồng Tâm, Hải Phòng 97. Bác sĩ Tạ Minh Tâm, Cần Thơ 98. Giáo sư Nguyễn Thành Tâm, Thừa Thiên-Huế99. Mục sư HTTL Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn 100. Giáo viên Nguyễn Bình Thành, Thừa Thiên-Huế101. Giáo viên Văn Bá Thành, Thừa Thiên-Huế 102. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ, Đồng Tháp103. Thạc sĩ Trần Mạnh Thu, Hải Phòng 104. Giáo sư Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn105. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội 106. Cựu Sĩ quan Trần Dũng Tiến, Hà Nội107. Linh mục Têphanô Chân Tín, Sài Gòn 108. Giáo viên Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội109. Nhân viên Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết 110. Giáo viên Chế Thị Hồng Trinh, Thừa Thiên-Huế111. Bác sĩ Nguyễn Anh Tú, Đà Nẵng 112. Bác sĩ Đoàn Minh Tuấn, Sài Gòn113. Giáo viên Lê Trí Tuệ, Hải Phòng 114. Y tá Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang115. Giáo viên Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi 116. Giáo viên Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ117. Thạc sĩ Hồ Ngọc Vĩnh, Đà Nẵng 118. Kỹ sư Lâm Đình Vĩnh, Sài Gòn*(08-4-2006)

Xem toàn bộ danh sách 2.189 Công dân đồng ký tên (13 trang, dạng: .pdf format)


Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam in 2006 by 118 Vietnamese fighters in Vietnam Audio in English


http://www.tdngonluan.com/

Aucun commentaire: