Mặc dầu đã có nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng bênh vực, Luật sư Bùi Thị Kim Thành vẫn còn bị giam giữ
2007.02.18
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Từ hơn 3 tháng nay, nữ luật sư bênh vực dân oan Bùi Kim Thành vẫn bị giam giữ tại khoa pháp y B4, bệnh viện tâm thần Biên Hoà tuy chưa có một án lệnh hay bệnh án cụ thể nào được công bố, mặc dù đã có nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam phóng thích bà.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Luật sư Bùi Kim Thành. File photo
Bấy lâu nay, ngoại trừ thân nhân, không ai được phép vào thăm viếng hoặc gửi quà cho bà. Hôm chủ nhật vừa qua, một số dân oan từng được luật sư Thành trợ giúp pháp lý đã tìm cách tiếp xúc được với bà, và được biết chính người nhà của bà đã có đơn xin bảo lãnh nhưng bị chính quyền từ chối. Qua câu chuyện với Trà Mi, anh Bình, một dân oan từ miền Tây, thuật lại chi tiết buổi gặp gỡ.
Dân oan từ miền Tây: Chủ nhật trước chúng tôi có vào thăm luật sư Thành, được tiếp xúc trực tiếp với bà khoảng 10 phút.
Trà Mi: Được biết là lâu nay bà con dân oan không được phép tiếp xúc với luật sư Thành, nhưng lần này vì lý do gì mà bà con được gặp trực tiếp luật sư, thưa anh?
Dân oan từ miền Tây: Lần này vì chủ nhật bệnh viện vắng, họ nghỉ việc, chúng tôi lén đến thăm lúc đó chỉ còn duy nhất 1 người trực ở đó nên chúng tôi năn nỉ mãi người này mới động lòng cho gặp 5 phút, nhưng chúng tôi ráng nấn ná nói chuyện được 10 phút, chứ không phải dễ gì gặp được chị Thành.
Trà Mi: Anh thấy tình trạng sức khoẻ của luật sư Thành trong lần gặp gỡ này như thế nào?
Dân oan từ miền Tây: Lúc này có vẻ luật sư cũng tiều tuỵ, không được mạnh khoẻ như trước kia, vì bị chích thuốc nhiều quá, mấy chục mũi thuốc rồi mà các loại thuốc đó gây ảnh hưởng dữ lắm. Thấy chị Thành khờ khạo đi, không còn minh mẫn như lúc trước nữa vì nhiều khi họ cũng cố tình làm vậy để tạo chứng cớ.
Lúc này có vẻ luật sư cũng tiều tuỵ, không được mạnh khoẻ như trước kia, vì bị chích thuốc nhiều quá, mấy chục mũi thuốc rồi mà các loại thuốc đó gây ảnh hưởng dữ lắm. Thấy chị Thành khờ khạo đi, không còn minh mẫn như lúc trước nữa vì nhiều khi họ cũng cố tình làm vậy để tạo chứng cớ.
Dân oan từ miền Tây
Họ đã lỡ đưa vào đây với lý do tâm thần mà dân chúng tôi kiện nhiều quá, quốc tế cũng lên án nhiều thì chắc họ cũng làm sao để chị Thành có dấu hiệu bị tâm thần, nếu sau này đưa ra ánh sáng mà chị Thành không bị bệnh thì họ sẽ lãnh trách nhiệm.
Trà Mi: Luật sư Bùi Kim Thành có cho biết tình trạng của bà hiện nay trong bệnh viện tâm thần Biên Hoà ra sao, được đối đãi và điều trị như thế nào không ạ?
Dân oan từ miền Tây: Luật sư nói là có khi dấu thuốc được thì quăng đi sợ uống nhiều bị ảnh hưởng, có khi có người bắt ép phải uống. Thật ra không hỏi được nhiều vì gặp ngắn ngủi quá. Với lại chúng tôi có hỏi thăm tình hình gia đình luật sư ra sao.
Chị Thành có cho biết chồng chị có làm đơn xin bảo lãnh cho chị về nhưng chính quyền không cho với lý do giữ lại để trị bệnh, nhưng thật ra đây là một hình thức giam lỏng chị ấy mà thôi. Chính luật sư Thành nói với tôi là nếu có được thả về chắc cũng phải đợi ít nhất là sau bầu cử quốc hội vì theo bà, có lẽ họ không thả bà ra là vì sợ bà ra ứng cử gây ảnh hửơng vì mấy năm trước bà có ứng cử nhiều lần rồi nhưng bị ngăn cản.
Trà Mi: Ngoài ra thì luật sư Thành có nhắn gửi gì với bà con dân oan hay không?
Dân oan từ miền Tây: Chị Thành có dặn nhắn với dân oan là bà con hãy tiếp tục cố gắng, vì chị hiện nay vì tình trạng sức khoẻ, sự ảnh hưởng tính mạng và con cái gia đình nên chị xin tạm ngưng không làm luật sư cho dân oan và cho đảng dân chủ nữa. Chị ấy cũng động viên chúng tôi nên cố gắng, dù không có luật sư Thành thì cũng phải vươn lên, đừng khuất phục trước thế lực nào.
Luật sư Thành tâm sự nói rằng trong ấy bây giờ chị cũng chán nản, bực bội quá, như chim bị nhốt trong lồng. Chị cũng nán và buồn lắm nên mới xin nghỉ không làm luật sư cho dân, cho đảng dân chủ nữa để họ thả chị về đoàn tụ với gia đình dịp Tết mà cũng không được. Nhiều nơi đã lên tiếng mà nhà nước này coi như mắt nhắm tai ngơ không ai nghe hết.
Trà Mi: Luật sư Thành có cho biết là trong thời gian bà bị giam từ 3 tháng nay có phái đoàn nước ngoài nào đến thăm và làm việc hay gặp gỡ bà trong bệnh viện Biên Hoà hay không?
Dân oan từ miền Tây: Chưa, bà nói có nghe đồn vậy thôi chứ chưa thấy ai đến hỏi chuyện, tiếp xúc với bà cả.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
(Xin theo dõi nội dung câu chuyện trong phần âm thanh bên trên)
Theo dòng câu chuyện:
- Lời kể của một nạn nhân từng bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa (phần 2)
- Lời kể của một nạn nhân từng bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa (phần 1)
- Đơn tố cáo của nữ Luật sư Bùi Kim Thành
- Nữ Luật sư Bùi Kim Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần?
Thông tin trên mạng:
- Viet Nam: Fear for safety/torture/ill-treatment/arbitrary detention: Bui Thi Kim Thanh (f)
- Viet Nam: Fear for safety/torture/ill-treatment/arbitrary detention: Bui Thi Kim Thanh (f)
- Lawyer Bui Thi Kim Thanh is being held against her will
- Viet Nam: Human rights defender held against her will
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tình trạng nguy cấp về sức khoẻ của nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Chủ tịch Sáng hội Rafto trả lời phỏng vấn RFA về chuyện bị cấm vào Việt Nam
Nhiều dấu hiệu "quan ngại" được phát hiện ngay tại tư gia của bác sĩ Phạm Hồng Sơn
Ky sư Bạch Ngọc Dương bị hành hung trên đường phố Hà Nội
Kỷ sư Bạch Ngọc Dương thuật lại chuyện bị công an hành hung
Bà Bùi Thị Kim Ngân: Anh Bình bị kỳ thị và phải còng tay khi đi khám bệnh
Dân oan trông mong vào công lý và quản trị của chính phủ
Luật sư Lê Thị Công Nhân kể lại sự việc bị công an bố ráp, bắt giữ
Phỏng vấn thân mẫu luật sư Lê Thị Công Nhân về việc khám nhà vừa qua
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
lundi 19 février 2007
lundi 12 février 2007
index
- World Time - The World Clock - Time Zones - World Time
- Menu: Audio Hoi luan va thoi su
VIET NAM
* Tuyên ngôn Tudo Dân Chủ 2006, khối 8406 : đọc bởi Lm NV Lý
* Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý (Bản tin ngày 22-03-2007)
* Thay luật sư bào chữa cho nhóm Lm. Lý và hai Ls. Nhân & Ðài
* http://taychaybaucu20x5.com/
* Tại sao việc Tẩy chay Bầu cử QH độc đảng 2007 chắc chắn thành công?
1- Thời sự VN - Thế giới - [Google News]
2- Tin tức - đấu tranh Tự do Dân chủ cho VN
3- HV: thủ đoạn - tội ác cs (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8- đ/v Tôn giáo)
* Kẻ trộm linh hồn
* TÌM THỦ PHẠM CÁC TỘI ÁC CỦA VC - (bis)
* TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN !!
___________________________________________________
______ DAT NUOC TOI ______
Nước VN chạy dài từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau !!
-----
Phản ứng của dư luận Việt Nam về vụ bắt giữ các nhà tranh đấu
2007.03.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vào ngày thứ hai 12 tháng 3 vừa qua, nhiều cơ quan truyền thông trong nước loan tin việc hai luật sư bất đồng chính kiến vừa mới bị cơ quan công an Việt Nam bắt tạm giam về tội danh tuyên truyền chống phá nhà nuớc XHCN, nay bị xóa tên khỏi đòan luật sư Hà Nội và bị rút thẻ hành nghề.
Nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe
Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân. File Photo
Đó là ý kiến của phía chính quyền được phương tiện thông tin đại chúng trong nước loan đi. Trong khi đó tin tức từ một số hãng thông tấn quốc tế như Reuters cho biết đại diện của ít nhất 30 quốc gia đã bày tỏ quan ngại về những vụ bắt bớ đối lập gần đây; còn luồng ý kiến ngược lại ở ngay chính trong nước thì thế nào? Gia Minh trình bày vấn đề trong phần sau.
Các trang báo mạng của Việt Nam như Tuổi Trẻ, VNExpress, Hà Nội Mới, Dân Trí, Lao Động… vào ngày đầu tuần này đều đăng bài với nội dung lên án hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là vi phạm phát luật Việt Nam.
Riêng tờ Lao Động online trích đăng lại bài viết của tờ An Ninh Nhân Dân trong mục Bạn Đọc Viết nhưng đó là bài trích đăng hòan tòan.
Về phía một số người sau khi nghe tin về việc bắt giữ hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân do các họat động đấu tranh cho dân chủ lâu nay thì họ có ý kiến trái ngược với những phần nội dung của các bài báo đề cập đến thân thế cũng như và quá trình họat động của luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.
Ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh năm nay đã 75 tuổi từ Hải Phòng, có bài viết đưa lên mạng trong tuần qua. Lời văn chân tình như “Với Lê thị Công Nhân, tôi chỉ là một người dưng… nhưng khi nghe tin Đài và con bị bắt, lòng tôi quặn đau, căm phẫn và vô cùng lo lắng cho con hơn cả con gái của mình. Vì con gái tôi nó vốn là đứa yếu đuối nhút nhát. Nếu bị bắt nó sẽ cam lòng khuất phục, còn con là đứa con gái bé bỏng nhưng đầy lòng can đảm, nhà cầm quyền cộng sản sẽ tiêu diệt đến cùng lòng dũng cảm của con”.
Và ông khần thiết kếu gọi các vị lãnh đạo những quốc gia, cộng đồng dân chủ như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản lên tiếng can thiệp cho nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Ông có phát biểu: “Trước hết tôi đã bảo rằng cả cuộc đời chính chiến của tôi người ta nói chúng tôi gan dạ, nhưng tôi phải ngã mũ chào lớp trẻ như Lê thị Công Nhân và một số an hem khác nữa. Đằng trước tuổi trẻ của họ còn là sự nghiệp, tri thức, tiền bạc, hạnh phúc riêng tư mà dám dấn thân vào cuộc đấu tranh cho dân chủ thế này thì chúng tôi kính trọng các cháu.”
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều người dân do oan ức vì bị xử không công bằng trong những vụ tranh chấp với các cơ quan chính quyền địa phương phải ra tận trung ương để khiếu kiện.
Trong quá trình đó họ tìm đến những vị luật sư và một số nhà công khai đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam để xin ý kiến tư vấn giúp đỡ về mặt pháp lý.
Cả cuộc đời chính chiến của tôi người ta nói chúng tôi gan dạ, nhưng tôi phải ngã mũ chào lớp trẻ như Lê thị Công Nhân và một số anh em khác nữa. Đằng trước tuổi trẻ của họ còn là sự nghiệp, tri thức, tiền bạc, hạnh phúc riêng tư mà dám dấn thân vào cuộc đấu tranh cho dân chủ thế này thì chúng tôi kính trọng các cháu.
Cựu chiến binh Quân đội Nhân dân VN Vũ Cao Quận, Hải Phòng.
Văn phòng tư vấn luật Thiên Ân do luật sư Nguyễn Văn Đài làm giám đốc và luật sư Lê thị Công Nhân có tham gia làm việc tại đó. Chị Vũ Thanh Phương, một người trong số những người dân phải ra tận Hà Nội để khiếu kiện và từng tiếp xúc với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đưa ra ý kiến về sự kiện tạm bắt giam đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền gần đây:
“Nếu căn cứ theo hiến pháp nuớc CHXHCNVN, và các công cước quốc tế về những quyền căn bản của con nguời thì luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân không vi phạm gì hết.”
Sau khi diễn ra sự việc bắt bớ những nhà công khai đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam thì nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Phòng cũng bày tỏ ý kiến qua bài viết đưa lên mạng.
Trong bài viết của nhà văn này có đọan đề cập đến trường hợp nữ luật sư Lê thị Công Nhân: “Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tqâm hồn và ý chí đang qua lại ngòai kia ví bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền,hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nổi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển speaker… đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cũng có những phát biểu sau đây về vấn đề liên quan: “Việc bắt giam Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân là việc làm vô cùng nham hiểm, vừa vi hiến và vừa bất nhân và như tôi viết là ‘khỏi vòng cong đuôi”.
Bà Bùi thị Kim Ngân, vợ của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, người đang ờ trong tù cũng vì tội có những bài viết đòi hỏi chính quyền Hà Nội và Đảng Cộng Sản tôn trọng nhân quyền, bày tỏ suy nghĩ trứơc khi hay tin hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân bị gắt tạm giam: “Sự đe dọa và khó khăn của các anh chị thì tôi biết là hằng tuần đều phải đi làm việc nhưng tôi không nghĩ lại nghiêm trọng đến thế.”
Ông Phạm Hồng Sơn, người từng bị chính quyền Hà Nội kế án tù giam do dịch tài liệu ‘Thế nào là dân chủ’ trên trang mạng của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ra tiếng Việt, cũng có bài viết phân tích về những kết án mà cơ quan an ninh đang ghép cho hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân, rồi ông phạm Hồng Sơn có yêu cầu “Nếu như sự cáo buộc cũng như quá trình tố tụng không đảm bảo được tính công khai, minh bạch- xu hướng tiến bộ của nhân lọai, thì chính những cáo buộc, truy tố đó là phản động.”
Người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam là ông Lê Dũng thì nhất mực nói rắng ở Việt Nam không hề có những tù nhân lương tâm bị bắt giam vì chính kiến khác biệt của họ đối với nhà cầm quyền.
Bạn nghĩ gì về chiến dịch bắt bớ, trấn áp hiện nay nhắm vào các nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn.
email: vietweb@rfa.org
Theo nhận định của nhiều người trong nước thì sau khi Việt Nam đăng cai tổ chức thượng đĩnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế Á châu- Thái bình Dương và được thu nạp vào Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO thì nay chính quyền Hà Nội ra tay đàn áp các thành phần đối lập trong nước.
Tiếng Việt
nguon
--------------------------------------------------------------------------------
© 2007 Radio Free Asia
-------------------------------------------------------------------
Các tin, bài liên quan
Hội luận trong-ngoài nước về điều 88, tội tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN
Công an Hà Nội bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân
Phỏng vấn Nữ Dân biểu Zoe Lofgren về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Công an đe doạ sẽ doạ bắt ông Phương Nam-Đỗ Nam Hải nếu tham dự cuộc hội luận với RFA
Cập nhật những thông tin về Linh mục Nguyễn Văn Lý
2 Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị xóa tên khỏi Luật sư đoàn Hà Nội
Nữ Dân biểu Zoe Lofgren yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ quan tâm đến vấn đề đàn áp dân chủ tại VN
Tình trạng hiên nay của Luật sư Nguyễn Văn Đài trong tù
Việt Nam bác bỏ cáo buộc gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
-----------------------------------------------------------------
Tham khao them:
- SỰ THẬT VỀ VIỆC BÃI BỎ NGHỊ ĐỊNH 31/CP NGÀY 14.4.1997
- 16/3/07 - VC sẽ mang cha Ly xử theo luật rừng
- Thư gởi chị Lê thị Công Nhân nguon
- Phát biểu của ls Le thi Công Nhân nhân dịp có cuộc biểu tình ở USA phản đối cs đàn áp Lm Lý (audio) bai viet
- Vết nhơ của giới trí thức VN : Luật sư đoàn Hà Nội
- gs NCKet_Hoi thao va tuong trinh ve Nhan quyen o VN truoc to chuc quoc te tai Oslo Nauy
___________________________________________________
Vdict
- Menu: Audio Hoi luan va thoi su
VIET NAM
* Tuyên ngôn Tudo Dân Chủ 2006, khối 8406 : đọc bởi Lm NV Lý
* Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý (Bản tin ngày 22-03-2007)
* Thay luật sư bào chữa cho nhóm Lm. Lý và hai Ls. Nhân & Ðài
* http://taychaybaucu20x5.com/
* Tại sao việc Tẩy chay Bầu cử QH độc đảng 2007 chắc chắn thành công?
1- Thời sự VN - Thế giới - [Google News]
2- Tin tức - đấu tranh Tự do Dân chủ cho VN
3- HV: thủ đoạn - tội ác cs (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8- đ/v Tôn giáo)
* Kẻ trộm linh hồn
* TÌM THỦ PHẠM CÁC TỘI ÁC CỦA VC - (bis)
* TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN !!
___________________________________________________
______ DAT NUOC TOI ______
Nước VN chạy dài từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau !!
-----
Phản ứng của dư luận Việt Nam về vụ bắt giữ các nhà tranh đấu
2007.03.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vào ngày thứ hai 12 tháng 3 vừa qua, nhiều cơ quan truyền thông trong nước loan tin việc hai luật sư bất đồng chính kiến vừa mới bị cơ quan công an Việt Nam bắt tạm giam về tội danh tuyên truyền chống phá nhà nuớc XHCN, nay bị xóa tên khỏi đòan luật sư Hà Nội và bị rút thẻ hành nghề.
Nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe
Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân. File Photo
Đó là ý kiến của phía chính quyền được phương tiện thông tin đại chúng trong nước loan đi. Trong khi đó tin tức từ một số hãng thông tấn quốc tế như Reuters cho biết đại diện của ít nhất 30 quốc gia đã bày tỏ quan ngại về những vụ bắt bớ đối lập gần đây; còn luồng ý kiến ngược lại ở ngay chính trong nước thì thế nào? Gia Minh trình bày vấn đề trong phần sau.
Các trang báo mạng của Việt Nam như Tuổi Trẻ, VNExpress, Hà Nội Mới, Dân Trí, Lao Động… vào ngày đầu tuần này đều đăng bài với nội dung lên án hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là vi phạm phát luật Việt Nam.
Riêng tờ Lao Động online trích đăng lại bài viết của tờ An Ninh Nhân Dân trong mục Bạn Đọc Viết nhưng đó là bài trích đăng hòan tòan.
Về phía một số người sau khi nghe tin về việc bắt giữ hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân do các họat động đấu tranh cho dân chủ lâu nay thì họ có ý kiến trái ngược với những phần nội dung của các bài báo đề cập đến thân thế cũng như và quá trình họat động của luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.
Ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh năm nay đã 75 tuổi từ Hải Phòng, có bài viết đưa lên mạng trong tuần qua. Lời văn chân tình như “Với Lê thị Công Nhân, tôi chỉ là một người dưng… nhưng khi nghe tin Đài và con bị bắt, lòng tôi quặn đau, căm phẫn và vô cùng lo lắng cho con hơn cả con gái của mình. Vì con gái tôi nó vốn là đứa yếu đuối nhút nhát. Nếu bị bắt nó sẽ cam lòng khuất phục, còn con là đứa con gái bé bỏng nhưng đầy lòng can đảm, nhà cầm quyền cộng sản sẽ tiêu diệt đến cùng lòng dũng cảm của con”.
Và ông khần thiết kếu gọi các vị lãnh đạo những quốc gia, cộng đồng dân chủ như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản lên tiếng can thiệp cho nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Ông có phát biểu: “Trước hết tôi đã bảo rằng cả cuộc đời chính chiến của tôi người ta nói chúng tôi gan dạ, nhưng tôi phải ngã mũ chào lớp trẻ như Lê thị Công Nhân và một số an hem khác nữa. Đằng trước tuổi trẻ của họ còn là sự nghiệp, tri thức, tiền bạc, hạnh phúc riêng tư mà dám dấn thân vào cuộc đấu tranh cho dân chủ thế này thì chúng tôi kính trọng các cháu.”
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều người dân do oan ức vì bị xử không công bằng trong những vụ tranh chấp với các cơ quan chính quyền địa phương phải ra tận trung ương để khiếu kiện.
Trong quá trình đó họ tìm đến những vị luật sư và một số nhà công khai đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam để xin ý kiến tư vấn giúp đỡ về mặt pháp lý.
Cả cuộc đời chính chiến của tôi người ta nói chúng tôi gan dạ, nhưng tôi phải ngã mũ chào lớp trẻ như Lê thị Công Nhân và một số anh em khác nữa. Đằng trước tuổi trẻ của họ còn là sự nghiệp, tri thức, tiền bạc, hạnh phúc riêng tư mà dám dấn thân vào cuộc đấu tranh cho dân chủ thế này thì chúng tôi kính trọng các cháu.
Cựu chiến binh Quân đội Nhân dân VN Vũ Cao Quận, Hải Phòng.
Văn phòng tư vấn luật Thiên Ân do luật sư Nguyễn Văn Đài làm giám đốc và luật sư Lê thị Công Nhân có tham gia làm việc tại đó. Chị Vũ Thanh Phương, một người trong số những người dân phải ra tận Hà Nội để khiếu kiện và từng tiếp xúc với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đưa ra ý kiến về sự kiện tạm bắt giam đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền gần đây:
“Nếu căn cứ theo hiến pháp nuớc CHXHCNVN, và các công cước quốc tế về những quyền căn bản của con nguời thì luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân không vi phạm gì hết.”
Sau khi diễn ra sự việc bắt bớ những nhà công khai đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam thì nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Phòng cũng bày tỏ ý kiến qua bài viết đưa lên mạng.
Trong bài viết của nhà văn này có đọan đề cập đến trường hợp nữ luật sư Lê thị Công Nhân: “Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tqâm hồn và ý chí đang qua lại ngòai kia ví bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền,hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nổi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển speaker… đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cũng có những phát biểu sau đây về vấn đề liên quan: “Việc bắt giam Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân là việc làm vô cùng nham hiểm, vừa vi hiến và vừa bất nhân và như tôi viết là ‘khỏi vòng cong đuôi”.
Bà Bùi thị Kim Ngân, vợ của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, người đang ờ trong tù cũng vì tội có những bài viết đòi hỏi chính quyền Hà Nội và Đảng Cộng Sản tôn trọng nhân quyền, bày tỏ suy nghĩ trứơc khi hay tin hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân bị gắt tạm giam: “Sự đe dọa và khó khăn của các anh chị thì tôi biết là hằng tuần đều phải đi làm việc nhưng tôi không nghĩ lại nghiêm trọng đến thế.”
Ông Phạm Hồng Sơn, người từng bị chính quyền Hà Nội kế án tù giam do dịch tài liệu ‘Thế nào là dân chủ’ trên trang mạng của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ra tiếng Việt, cũng có bài viết phân tích về những kết án mà cơ quan an ninh đang ghép cho hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân, rồi ông phạm Hồng Sơn có yêu cầu “Nếu như sự cáo buộc cũng như quá trình tố tụng không đảm bảo được tính công khai, minh bạch- xu hướng tiến bộ của nhân lọai, thì chính những cáo buộc, truy tố đó là phản động.”
Người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam là ông Lê Dũng thì nhất mực nói rắng ở Việt Nam không hề có những tù nhân lương tâm bị bắt giam vì chính kiến khác biệt của họ đối với nhà cầm quyền.
Bạn nghĩ gì về chiến dịch bắt bớ, trấn áp hiện nay nhắm vào các nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn.
email: vietweb@rfa.org
Theo nhận định của nhiều người trong nước thì sau khi Việt Nam đăng cai tổ chức thượng đĩnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế Á châu- Thái bình Dương và được thu nạp vào Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO thì nay chính quyền Hà Nội ra tay đàn áp các thành phần đối lập trong nước.
Tiếng Việt
nguon
--------------------------------------------------------------------------------
© 2007 Radio Free Asia
-------------------------------------------------------------------
Các tin, bài liên quan
Hội luận trong-ngoài nước về điều 88, tội tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN
Công an Hà Nội bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân
Phỏng vấn Nữ Dân biểu Zoe Lofgren về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Công an đe doạ sẽ doạ bắt ông Phương Nam-Đỗ Nam Hải nếu tham dự cuộc hội luận với RFA
Cập nhật những thông tin về Linh mục Nguyễn Văn Lý
2 Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị xóa tên khỏi Luật sư đoàn Hà Nội
Nữ Dân biểu Zoe Lofgren yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ quan tâm đến vấn đề đàn áp dân chủ tại VN
Tình trạng hiên nay của Luật sư Nguyễn Văn Đài trong tù
Việt Nam bác bỏ cáo buộc gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
-----------------------------------------------------------------
Tham khao them:
- SỰ THẬT VỀ VIỆC BÃI BỎ NGHỊ ĐỊNH 31/CP NGÀY 14.4.1997
- 16/3/07 - VC sẽ mang cha Ly xử theo luật rừng
- Thư gởi chị Lê thị Công Nhân nguon
- Phát biểu của ls Le thi Công Nhân nhân dịp có cuộc biểu tình ở USA phản đối cs đàn áp Lm Lý (audio) bai viet
- Vết nhơ của giới trí thức VN : Luật sư đoàn Hà Nội
- gs NCKet_Hoi thao va tuong trinh ve Nhan quyen o VN truoc to chuc quoc te tai Oslo Nauy
___________________________________________________
HoaiVong
Index:qhx cadao
CheckIp Index:qhx
Vdict
mardi 6 février 2007
Nhan xet tong quat ve HP nuoc CHXHCN VN 1992
Luật Sư Đào Tăng Dực:
NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992
(Trích cuốn “Việt Nam Dân Chủ Tranh Đấu Luận” của Luật Sư Đào Tăng Dực, Việt Luận Xuất Bản năm 1997,tt172-194, Tại Sydney, Úc Đại Lợi)
Trong khi hàng ngũ quốc gia chưa được củng cố thực sự thì người cộng sản đã có những biện pháp trên nguyên tắc để biện minh cho sự hiện hữu tiếp tục của họ trong lịch sử, và trên thực tế, để củng cố quyền hành của đảng.
Đó là sự sáng tạo và đề cao quan điểm mà họ mệnh danh một cách kiêu sa là “Pháp chế xã hội chủ nghiã”, được thể hiện trọn vẹn trong bản hiến pháp 1992. Sau khi đã đọc bản hiến pháp này rồi thì chúng ta nhận thấy rằng, nếu các đảng phái quốc gia làm cho chúng ta thất vọng vì tính chất thiếu chuyên nghiệp của họ như là những tổ chức chính trị, thì đảng cộng sản Việt Nam lại càng làm cho chúng ta thất vọng lớn lao hơn vì sự thiếu lương tri và lòng tham không đáy của họ.
Thật vậy ngày 19.7.1992, người cộng sản Việt Nam cho bầu quốc hội theo hiến pháp mới. Là những người Việt quan tâm đến vận mệnh của đất nước, khi đọc bản hiến pháp năm 1992, ở mặt tiêu cực chúng ta nhận thấy văn kiện này chỉ nhằm thể hiện quyền lợi cá nhân của một số lãnh tụ chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam qua các phương thức sau đây:
1. Tạo ra một bản hiến pháp với một hệ thống quyền lực phức tạp nhưng dưới sự khống chế tuyệt đối của đảng CSVN, để đảng này có thể phân chia quyền lợi cho nhiều lãnh tụ và phe phái khác nhau trong giới lãnh đạo đảng, hầu tránh sự đổ vỡ nội bộ.
2. Với một tinh thần “sáng tạo” mà không một luật gia nào của thế giới văn minh có thể hiểu nổi, cộng sản Việt Nam đưa ra một quan niệm gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa” để làm căn bản cho bản hiến pháp (điều 12). Bởi vì chế độ “pháp chế xã hội chủ nghĩa” là một chế độ rất “sáng tạo” nên, theo bản hiến pháp này, đảng Cộng Sản Việt Nam, qua các đoàn thể ngoại vi (nhất là Mặt Trận Tổ Quốc) muốn làm gì thì làm.
Chính vì vậy, chế độ “pháp chế xã hội chủ nghĩa” mang nhiều đặc tính mà các luật gia thế giới văn minh thấy rất gần gũi với “luật rừng”. Có nghĩa là thật sự không có luật lệ gì cả, vì luật lệ chỉ là sự phát huy (manifestation) ý chí của kẻ có sức mạnh.
3. Nới lỏng quyền tư hữu một chút, trong niềm tin tưởng chủ quan rằng người dân Việt Nam không giống những con người khác trên thế giới như Tân Gia Ba, Đài Loan, Đại Hàn, Úc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Pháp... Người Việt Nam chỉ cần có một chút cơm ăn là đủ, không cần suy nghĩ nhân phẩm, nhân quyền gì cả. Cộng sản Việt Nam hy vọng rằng như một đám súc vật, dân Việt Nam sau khi được cho ăn đủ sống sẽ chấp nhận làm nô lệ cho cộng sản Việt Nam cả đời.
Tuy nhiên ở bình diện tích cực, bản hiến pháp năm 1992 của cộng sản Việt Nam qui định chính thức vị trí đứng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ vị trí đứng “kỳ quặc” nhưng rõ rệt này, chúng ta có thể đả phá cộng sản Việt Nam một cách rốt ráo trên cả hai bình diện: đấu tranh quần chúng và quốc tế vận, để đưa đến sự cáo chung nhanh chóng của bản hiến pháp này, hầu thiết lập một thể chế dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trên quê hương Việt Nam.
Vì các lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam mang nhiều bản chất của một tập thể lãnh đạo một quốc gia chậm tiến, sống nhiều với quá khứ, thiếu sự hiểu biết về những nguyên tắc căn bản để quản trị quốc gia hiện đại, cá nhân các lãnh tụ muốn chia chác quyền lợi, nên bản hiến pháp 1992 được uốn nắn để thể hiện các đặc tính nêu trên.
a. Lời nói đầu của bản hiến pháp
Trong một kỷ nguyên mà ý thức hệ đã hoàn toàn bị đẩy lui vào bóng tối của lịch sử, để nhường bước cho ánh sáng của trí tuệ và khoa học, thì hiến pháp này mở đầu bằng sự ca ngợi đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác Lê.
Sự kiện đảng Cộng Sản Việt Nam ngoan cố giam giữ tinh thần sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong cái khung thoái hóa và nhỏ bé của ý thức hệ Mác-xít, mặc dù chính người cộng sản không còn tin tưởng nơi ý thức hệ này nữa, là một sự phản bội tổ quốc lớn lao nhất của lịch sử Việt nam.
b. Chế độ chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chế độ chính trị được qui định bằng các điều khoản trong chương 1 của hiến pháp 1992. Chương 1 nói lên một cách rõ rệt tính cách độc tài đảng trị của chế độ qua các điều khoản sau đây:
1. Điều 4: Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
2. Điều 9: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQ) và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.
3. Điều 10: Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Qua điều 4, đảng CSVN xác quyết tính cách độc đảng trên nguyên tắc. Qua các điều 9 và 10, đảng CSVN hiến định hóa sự cai trị độc đảng qua 2 cơ sở ngoại vi của đảng là Mặt Trận Tổ quốc và Công Đoàn. Chẳng hạn Mặt Trận Tổ Quốc có quyền “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử” như theo điều 9 của hiến pháp.
Dưới con mắt của luật pháp tại các nước tự do thì đó là phản dân chủ và không nước nào dám làm, lý do là vì Mặt Trận Tổ Quốc không có tư cách đại diện dân cử và do một đảng chính trị giật dây. Tuy nhiên, dưới chế độ “pháp chế xã hội chủ nghĩa” thì đảng CSVN không có đối lập, nên không ai dám phản đối cả, cứ như thế mà làm ra hiến pháp.
Sự hiến định hóa chế độ độc tài đảng trị của đảng CSVN là thành quả đương nhiên của một hiện tượng thoái hóa mà các nhà xã hội học thường gọi là quá trình thể chế hóa phương tiện (Institutionalisaction des Moyens).
Đảng CSVN là một ví dụ rất dễ hiểu của quá trình này. Chẳng hạn, trên nguyên tắc đảng CSVN được thành lập với mục đích xây dựng độc lập và thiên đường cộng sản cho dân tộc Việt Nam. Như thế đảng chỉ là phương tiện, và một khi nước nhà đã được độc lập và thiên đường cộng sản được xây dựng, thì phương tiện đó phải triệt tiêu.
Tuy nhiên, mặc dù nước nhà tuy độc lập, và cộng sản chủ nghĩa đã đổ vỡ toàn diện trên khắp thế giới và ngay trong lòng của từng đảng viên cộng sản Việt Nam, thì những tay lãnh đạo già nua của đảng vẫn không chịu dẹp đảng. Trái lại, những người này biến đảng này từ một phương tiện trở thành một thể chế (institution), có tính cách trường tồn, không lệ thuộc vào các mục tiêu khởi đầu khi đảng được thành lập nữa.
Trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam lại càng bi đát hơn, vì đảng CSVN lại là “thể chế” nắm quyền duy nhất mà không có đối lập. Với một tình huống như vậy, hậu quả đương nhiên là việc quản trị hành chánh, kinh tế sẽ vô cùng thiếu hiệu năng. Đồng thời sự tham nhũng và bất công xã hội sẽ gia tăng mãi mãi, vì quyền lực được tập trung vào một đảng duy nhất, không có một cơ quan nào độc lập ngoài đảng để kiểm soát, thay thế để chấn chỉnh và đưa quốc gia tiến lên, cạnh tranh trong một thế giới mà sự làm việc hiệu năng là yếu tố tương tranh giữa các dân tộc.
Tóm lại từ một đảng phái là công cụ của dân tộc, quá trình thể chế hóa phương tiện đã biến cả dân tốc Việt Nam trở thành một công cụ khổng lồ để phục vụ cho quyền lợi và tham vọng cá nhân của một số lãnh tụ chóp bu của đảng. Hơn nữa, toàn bộ bản hiến pháp 1992 và đặc biệt là Chương 1 (chế độ chính trị), là bằng chứng hùng hồn rằng các lãnh tụ cộng sản đã mất đi khả năng ý thức khách quan về thời gian tính của lịch sử. Họ đang sống ở ngưỡng cữa của thế kỷ 21, ở thời điểm mà các quan niệm về tự do dân chủ, nhân quyền, đa nguyên đang nở hoa ngay tại cựu đế quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô, mà họ vẫn mơ mộng độc tài đảng trị của các thập niên 40 và muốn đi ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại.
Thêm vào đó, sự bám víu trên nguyên tắc vào các điều 4, 9 và 10 của hiến pháp còn biểu lộ một thực tại bi đát nữa của nhóm lãnh tụ cộng sản này. Đó là họ không còn nhận thức một cách sáng suốt là đảng CSVN không còn khả năng kiểm soát hàng ngũ đảng viên và các cơ cấu ngoại vi một cách tuyệt đối nữa. Kết quả là hiến pháp khắc ghi trên nguyên tắc một thể chế chính trị sắt máu kiểu Stalin, trong khi những điều kiện khách quan cho thấy đảng CSVN không thể nào khống chế xã hội và chính quyền theo kiểu Stalin được nữa, vì cán bộ đã thoái hóa, tham nhũng cùng cực, mất niềm tin và bi quan cho tương lai của đảng.
c. Chế độ kinh tế
Chương 2, nói về chế độ kinh tế, có nhiều khía cạnh tương đối mới mẻ. Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy sự cải tổ kinh tế nửa vời này sẽ không giải quyết được vấn đề kinh tế dài hạn cho Việt Nam, vì cộng sản Việt Nam còn bị ý thức hệ giáo điều ràng buộc quá nhiều. Hơn nữa, các điều khoản qui định chế độ kinh tế (từ điều 15 đến điều 29) không thể được hiểu như những điều khoản độc lập, mà phải được hiểu như là những thành phần bất khả phân ly với toàn diện bản hiến pháp.
Chính vì thế, tính cách độc tài đảng trị của các điều khoản qui định chế độ chính trị, tính cách thiếu vô tư và độc lập của những điều khoản qui định quyền tư pháp (Toà án Nhân dân và Viện Kiểm soát nhân dân)... sẽ vô hiệu hoá phần lớn những khía cạnh tích cực của các điều khoản qui định chế độ kinh tế, nhất là các điều khoản qui định tư hữu và kinh tế thị trường.
Một cách tóm lược, sau đây là những điều khoản quan trọng của Chương 2:
1. Điều 15: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
2. Điều 18:...nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, xử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được nhà nước giao theo qui định của pháp luật.
3. Điều 19: Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lãnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
4. Điều 20: Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
5. Điều 21: Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được cho hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về qui mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.
6. Điều 23: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Nêu trên là những điều khoản quan trọng nhất của bản hiến pháp 1992, trên phương tiện cải tổ kinh tế. Đây là phương tiện duy nhất có những tiến bộ thật sự. Tuy nhiên dù ở phương diện này, sự cải tổ còn quá nhiều khuyết điểm, sẽ di hại về sau cho nền kinh tế quốc gia, nhất là khi nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn phát triển căn bản và đang đứng trước ngưỡng cữa của sự cất cánh thật sự.
Trước hết, cộng sản Việt Nam hy vọng rằng khi nới rộng về kinh tế, nhưng siết chặt về chính trị, họ sẽ khai phóng một phần nào khả năng sáng tạo vật chất của người Việt Nam, ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời giữ được độc quyền chính trị theo kiểu Singapore, Đài Loan hoặc Nam Hàn và Nhật Bổn.
Tuy nhiên họ đã quên những sự sai biệt căn bản giữa thể chế chính trị tại Việt Nam và tại các nước nêu trên.
- Trước hết trên bình diện thể chế, các nước nêu trên không được dân chủ bằng các nước Tây phương mà thôi, chứ các nước đó không phải có những thể chế độc tài tuyệt đối hoặc độc đảng. Các đảng đối lập thật sự vẫn hiện hữu tại các quốc gia Á châu nói trên. Mọi người dân đều thật sự được ứng cử vào các chức vụ chính quyền, chứ không phải bắt buộc phải được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu mới được ra ứng cử như theo luật bầu cử quốc hội cộng sản Việt Nam.
Chính vì thế, tinh thần tự do sáng tạo của các dân tộc trên ở mức độ cao hơn tại Việt Nam.
- Thứ đến là các quốc gia Á châu nói trên đều đặt nền kinh tế của họ trên “một quan điểm tuyệt đối và triệt để về tư hữu”, không hề bị một chút hoen ố gì về ý thức hệ Mác-Lê. Chỉ có như thế, họ mới khai phóng được toàn diện khả năng sáng tạo vật chất của toàn dân, theo kịp cá nước Tây phương, trong một thế giới mà sự cạnh tranh về kinh tế vô cùng gắt gao.
Trong khi đó thì toàn thể hiến pháp 1992 và ngay cả chương 2 nói về chế độ kinh tế, đều bày tỏ rõ rệt ý thức hệ Mác-Lê lỗi thời. Chúng ta có thể ví dụ nước Việt Nam theo hiến pháp cộng sản này, như một người đã ốm yếu bệnh hoạn rồi, mà còn phải gánh thêm một sức nặng ngàn cân (ý thức hệ Mác-Lê) trong một cuộc chạy đua kinh tế với các lực sĩ Singapore, Đài Loan, Nam Hàn... đã khỏe rồi mà không phải khuân vác gì thêm cả.
Thật vậy, chỉ trong chương 2 thôi, chúng ta thấy rõ ý thức hệ Mác-Lê qua các quan điểm: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.... theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” (điều 15).
Mặc dầu nền kinh tế gồm có 3 thành phần rõ rệt: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể, bản hiến pháp hầu như qui định một cách rõ rệt thứ tự ưu tiên của 3 thành phần trên:
(i) Kinh tế quốc doanh là ưu tiên số một (điều 19).
(ii) Thứ đến là kinh tế tập thể như hợp tác xã (điều 20).
(iii) Sau chót là kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân (điều 21).
Thứ tự ưu tiên trên cho chúng ta thấy quan niệm về tư hữu trong hiến pháp là một quan niệm có thứ tự ưu tiên chót. Không thể so sánh với quan điểm tích cực và tuyệt đối về tư hữu của Singapore, Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bổn được.
- Ngoài ra, một hiểm họa lớn cho nền kinh tế quốc gia, là bản hiến pháp này sẽ tạo ra một hiện tượng “tê liệt kinh niên của nền kinh tế như các quốc gia Châu Mỹ La Tinh”, hoặc Ấn độ. Lý do là vì nền kinh tế quốc doanh, đã và đang là một nền kinh tế thiếu hiệu năng, tham nhũng, nay được chính thức hiến định hóa để trở thành căn bản của kinh tế quốc gia, sẽ làm cho quốc gia vỡ nợ nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, kinh tế tập thể (một hình thức hợp tác xã) không phải là một hình thức tổ chức kinh doanh có hiệu năng cao nhất. Thật vậy, trong môi trường cạnh tranh ráo riết về kinh tế thế giới hiện nay, các hợp tác xã chỉ là những tàn tích của một quan niệm tổ chức kinh tế lỗi thời.
Hiến định hóa vị trí ưu tiên của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (hợp tác xã) so với kinh tế cá thể và tư bản tư nhân, trong thời điểm này, là một hành động cố chấp, vô trách nhiệm và sẽ di hại nặng nề cho nền kinh tế quốc gia. Trên phương diện luật hiến pháp (constitutional law) thì ngay cả khi chính phủ muốn tư hữu hóa những cơ sở kinh tế quốc doanh lỗ lã, thiếu hiệu năng, cũng chưa chắc được vì theo tinh thần của hiến pháp, sẽ là một hành động vi hiến.
Chính vì những khuyết điểm trên, Chương 2 của bản hiến pháp này sẽ đưa nước Việt Nam vào hàng ngũ của các quốc gia bệnh hoạn trầm kha về kinh tế như các quốc gia Châu Mỹ La Tinh, trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ 21.
- Hơn nữa, điều 23 (dẫn thượng), trong một chế độ độc đảng, không thể bảo đảm quyền tư hữu được. Lý do là vì đảng Cộng Sản Việt Nam là trung tâm quyền lực bao trùm cả 3 ngành: Hành pháp (gồm quân đội và công an), Lập pháp (các dân biểu bù nhìn) và Tư pháp (tòa án thật sự chỉ theo lệnh đảng). Dù cho Hành pháp có trắng trợn vi hiến và tước đoạt quyền tư hữu của một cá nhân, thì không có một tòa án nào dám bênh vực cho cá nhân ấy.
Các dân biểu bù nhìn sẽ không ngần ngại tuân lệnh đảng, đưa ra những luật lệ ngang nhiên vi hiến, tước quyền tư hữu. Lúc đó cũng sẽ không có một tòa án nào lên tiếng được, vì ý kiến của đảng sẽ là tuyệt đối và không có đối lập.
Quan điểm “tư hữu” trong hiến pháp như vậy chỉ là một quan điểm nửa vời mà cộng sản Việt Nam buộc lòng phải xử dụng qua loa để mong sống còn, chứ không phải một sự cải tổ kinh tế thật sự để đưa quốc gia vào đà phát triển chung của thế giới.
Trên bình diện nhu cầu kinh tế, quốc gia Việt Nam, vì đã qua hơn 40 năm cộng sản tại miền Bắc, hơn 20 năm cộng sản tại miền Nam, không còn trì hoãn được. Yếu tố thời gian vô cùng cấp bách. Một quan điểm tích cực và toàn diện về tư hữu như các nước Singapore, Đài Loan cũng chưa chắc đã giải quyết được phương trình kinh tế Việt Nam, huống hồ là một quan điểm tư hữu què quặc, nặng mùi ý thức hệ và tham quyền cố vị của những người cộng sản Việt Nam. Những mức độ phát triển kinh tế tương đối khả dĩ hiện nay (GDP: 9.5% cho 1996, 9.5% cho 1995 và 8.8% cho 1994 theo tạp chí The Vietnam Business Journal,op. cit. tr.16) một phần phản ảnh sự bộc phát không kềm hãm được của một nền kinh tế từ lâu bị một bàn tay sắt khống chế, và một phần phản ảnh mức độ kinh tế thấp một cách cưỡng bách giả tạo của một quốc gia quá nghèo. Một khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ cao hơn và đứng trước ngưỡng cữa của thế giới những quốc gia tự do về kinh tế thật sự, thì nội dung trên của bản hiến pháp sẽ biến thành một trở lực lớn lao cho dân tộc.
Chúng ta phải đau buồn mà kết luận rằng trong cuộc thử thách lớn lao này, người cộng sản Việt Nam cũng như giới sĩ phu triều Nguyễn, chứng tỏ rõ ràng với dân tộc và lịch sử rằng, họ đã đặt quyền lợi của phe nhóm và cá nhân trên quyền lợi của dân tộc Việt Nam.
- Sau cùng, bản hiến pháp 1992 một lần nữa hiến định hoá sự độc đảng. Với sự độc đảng này, tệ nạn tham nhũng vốn đã là một căn bệnh kinh niên không thuốc chữa (vì không có đối lập) sẽ trở nên tệ hại hơn đưa đến sự đổ vỡ xã hội và có thể kéo theo luôn sự cáo chung của chính đảng Cộng Sản Việt Nam. Có thể nói, bằng cách hiến định hóa sự độc đảng, cộng sản Việt Nam đã gián tiếp hiến định hóa sự tham nhũng theo câu châm ngôn phổ thông là “quyền lực tuyệt đối sẽ làm tham nhũng tuyệt đối” (Absolute power corrupts absolutely).
d. Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
Chương 3 của bản hiếp pháp qui định chế độ này. Điều đáng tiếc là chế độ văn hóa giáo dục có quá nhiều yếu tố ý thức hệ lỗi thời, trong một kỷ nguyên mà khoa học, nhân bản, nhân quyền đã chói sáng khắp nơi trên thế giới.
Thật vậy, điều 30 nói đến “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động”.
Điều 31: Yêu chế độ Xã hội Chủ nghĩa
Điều 34: Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử cách mạng.
Điều 36: Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn Thanh Niên Hồ Chí Minh... có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Thay vì, tôn trọng nhân phẩm và sự thông minh của người Việt Nam, bằng cách cho giảng dạy các văn kiện của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và dân quyền theo mô thức các nước Đông Âu, thì cộng sản Việt Nam muốn khuynh đảo tư tưởng của giới trẻ Việt Nam bằng ý thức hệ Mác-Lê.
Tuy nhiên, đây chỉ là một hành động tuyệt vọng của một tập thể không còn ý thức được thực trạng xã hội và giới hạn quyền lực của mình. Thực trạng xã hội là không còn ai tin tưởng đảng và ý thức hệ Mác-Lê nữa.
Có nêu ra trong hiến pháp cũng chỉ là hình thức suông. Giới hạn quyền lực của đảng là sự tham nhũng và thối nát đã quá hoành hành, quyền lực không còn vô giới hạn để thực thi các điều khoản nêu ra trong hiến pháp nữa.
e. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
Chương 4 của hiến pháp qui định điều khoản này. Chương này qui định vị trí của vấn đề quốc phòng và an ninh nội bộ của quốc gia. Quốc phòng là trách nhiệm của “Lực lượng vũ trang nhân dân” nhưng đồng thời lực lượng vũ trang nhân dân còn có trách nhiệm “bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa và những thành quả cách mạng” (điều 45). Điều này có nghĩa là lực lượng vũ trang này phải có trách nhiệm đàn áp tất cả các phong trào, tổ chức và khuynh hướng chính trị đưa đến dân chủ đa nguyên và nhân quyền đúng theo nghĩa được qui định bởi Liên Hiệp Quốc.
An ninh nội bộ quốc gia là trách nhiệm của “Công an nhân dân cách mạng”. Ngoài ra, công an còn có trách nhiệm bảo vệ “tài sản Xã hội Chủ nghĩa” (điều 47).
Tóm lại quân đội và công an đáng lẽ phải bảo vệ tổ quốc, tài sản của dân chúng, nhân quyền một cách vô vị lợi và phi ý thức hệ như các quốc gia khác trên thế giới, thì lại được cộng sản Việt Nam qui cho trách nhiệm bảo vệ “Xã hội Chủ nghĩa”. Dĩ nhiên nếu cần thiết, các lực lượng trên sẽ đàn áp dân chúng và dẫm nát nhân quyền nhân danh Xã hội Chủ nghĩa.
f. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chương 5 qui định quyền lợi và trách nhiệm của công dân là một trong những chương phức tạp nhất của bản hiến pháp. Chương này gồm 34 điều khoản. Các điều khoản quan trọng gồm có:
1. Điều 54: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luật.
2. Điều 66: Thanh niên được gia đình, nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập... phát triển... lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc.
3. Điều 76: Công dân phải trung thành với tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất.
4. Điều 79: Công dân có nghĩa vụ... giữ gìn bí mật quốc gia.
5. Điều 82: Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.
Trong tất cả các điều khoản của Chương 5, điều 54 quan trọng hơn cả. Điều này cũng là một điều khoản thông thường có mặt trong hiến pháp của mọi quốc gia dân chủ thực sự. Tuy nhiên, một phần vì tính cách độc tài đảng trị của toàn bộ hiến pháp, và một phần vì thiếu kiến thức về luật hiến pháp, cộng sản Việt Nam đã hiểu thành ngữ “theo qui định của pháp luật” như là: luật pháp muốn qui định như thế nào cũng được.
Chính vì thế, bản hiến pháp 1992 rất thường xuyên xử dụng thành ngữ này với mục tiêu che mắt mọi người bằng một bản hiến pháp “mờ ảo coi có vẻ được” nhưng kỳ thực đằng sau bản hiến pháp có những luật pháp khắc khe tước bỏ mọi nhân quyền và dân quyền. Bằng cớ rõ rệt nhất là “Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội” từ điều 25 đến điều 36 qui định rõ rệt là Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (cơ quan ngoại vi của đảng CSVN) có tiếng nói quyết định trong việc giới thiệu người ra ứng cử, và chỉ có người được giới thiệu mới ra ứng cử được mà thôi.
Chắc chắn trong một quốc gia dân chủ thực sự, với một cơ quan Tư pháp (Tối cao Pháp viện) hoàn toàn độc lập, thì các điều khoản trên của luật bầu cử sẽ bị tuyên bố là vi hiến và vô hiệu lực. Lý do là vì thành ngữ “theo qui định của pháp luật” không cho phép pháp luật vi phạm tinh thần của điều 54 của hiến pháp. Tinh thần của điều 54 của hiến pháp là “mọi công dân đủ 21 tuổi đều có quyền ứng cử vào Quốc hội”. Trong khi đó thì trên thực tế Luật Bầu Cử đã sửa tinh thần của hiến pháp trở thành “mọi công dân đủ 21 tuổi, với sự cho phép của đảng Cộng Sản Việt Nam, qua Mặt Trận Tổ Quốc, đều có quyền ứng cử vào Quốc hội”.
Một luật bầu cử như vậy xung đột với tinh thần của điều khoản 54 của hiến pháp. Bởi vì hiến pháp là luật căn bản (fundamental Law) nên những điều khoản 25 đến 36 của Luật Bầu Cử phải triệt tiêu và vô hiệu lực vì “vi hiến”.
Tuy nhiên, như sẽ phân tích ở Chương 10 của hiến pháp, cơ quan tư pháp tối cao dưới chế độ cộng sản Việt Nam (Tòa án Nhân dân Tối cao) không có đủ sự độc lập mà hoàn toàn bị sự khống chế của đảng. Hơn nữa việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh (điều 91) đáng lẽ phải là trách nhiệm của Tư pháp, thì lại được qui là trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (dưới sự kiểm soát chặc chẽ của đảng). Điều này vượt ra ngoài những qui ước về luật pháp căn bản của những chế độ dân chủ tự do. Trong một chế độ dân chủ, thực sự không thể chấp nhận được việc một thực thể pháp lý vừa làm ra qui luật, vừa được quyền thẩm xét những qui luật mình đặt ra có đúng hay không. Lý do là vì sẽ thiếu sự khách quan, thiếu yếu tố nhân quyền, thiếu sự kiểm soát và sẽ đưa đến độc tài. Tuy nhiên theo chế độ “pháp chế Xã hội Chủ nghĩa” thì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn trơ trẽn theo luật rừng vì quyền lực tuyệt đối phát xuất từ quân đội và công an chứ không phải từ công bằng và lẽ phải.
Điều 66 (nêu trên) là một trong nhiều điều khoản của bản hiến pháp có tính cách ý thức hệ thoái hóa và không thực tế. Hơn nữa giới thanh niên đã hoàn toàn đổ vỡ niềm tin với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều 76 và 79 (nêu trên) cũng chỉ là những xảo thuật để chụp mũ những cá nhân, thành phần chống lại sự độc tài của đảng mà không có một thực chất pháp lý nào cả.
Điều 82 (nêu trên) vừa thiếu thực tế, vừa gượng ép vì quá khôi hài. Hằng trịêu người bỏ nước CHXHCN/VN đi tìm tự do chứ có bao nhiêu người lại tìm đến nước CHXHCN/VN để tỵ nạn đâu?
g. Quốc Hội
Chương 6 từ điều 83 cho đến điều 100 nói về quyền lực và trách nhiệm của quốc hội. Điều 83 nói về quốc hội như sau:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN/VN.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc Hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Cũng vì tính cách quan trọng của Quốc hội, cộng sản Việt Nam xử dụng nhiều mánh khoé nhất để khống chế Quốc hội trong bản hiến pháp này.
Thêm vào đó, như đã trình bày ở phần (f) trên, luật bầu cử đã qui định chỉ có những công dân trên 21 tuổi được sự giới thiệu của đảng (qua ngoại vi đảng là Mặt Trận Tổ Quốc) mới được ứng cử vào Quốc hội mà thôi. Những mánh khoé để khống chế Quốc hội trong hiến pháp gồm có:
1. Điều 85: Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm... trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
2. Điều 86: Quốc hội họp mỗi năm họp 2 kỳ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.
3. Điều 87: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao, Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
4. Điều 90: Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch Quốc hội.
- Các phó chủ tịch Quốc hội.
- Các ủy viên.
Điều 85 (nêu trên) có hậu quả là mặc dù nhiệm kỳ được ấn định 5 năm, trên thực tế, nếu cần thiết, đảng CSVN (qua việc kiểm soát 2/3 đại biểu quốc hội) có thể miễn việc bầu cử một cách hoàn toàn hợp hiến.
Điều 86 phối hợp với điều 90 (nêu trên) sẽ làm cho việc đảng kiểm soát Quốc hội dễ dàng hơn nữa. Lý do là vì Quốc hội mỗi năm chỉ họp 2 kỳ do UBTVQH triệu tập. Bình thường thì tất cả quyền hành lớn lao của QH do UBTVQH hành xử theo điều 91 của hiến pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam không cần phải kiểm soát khoảng 400 đại biểu mà chỉ cần đưa những đảng viên cao cấp của mình vào UBTVQH và kiểm soát số người nhỏ này là quá đủ.
Tuy nhiên, để củng cố sự độc quyền tuyệt đối của đảng đối với một cơ quan “dân cử” (mặc dù “dân cử” theo kiểu XHCN) thì điều 87 nêu trên minh thị cho phép các cơ quan ngoại vi của đảng được quyền đưa ra các dự án luật như là những đại biểu Quốc hội. Điều này hoàn toàn phi lý và không thể chấp nhận được tại một quốc gia dân chủ bình thường, tuy nhiên theo “pháp chế XHCN” thì được hiến định hóa rõ rệt như là luật căn bản.
h. Chủ tịch nước
Chương 7 của hiến pháp từ điều 101 đến điều 108 qui định quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước vốn là nguyên thủ quốc gia. Điều 102 qui định Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Điều 103 qui định chi tiết hơn quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước.
Tuy nhiên một điều đáng tiếc là vì sự tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng quá cao, nhu cầu phân quyền hợp lý trong hiến pháp phải nhường bước cho nhu cầu phân quyền một cách phi lý và đôi khi dẫm chân lên nhau giữa quyền hạn của Chủ tịch nước (điều 103), Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Chu3 tịch Quốc hội (điều 91) và Thủ tướng (điều 112). Đây là một vấn đề vô cùng nan giải và sẽ đưa đến tình trạng xung đột, đổ vỡ trong tương lai trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lý do là vì sự cố gắng thái quá để chia chác quyền lực và giải quyết vấn đề tranh quyền nội bộ, làm cho bản hiến pháp mất hẳn căn bản luận lý khách quan. Mầm móng tranh chấp giữa Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và Chủ tịch nước sẽ phát xuất từ bản hiến pháp kỳ quặc này:
1. Chẳng hạn khi nói đến Hội đồng Nhân dân Tỉnh thì UBTVQH có quyền ”bãi bỏ các quyết định sai trái của Hội đồng” (điều 91(6)), trong khi đó Thủ tướng có quyền ”đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Tỉnh... trái với hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ” (điều 114 (5)). Thủ tướng lại có quyền cách chức và miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh (điều 114 (3)).
Vấn đề đặt ra là nếu không có sự đề nghị của Thủ tướng (mà qua sự đề nghị của Viện giám sát chẳng hạn) thì UBTVQH có quyền bãi bỏ các quyết định của Hội đồng Nhân dân Tỉnh hay không? Nếu có, và Thủ tướng không đồng ý với UBTVQH và Viện giám sát, thì khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ theo lời đề nghị của Viện giám sát, Thủ tướng có bắt buộc phải ra lệnh HĐND Tỉnh ngưng thi hành các quyết định sai trái hay không?
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong muôn vàn khó khăn mà sự phân chia quyền lực tạm bợ này sẽ gây ra.
2. Khi nói đến vấn đề bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, thì sự chia chác quyền lực càng trở nên giả tạo và phức tạp hơn nữa. Lần này thì cả 3 trung tâm quyền lực dính vào: Thủ tướng thì “trình” lên Quốc Hội hoặc Ủy ban TVQH (nếu Quốc hội không họp) (điều 114(2)). UBTVQH thì “phê chuẩn” và Chủ tịch nước thì “căn cứ vào Nghị quyết của UBTVQH để bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm...” (điều 103 (4)).
Điều nan giải tại Việt Nam là các quốc gia XHCN vốn không có một truyền thống ước lệ về luật hiến pháp (constitutional conventions). Hậu quả là nếu hiến pháp không ghi rõ sự “bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm” các chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng... của Chủ tịch nước là “nhiệm vụ” hay là “quyền hạn” thì sẽ có những tranh chấp lớn. Chúng ta có thể lập luận rằng nếu là “nhiệm vụ” thì Chủ tịch nước chỉ là bù nhìn ở phần vụ này, nếu Thủ tướng “đề nghị” và Quốc hội (hoặc UBTVQH) “phê chuẩn” thì bắt buộc phải “bổ nhiệm”, “miễn nhiệm” hoặc “bãi nhiệm”, tùy theo trường hợp.
Tuy nhiên nếu là “quyền hạn” thì vấn đề trở nên vô cùng phức tạp. Thủ tướng có thể “đề nghị”, Quốc hội có thể “phê chuẩn”, nhưng trên nguyên tắc Chủ tịch nước có quyền hành xử hay không hành xử quyền “bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm” một Phó Thủ tướng, một bộ trưởng hoặc một thành viên nào đó.
Nếu Chủ tịch có quyền đi ngược lại sự “đề nghị” của Thủ tướng và sự “phê chuẩn” của Quốc hội, thì sẽ có một sự khủng hoảng quyền lực lớn lao.
Lãnh vực này của hiến pháp là một con dao hai lưỡi của đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự phân chia quyền lực phi lý và tạm bợ này giải quyết những tranh giành nội bộ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên đường dài sẽ đào sâu thêm hố chia rẽ giữa các phe nhóm và lãnh tụ đảng.
i. Chính Phủ:
Chương 8 nói đến quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ “là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chánh cao nhất của nước CHXHCHVN” (điều 109). Ngoài việc qui định những quyền hạn và trách nhiệm bình thường của một cơ quan hành pháp, bản hiến pháp 1992 còn có những điều khoản đặc biệt sau đây:
1. Điều 110: Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội... Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của chính phủ.
2. Điều 111: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họp của chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
3. Điều 114: Thủ tướng chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
Điều 110 (nêu trên) là một kỹ thuật tiểu xảo nữa của đảng CSVN để kiểm soát chính phủ. Thật vậy, trong một bản hiến pháp mà mọi quyền lực trên nguyên tắc đều phát xuất từ Quốc hội dân cử (mặc dù thật sự do CSVN giật dây trắng trợn), thì việc một thành viên của chính phủ (cấp Bộ trưởng) không nhất thiết là đại biểu Quốc hội là một sự phản dân chủ lớn lao. Điều 110 cho phép đảng CSVN bổ nhiệm vào chính phủ một Thủ tướng (là một đại biểu Quốc hội) và toàn thể “nội các” (kể cả một hay nhiều Phó Thủ tướng không cần là đại biểu Quốc hội), và như thế nếu đảng CSVN cảm thấy cần cho Thủ tướng “nghỉ bệnh” dài hạn thì điều 110 sẽ cho phép một Phó Thủ tướng lên xử lý cho Thủ tướng mà không cần qui định thời hạn. Kết quả là dân Việt Nam sẽ có một chính phủ không cần phát xuất từ Quốc hội mà chỉ cần phát xuất trực tiếp từ Đảng CSVN.
Thêm vào đó, điều 111 là một xảo thuật để đảng CSVN, qua các tổ chức ngoại vi, có thể được “mời tham dự các phiên họp của chính phủ” nhưng kỳ thực để thanh tra hay coi chừng các thành viên của chính phủ giùm cho đảng.
Điều 114 cho ta thấy mặc dầu trên nguyên tắc, các chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được bầu, tuy nhiên Thủ tướng có quyền khống chế hoàn toàn các cơ cấu địa phương.
j. Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
Đây là Chương 9 của hiến pháp, qui định sinh hoạt và quyền hạn trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đoạn này gồm 8 điều khoản từ điều 118 đến điều 125. Tuy nhiên, bản hiến pháp này hầu như không đặt nặng vấn đề chính quyền địa phương. Chính vì thế, Chương 9 của hiến pháp hoàn toàn không qui định rõ rệt việc bầu cử vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, mặc dù vị này có trách nhiệm quan trọng là “điều hành hoạt động của Ủy ban Nhân dân” (điều 124). Quả vậy, điều này chỉ được thoáng qua một cách gián tiếp ở chương 8, điều 114 (3), khi nói về quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng chính phủ, tức là chính quyền trung ương. Điều 114 (3) chỉ nói lờ mờ là Thủ tướng có quyền “phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Phương thức bầu cử vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương (do dân bầu trực tiếp hay là do các đại biểu Hội đồng Nhân dân, hay do các Ủy viên của UBND bầu lên), rất mù mờ.
Điều 118 lại nói: “Việc thành lập Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ở các đơn vị hành chánh do luật định”.
Điều này có nghĩa là chính phủ cộng sản qui định luật bầu của các cơ quan hành chánh địa phương và có thể hoàn toàn độc tài khống chế bằng các phương thức bầu cử kỳ quặc như luật bầu cử đại biểu Quốc hội vậy.
Bản hiến pháp này cũng hoàn toàn bác bỏ quan niệm “địa phương phân quyền”. Điều 119 qui định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Tuy nhiên, quyền hạn của Thủ tướng ở điều 114 quá lớn (có thể cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như đình chỉ, bãi bỏ các quyết nghị của Hội đồng nhân dân...), cho nên trên thực tế, các chính quyền địa phương không có thực quyền gì cả và điều 6 của hiến pháp (ghi rõ “nguyên tắc tập trung dân chủ” vốn là một chiêu bài của Lê Nin để thi hành nguyên tắc “tập trung quyền lực độc tài”) sẽ phủ quyết tuyệt đối chương 9.
Lộ liễu hơn nữa là điều 125 cho phép Mặt Trận Tổ Quốc quyền tham gia hội họp các kỳ họp của HĐND để hầu như canh chừng và kiểm soát cơ quan “dân cử” này.
k. Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm soát Nhân dân
Chương 10 từ điều 126 đến 140 nói đến 2 cơ quan tư pháp của chế độ.
Như chúng ta đều biết, trong một chế độ dân chủ pháp trị, theo tinh thần thượng tôn luật pháp, thì sự độc lập và tôn kính cơ quan tư pháp là tối quan trọng. Chính vì thế, tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Anh Quốc... các vị chánh án của những tòa án cấp cao đều phải được Quốc hội bổ nhiệm (theo sự đề nghị của Hành pháp). Nhiệm kỳ của các chánh án này thường thường vô hạn định, hoặc đến mãn đời, hoặc đến tuổi hưu trí, trừ khi can án hình sự hay mất khả năng trí tuệ, mục đích là đem lại cho các chánh án này sự độc lập tuyệt đối trong khi xử án. Thật vậy, nếu nhiệm kỳ các vị chánh án có giới hạn thì các vị này rất dễ dàng bị Hành pháp (Thủ tướng) hoặc Lập pháp (Quốc hội) ảnh hưởng, vì nếu không chịu ảnh hưởng sẽ không được tái bổ nhiệm sau khi mãn nhiệm kỳ.
Điều 126 của hiến pháp 1992 đưa ra mục tiêu sau đây cho cơ quan Tư pháp Cộng sản: Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm soát Nhân dân nước CHXHCN/VN, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Điều 126 cho thấy 2 cơ quan Tư pháp của chế độ cộng sản không mang ý nghĩa thượng tôn luật pháp bình thường của một nước dân chủ pháp trị. Trái lại “xã hội chủ nghĩa” sẽ là quan điểm chỉ đạo và qua quan điểm này, đảng CSVN sẽ đứng trên và đứng ngoài sự kềm chế của luật pháp.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (tương đương với Tối cao Pháp viện trong một chế độ dân chủ) sẽ có nhiệm kỳ “theo nhiệm kỳ Quốc hội” tức là 5 năm (điều 128).
Chương 10 của bản hiến pháp không nói đến phương thức bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức vị chánh án quan trọng này. Chỉ nói là đối với các vị thẩm phán thì các điều trên sẽ do luật định.
Tuy nhiên điều 103 (3), Chương 7, khi nói đến nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, thì chúng ta thấy Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao.
Các điều này sẽ làm cho vị chánh án và những thẩm phán khác hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan Hành pháp cho lẽ sống của mình, và sẽ thiếu sự vô tư để bênh vực cho người dân, trong khi đó sẽ tận lực phục vụ cho chế độ.
Tòa án Nhân dân Tối cao cũng sẽ không có khả năng giải quyết những sự xung đột giữa các chức năng do hiến pháp đề ra (chẳng hạn khi Chủ tịch nước xung đột quyền hành với Thủ tướng hoặc Chủ tịch Quốc hội...) và như thế sẽ không thể bảo vệ được “pháp chế xã hội chủ nghĩa” như điều 126 nêu ra. Nếu có một sự xung đột giữa các chức vụ chóp bu đó của hiến pháp thì có hai trường hợp xảy ra:
- Đảng CSVN quá yếu và đi đến sự thanh toán nội bộ, đổ máu và sụp đổ chế độ.
- Đảng CSVN còn mạnh và chính đảng sẽ dàn xếp cho êm thấm.
Như vậy là trên thực tế, Tòa án Nhân dân Tối cao chỉ là một cái bánh vẽ, trang hoàng cho chế độ. Thực chất vẫn là một chế độ đảng trị, độc tài, chuyên chế.
Như đã bàn ở phần (f) nêu trên, Tòa án Nhân dân Tối cao không có quyền phán xét một bộ luật có vi hiến hay không, vì đó là quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (điều 91). Viện Kiểm soát Nhân dân là một cơ chế Tư pháp thứ hai, giữ một vai trò tương tự như một Giám sát viện và một Công tố viện cùng một lượt. Những khuyết điểm của Tòa án Nhân dân cũng áp dụng luôn cho viện này.
Tóm lại tự do, dân chủ, tư hữu và nhân phẩm của người dân sẽ không được bảo vệ đúng đắn vì không có một cơ quan tư pháp tự trị và độc lập.
Tiếp theo Chương 11 và 12 của hiến pháp, qui định những điều khoản liên hệ đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh (2/9/1945), hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp, tôi nhận thấy không cần phải phân tích về các điều khoản này.
Sau khi phân tách xong bản hiến pháp 1992 của CSVN, chúng ta ý thức sâu sắc một thực tại đau thương của dân tộc. Đó là bản hiến pháp này không phải nhất thiết đơn thuần là kết quả của ý thức hệ Mác-Lê. Chúng ta phải thành thật nhận rằng bản hiến pháp này còn là kết tinh của hai tệ đoan của giới lãnh đạo dân tộc Việt nam trong suốt 200 năm cuối cùng của lịch sử dân tộc. Hai tệ đoan đó là sự vị kỷ và bảo thủ quá đáng của giới lãnh đạo.
Thật vậy, gần 200 năm về trước, khi tiếng đại bác của Tây Phương vang rền trước ngưỡng cửa nước ta thì giới sĩ phu lãnh đạo, vì vị kỷ và quá bảo thủ đã từ chối không chịu canh tân xứ sở.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, qua đến các thời Đệ I và Đệ II Cộng Hoà tại miền nam Việt Nam, một số lớn giới lãnh đạo chỉ biết phụng sự cho ngoại bang để bảo vệ quyền lợi của mình, tôn thờ văn hóa ngoại lai.
Ngày hôm nay, đảng CSVN cũng thừa hưởng toàn diện hai tệ đoan cố hữu của những giai cấp thống trị trước.
Cứ theo bản hiến pháp 1992 thì đảng CSVN là đảng cộng sản ngoan cố và cực đoan nhất trong một vài đảng cộng sản còn tồn tại. Chính vì vậy, chúng ta cần đấu tranh quyết liệt hơn để khai phóng tiềm năng sáng tạo, trí tuệ tự nhiên của dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù, ra khỏi gông cùm của giới lãnh đạo vị kỷ và quá bảo thủ, đã ngự trị tổ quốc VN suốt 200 năm dài của lịch sử.
Vào cuối thế kỷ thứ 20, lại một lần nữa, ánh sáng của khoa học, trí tuệ, tự do, nhân bản và dân chủ đang sáng lòa trước ngưỡng cửa Việt Nam, thì bản hiến pháp 1992 của CSVN lại phản ảnh một lần nữa thái độ quen thuộc của các quan lại triều Nguyễn là bịt mắt, bịt tai để bám víu quyền lợi của mình. Thái độ này làm cho quốc tế khinh khi và mọi người Việt Nam yêu nước phải ngậm ngùi căm phẫn.
Chúng ta có thể kết luận rằng có một điểm tương đồng sâu sắt giữa giới lãnh đạo triều Nguyễn vào những năm bị thực dân đô hộ, giới lãnh đạo đệ nhất và đệ nhị cộng hòa miền Nam và giới lãnh đạo CSVN ngày hôm nay, đó là số người có đủ lương tâm để nhìn nhận sự thật khách quan và có can đảm nói lên sự thật chỉ là một thiểu số ít oi. Cái điểm thiếu lương tâm này trong đa số giới lãnh đạo chính là thảm họa lớn lao nhất của dân tộc.
Luật Sư Đào Tăng Dực
NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992
(Trích cuốn “Việt Nam Dân Chủ Tranh Đấu Luận” của Luật Sư Đào Tăng Dực, Việt Luận Xuất Bản năm 1997,tt172-194, Tại Sydney, Úc Đại Lợi)
Trong khi hàng ngũ quốc gia chưa được củng cố thực sự thì người cộng sản đã có những biện pháp trên nguyên tắc để biện minh cho sự hiện hữu tiếp tục của họ trong lịch sử, và trên thực tế, để củng cố quyền hành của đảng.
Đó là sự sáng tạo và đề cao quan điểm mà họ mệnh danh một cách kiêu sa là “Pháp chế xã hội chủ nghiã”, được thể hiện trọn vẹn trong bản hiến pháp 1992. Sau khi đã đọc bản hiến pháp này rồi thì chúng ta nhận thấy rằng, nếu các đảng phái quốc gia làm cho chúng ta thất vọng vì tính chất thiếu chuyên nghiệp của họ như là những tổ chức chính trị, thì đảng cộng sản Việt Nam lại càng làm cho chúng ta thất vọng lớn lao hơn vì sự thiếu lương tri và lòng tham không đáy của họ.
Thật vậy ngày 19.7.1992, người cộng sản Việt Nam cho bầu quốc hội theo hiến pháp mới. Là những người Việt quan tâm đến vận mệnh của đất nước, khi đọc bản hiến pháp năm 1992, ở mặt tiêu cực chúng ta nhận thấy văn kiện này chỉ nhằm thể hiện quyền lợi cá nhân của một số lãnh tụ chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam qua các phương thức sau đây:
1. Tạo ra một bản hiến pháp với một hệ thống quyền lực phức tạp nhưng dưới sự khống chế tuyệt đối của đảng CSVN, để đảng này có thể phân chia quyền lợi cho nhiều lãnh tụ và phe phái khác nhau trong giới lãnh đạo đảng, hầu tránh sự đổ vỡ nội bộ.
2. Với một tinh thần “sáng tạo” mà không một luật gia nào của thế giới văn minh có thể hiểu nổi, cộng sản Việt Nam đưa ra một quan niệm gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa” để làm căn bản cho bản hiến pháp (điều 12). Bởi vì chế độ “pháp chế xã hội chủ nghĩa” là một chế độ rất “sáng tạo” nên, theo bản hiến pháp này, đảng Cộng Sản Việt Nam, qua các đoàn thể ngoại vi (nhất là Mặt Trận Tổ Quốc) muốn làm gì thì làm.
Chính vì vậy, chế độ “pháp chế xã hội chủ nghĩa” mang nhiều đặc tính mà các luật gia thế giới văn minh thấy rất gần gũi với “luật rừng”. Có nghĩa là thật sự không có luật lệ gì cả, vì luật lệ chỉ là sự phát huy (manifestation) ý chí của kẻ có sức mạnh.
3. Nới lỏng quyền tư hữu một chút, trong niềm tin tưởng chủ quan rằng người dân Việt Nam không giống những con người khác trên thế giới như Tân Gia Ba, Đài Loan, Đại Hàn, Úc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Pháp... Người Việt Nam chỉ cần có một chút cơm ăn là đủ, không cần suy nghĩ nhân phẩm, nhân quyền gì cả. Cộng sản Việt Nam hy vọng rằng như một đám súc vật, dân Việt Nam sau khi được cho ăn đủ sống sẽ chấp nhận làm nô lệ cho cộng sản Việt Nam cả đời.
Tuy nhiên ở bình diện tích cực, bản hiến pháp năm 1992 của cộng sản Việt Nam qui định chính thức vị trí đứng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ vị trí đứng “kỳ quặc” nhưng rõ rệt này, chúng ta có thể đả phá cộng sản Việt Nam một cách rốt ráo trên cả hai bình diện: đấu tranh quần chúng và quốc tế vận, để đưa đến sự cáo chung nhanh chóng của bản hiến pháp này, hầu thiết lập một thể chế dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên trên quê hương Việt Nam.
Vì các lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam mang nhiều bản chất của một tập thể lãnh đạo một quốc gia chậm tiến, sống nhiều với quá khứ, thiếu sự hiểu biết về những nguyên tắc căn bản để quản trị quốc gia hiện đại, cá nhân các lãnh tụ muốn chia chác quyền lợi, nên bản hiến pháp 1992 được uốn nắn để thể hiện các đặc tính nêu trên.
a. Lời nói đầu của bản hiến pháp
Trong một kỷ nguyên mà ý thức hệ đã hoàn toàn bị đẩy lui vào bóng tối của lịch sử, để nhường bước cho ánh sáng của trí tuệ và khoa học, thì hiến pháp này mở đầu bằng sự ca ngợi đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác Lê.
Sự kiện đảng Cộng Sản Việt Nam ngoan cố giam giữ tinh thần sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong cái khung thoái hóa và nhỏ bé của ý thức hệ Mác-xít, mặc dù chính người cộng sản không còn tin tưởng nơi ý thức hệ này nữa, là một sự phản bội tổ quốc lớn lao nhất của lịch sử Việt nam.
b. Chế độ chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chế độ chính trị được qui định bằng các điều khoản trong chương 1 của hiến pháp 1992. Chương 1 nói lên một cách rõ rệt tính cách độc tài đảng trị của chế độ qua các điều khoản sau đây:
1. Điều 4: Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
2. Điều 9: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQ) và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.
3. Điều 10: Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Qua điều 4, đảng CSVN xác quyết tính cách độc đảng trên nguyên tắc. Qua các điều 9 và 10, đảng CSVN hiến định hóa sự cai trị độc đảng qua 2 cơ sở ngoại vi của đảng là Mặt Trận Tổ quốc và Công Đoàn. Chẳng hạn Mặt Trận Tổ Quốc có quyền “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử” như theo điều 9 của hiến pháp.
Dưới con mắt của luật pháp tại các nước tự do thì đó là phản dân chủ và không nước nào dám làm, lý do là vì Mặt Trận Tổ Quốc không có tư cách đại diện dân cử và do một đảng chính trị giật dây. Tuy nhiên, dưới chế độ “pháp chế xã hội chủ nghĩa” thì đảng CSVN không có đối lập, nên không ai dám phản đối cả, cứ như thế mà làm ra hiến pháp.
Sự hiến định hóa chế độ độc tài đảng trị của đảng CSVN là thành quả đương nhiên của một hiện tượng thoái hóa mà các nhà xã hội học thường gọi là quá trình thể chế hóa phương tiện (Institutionalisaction des Moyens).
Đảng CSVN là một ví dụ rất dễ hiểu của quá trình này. Chẳng hạn, trên nguyên tắc đảng CSVN được thành lập với mục đích xây dựng độc lập và thiên đường cộng sản cho dân tộc Việt Nam. Như thế đảng chỉ là phương tiện, và một khi nước nhà đã được độc lập và thiên đường cộng sản được xây dựng, thì phương tiện đó phải triệt tiêu.
Tuy nhiên, mặc dù nước nhà tuy độc lập, và cộng sản chủ nghĩa đã đổ vỡ toàn diện trên khắp thế giới và ngay trong lòng của từng đảng viên cộng sản Việt Nam, thì những tay lãnh đạo già nua của đảng vẫn không chịu dẹp đảng. Trái lại, những người này biến đảng này từ một phương tiện trở thành một thể chế (institution), có tính cách trường tồn, không lệ thuộc vào các mục tiêu khởi đầu khi đảng được thành lập nữa.
Trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam lại càng bi đát hơn, vì đảng CSVN lại là “thể chế” nắm quyền duy nhất mà không có đối lập. Với một tình huống như vậy, hậu quả đương nhiên là việc quản trị hành chánh, kinh tế sẽ vô cùng thiếu hiệu năng. Đồng thời sự tham nhũng và bất công xã hội sẽ gia tăng mãi mãi, vì quyền lực được tập trung vào một đảng duy nhất, không có một cơ quan nào độc lập ngoài đảng để kiểm soát, thay thế để chấn chỉnh và đưa quốc gia tiến lên, cạnh tranh trong một thế giới mà sự làm việc hiệu năng là yếu tố tương tranh giữa các dân tộc.
Tóm lại từ một đảng phái là công cụ của dân tộc, quá trình thể chế hóa phương tiện đã biến cả dân tốc Việt Nam trở thành một công cụ khổng lồ để phục vụ cho quyền lợi và tham vọng cá nhân của một số lãnh tụ chóp bu của đảng. Hơn nữa, toàn bộ bản hiến pháp 1992 và đặc biệt là Chương 1 (chế độ chính trị), là bằng chứng hùng hồn rằng các lãnh tụ cộng sản đã mất đi khả năng ý thức khách quan về thời gian tính của lịch sử. Họ đang sống ở ngưỡng cữa của thế kỷ 21, ở thời điểm mà các quan niệm về tự do dân chủ, nhân quyền, đa nguyên đang nở hoa ngay tại cựu đế quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô, mà họ vẫn mơ mộng độc tài đảng trị của các thập niên 40 và muốn đi ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại.
Thêm vào đó, sự bám víu trên nguyên tắc vào các điều 4, 9 và 10 của hiến pháp còn biểu lộ một thực tại bi đát nữa của nhóm lãnh tụ cộng sản này. Đó là họ không còn nhận thức một cách sáng suốt là đảng CSVN không còn khả năng kiểm soát hàng ngũ đảng viên và các cơ cấu ngoại vi một cách tuyệt đối nữa. Kết quả là hiến pháp khắc ghi trên nguyên tắc một thể chế chính trị sắt máu kiểu Stalin, trong khi những điều kiện khách quan cho thấy đảng CSVN không thể nào khống chế xã hội và chính quyền theo kiểu Stalin được nữa, vì cán bộ đã thoái hóa, tham nhũng cùng cực, mất niềm tin và bi quan cho tương lai của đảng.
c. Chế độ kinh tế
Chương 2, nói về chế độ kinh tế, có nhiều khía cạnh tương đối mới mẻ. Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy sự cải tổ kinh tế nửa vời này sẽ không giải quyết được vấn đề kinh tế dài hạn cho Việt Nam, vì cộng sản Việt Nam còn bị ý thức hệ giáo điều ràng buộc quá nhiều. Hơn nữa, các điều khoản qui định chế độ kinh tế (từ điều 15 đến điều 29) không thể được hiểu như những điều khoản độc lập, mà phải được hiểu như là những thành phần bất khả phân ly với toàn diện bản hiến pháp.
Chính vì thế, tính cách độc tài đảng trị của các điều khoản qui định chế độ chính trị, tính cách thiếu vô tư và độc lập của những điều khoản qui định quyền tư pháp (Toà án Nhân dân và Viện Kiểm soát nhân dân)... sẽ vô hiệu hoá phần lớn những khía cạnh tích cực của các điều khoản qui định chế độ kinh tế, nhất là các điều khoản qui định tư hữu và kinh tế thị trường.
Một cách tóm lược, sau đây là những điều khoản quan trọng của Chương 2:
1. Điều 15: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
2. Điều 18:...nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, xử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được nhà nước giao theo qui định của pháp luật.
3. Điều 19: Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lãnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
4. Điều 20: Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
5. Điều 21: Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được cho hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về qui mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.
6. Điều 23: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Nêu trên là những điều khoản quan trọng nhất của bản hiến pháp 1992, trên phương tiện cải tổ kinh tế. Đây là phương tiện duy nhất có những tiến bộ thật sự. Tuy nhiên dù ở phương diện này, sự cải tổ còn quá nhiều khuyết điểm, sẽ di hại về sau cho nền kinh tế quốc gia, nhất là khi nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn phát triển căn bản và đang đứng trước ngưỡng cữa của sự cất cánh thật sự.
Trước hết, cộng sản Việt Nam hy vọng rằng khi nới rộng về kinh tế, nhưng siết chặt về chính trị, họ sẽ khai phóng một phần nào khả năng sáng tạo vật chất của người Việt Nam, ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời giữ được độc quyền chính trị theo kiểu Singapore, Đài Loan hoặc Nam Hàn và Nhật Bổn.
Tuy nhiên họ đã quên những sự sai biệt căn bản giữa thể chế chính trị tại Việt Nam và tại các nước nêu trên.
- Trước hết trên bình diện thể chế, các nước nêu trên không được dân chủ bằng các nước Tây phương mà thôi, chứ các nước đó không phải có những thể chế độc tài tuyệt đối hoặc độc đảng. Các đảng đối lập thật sự vẫn hiện hữu tại các quốc gia Á châu nói trên. Mọi người dân đều thật sự được ứng cử vào các chức vụ chính quyền, chứ không phải bắt buộc phải được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu mới được ra ứng cử như theo luật bầu cử quốc hội cộng sản Việt Nam.
Chính vì thế, tinh thần tự do sáng tạo của các dân tộc trên ở mức độ cao hơn tại Việt Nam.
- Thứ đến là các quốc gia Á châu nói trên đều đặt nền kinh tế của họ trên “một quan điểm tuyệt đối và triệt để về tư hữu”, không hề bị một chút hoen ố gì về ý thức hệ Mác-Lê. Chỉ có như thế, họ mới khai phóng được toàn diện khả năng sáng tạo vật chất của toàn dân, theo kịp cá nước Tây phương, trong một thế giới mà sự cạnh tranh về kinh tế vô cùng gắt gao.
Trong khi đó thì toàn thể hiến pháp 1992 và ngay cả chương 2 nói về chế độ kinh tế, đều bày tỏ rõ rệt ý thức hệ Mác-Lê lỗi thời. Chúng ta có thể ví dụ nước Việt Nam theo hiến pháp cộng sản này, như một người đã ốm yếu bệnh hoạn rồi, mà còn phải gánh thêm một sức nặng ngàn cân (ý thức hệ Mác-Lê) trong một cuộc chạy đua kinh tế với các lực sĩ Singapore, Đài Loan, Nam Hàn... đã khỏe rồi mà không phải khuân vác gì thêm cả.
Thật vậy, chỉ trong chương 2 thôi, chúng ta thấy rõ ý thức hệ Mác-Lê qua các quan điểm: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.... theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” (điều 15).
Mặc dầu nền kinh tế gồm có 3 thành phần rõ rệt: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể, bản hiến pháp hầu như qui định một cách rõ rệt thứ tự ưu tiên của 3 thành phần trên:
(i) Kinh tế quốc doanh là ưu tiên số một (điều 19).
(ii) Thứ đến là kinh tế tập thể như hợp tác xã (điều 20).
(iii) Sau chót là kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân (điều 21).
Thứ tự ưu tiên trên cho chúng ta thấy quan niệm về tư hữu trong hiến pháp là một quan niệm có thứ tự ưu tiên chót. Không thể so sánh với quan điểm tích cực và tuyệt đối về tư hữu của Singapore, Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bổn được.
- Ngoài ra, một hiểm họa lớn cho nền kinh tế quốc gia, là bản hiến pháp này sẽ tạo ra một hiện tượng “tê liệt kinh niên của nền kinh tế như các quốc gia Châu Mỹ La Tinh”, hoặc Ấn độ. Lý do là vì nền kinh tế quốc doanh, đã và đang là một nền kinh tế thiếu hiệu năng, tham nhũng, nay được chính thức hiến định hóa để trở thành căn bản của kinh tế quốc gia, sẽ làm cho quốc gia vỡ nợ nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, kinh tế tập thể (một hình thức hợp tác xã) không phải là một hình thức tổ chức kinh doanh có hiệu năng cao nhất. Thật vậy, trong môi trường cạnh tranh ráo riết về kinh tế thế giới hiện nay, các hợp tác xã chỉ là những tàn tích của một quan niệm tổ chức kinh tế lỗi thời.
Hiến định hóa vị trí ưu tiên của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (hợp tác xã) so với kinh tế cá thể và tư bản tư nhân, trong thời điểm này, là một hành động cố chấp, vô trách nhiệm và sẽ di hại nặng nề cho nền kinh tế quốc gia. Trên phương diện luật hiến pháp (constitutional law) thì ngay cả khi chính phủ muốn tư hữu hóa những cơ sở kinh tế quốc doanh lỗ lã, thiếu hiệu năng, cũng chưa chắc được vì theo tinh thần của hiến pháp, sẽ là một hành động vi hiến.
Chính vì những khuyết điểm trên, Chương 2 của bản hiến pháp này sẽ đưa nước Việt Nam vào hàng ngũ của các quốc gia bệnh hoạn trầm kha về kinh tế như các quốc gia Châu Mỹ La Tinh, trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ 21.
- Hơn nữa, điều 23 (dẫn thượng), trong một chế độ độc đảng, không thể bảo đảm quyền tư hữu được. Lý do là vì đảng Cộng Sản Việt Nam là trung tâm quyền lực bao trùm cả 3 ngành: Hành pháp (gồm quân đội và công an), Lập pháp (các dân biểu bù nhìn) và Tư pháp (tòa án thật sự chỉ theo lệnh đảng). Dù cho Hành pháp có trắng trợn vi hiến và tước đoạt quyền tư hữu của một cá nhân, thì không có một tòa án nào dám bênh vực cho cá nhân ấy.
Các dân biểu bù nhìn sẽ không ngần ngại tuân lệnh đảng, đưa ra những luật lệ ngang nhiên vi hiến, tước quyền tư hữu. Lúc đó cũng sẽ không có một tòa án nào lên tiếng được, vì ý kiến của đảng sẽ là tuyệt đối và không có đối lập.
Quan điểm “tư hữu” trong hiến pháp như vậy chỉ là một quan điểm nửa vời mà cộng sản Việt Nam buộc lòng phải xử dụng qua loa để mong sống còn, chứ không phải một sự cải tổ kinh tế thật sự để đưa quốc gia vào đà phát triển chung của thế giới.
Trên bình diện nhu cầu kinh tế, quốc gia Việt Nam, vì đã qua hơn 40 năm cộng sản tại miền Bắc, hơn 20 năm cộng sản tại miền Nam, không còn trì hoãn được. Yếu tố thời gian vô cùng cấp bách. Một quan điểm tích cực và toàn diện về tư hữu như các nước Singapore, Đài Loan cũng chưa chắc đã giải quyết được phương trình kinh tế Việt Nam, huống hồ là một quan điểm tư hữu què quặc, nặng mùi ý thức hệ và tham quyền cố vị của những người cộng sản Việt Nam. Những mức độ phát triển kinh tế tương đối khả dĩ hiện nay (GDP: 9.5% cho 1996, 9.5% cho 1995 và 8.8% cho 1994 theo tạp chí The Vietnam Business Journal,op. cit. tr.16) một phần phản ảnh sự bộc phát không kềm hãm được của một nền kinh tế từ lâu bị một bàn tay sắt khống chế, và một phần phản ảnh mức độ kinh tế thấp một cách cưỡng bách giả tạo của một quốc gia quá nghèo. Một khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ cao hơn và đứng trước ngưỡng cữa của thế giới những quốc gia tự do về kinh tế thật sự, thì nội dung trên của bản hiến pháp sẽ biến thành một trở lực lớn lao cho dân tộc.
Chúng ta phải đau buồn mà kết luận rằng trong cuộc thử thách lớn lao này, người cộng sản Việt Nam cũng như giới sĩ phu triều Nguyễn, chứng tỏ rõ ràng với dân tộc và lịch sử rằng, họ đã đặt quyền lợi của phe nhóm và cá nhân trên quyền lợi của dân tộc Việt Nam.
- Sau cùng, bản hiến pháp 1992 một lần nữa hiến định hoá sự độc đảng. Với sự độc đảng này, tệ nạn tham nhũng vốn đã là một căn bệnh kinh niên không thuốc chữa (vì không có đối lập) sẽ trở nên tệ hại hơn đưa đến sự đổ vỡ xã hội và có thể kéo theo luôn sự cáo chung của chính đảng Cộng Sản Việt Nam. Có thể nói, bằng cách hiến định hóa sự độc đảng, cộng sản Việt Nam đã gián tiếp hiến định hóa sự tham nhũng theo câu châm ngôn phổ thông là “quyền lực tuyệt đối sẽ làm tham nhũng tuyệt đối” (Absolute power corrupts absolutely).
d. Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
Chương 3 của bản hiếp pháp qui định chế độ này. Điều đáng tiếc là chế độ văn hóa giáo dục có quá nhiều yếu tố ý thức hệ lỗi thời, trong một kỷ nguyên mà khoa học, nhân bản, nhân quyền đã chói sáng khắp nơi trên thế giới.
Thật vậy, điều 30 nói đến “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động”.
Điều 31: Yêu chế độ Xã hội Chủ nghĩa
Điều 34: Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử cách mạng.
Điều 36: Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn Thanh Niên Hồ Chí Minh... có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Thay vì, tôn trọng nhân phẩm và sự thông minh của người Việt Nam, bằng cách cho giảng dạy các văn kiện của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và dân quyền theo mô thức các nước Đông Âu, thì cộng sản Việt Nam muốn khuynh đảo tư tưởng của giới trẻ Việt Nam bằng ý thức hệ Mác-Lê.
Tuy nhiên, đây chỉ là một hành động tuyệt vọng của một tập thể không còn ý thức được thực trạng xã hội và giới hạn quyền lực của mình. Thực trạng xã hội là không còn ai tin tưởng đảng và ý thức hệ Mác-Lê nữa.
Có nêu ra trong hiến pháp cũng chỉ là hình thức suông. Giới hạn quyền lực của đảng là sự tham nhũng và thối nát đã quá hoành hành, quyền lực không còn vô giới hạn để thực thi các điều khoản nêu ra trong hiến pháp nữa.
e. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
Chương 4 của hiến pháp qui định điều khoản này. Chương này qui định vị trí của vấn đề quốc phòng và an ninh nội bộ của quốc gia. Quốc phòng là trách nhiệm của “Lực lượng vũ trang nhân dân” nhưng đồng thời lực lượng vũ trang nhân dân còn có trách nhiệm “bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa và những thành quả cách mạng” (điều 45). Điều này có nghĩa là lực lượng vũ trang này phải có trách nhiệm đàn áp tất cả các phong trào, tổ chức và khuynh hướng chính trị đưa đến dân chủ đa nguyên và nhân quyền đúng theo nghĩa được qui định bởi Liên Hiệp Quốc.
An ninh nội bộ quốc gia là trách nhiệm của “Công an nhân dân cách mạng”. Ngoài ra, công an còn có trách nhiệm bảo vệ “tài sản Xã hội Chủ nghĩa” (điều 47).
Tóm lại quân đội và công an đáng lẽ phải bảo vệ tổ quốc, tài sản của dân chúng, nhân quyền một cách vô vị lợi và phi ý thức hệ như các quốc gia khác trên thế giới, thì lại được cộng sản Việt Nam qui cho trách nhiệm bảo vệ “Xã hội Chủ nghĩa”. Dĩ nhiên nếu cần thiết, các lực lượng trên sẽ đàn áp dân chúng và dẫm nát nhân quyền nhân danh Xã hội Chủ nghĩa.
f. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chương 5 qui định quyền lợi và trách nhiệm của công dân là một trong những chương phức tạp nhất của bản hiến pháp. Chương này gồm 34 điều khoản. Các điều khoản quan trọng gồm có:
1. Điều 54: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luật.
2. Điều 66: Thanh niên được gia đình, nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập... phát triển... lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc.
3. Điều 76: Công dân phải trung thành với tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất.
4. Điều 79: Công dân có nghĩa vụ... giữ gìn bí mật quốc gia.
5. Điều 82: Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.
Trong tất cả các điều khoản của Chương 5, điều 54 quan trọng hơn cả. Điều này cũng là một điều khoản thông thường có mặt trong hiến pháp của mọi quốc gia dân chủ thực sự. Tuy nhiên, một phần vì tính cách độc tài đảng trị của toàn bộ hiến pháp, và một phần vì thiếu kiến thức về luật hiến pháp, cộng sản Việt Nam đã hiểu thành ngữ “theo qui định của pháp luật” như là: luật pháp muốn qui định như thế nào cũng được.
Chính vì thế, bản hiến pháp 1992 rất thường xuyên xử dụng thành ngữ này với mục tiêu che mắt mọi người bằng một bản hiến pháp “mờ ảo coi có vẻ được” nhưng kỳ thực đằng sau bản hiến pháp có những luật pháp khắc khe tước bỏ mọi nhân quyền và dân quyền. Bằng cớ rõ rệt nhất là “Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội” từ điều 25 đến điều 36 qui định rõ rệt là Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (cơ quan ngoại vi của đảng CSVN) có tiếng nói quyết định trong việc giới thiệu người ra ứng cử, và chỉ có người được giới thiệu mới ra ứng cử được mà thôi.
Chắc chắn trong một quốc gia dân chủ thực sự, với một cơ quan Tư pháp (Tối cao Pháp viện) hoàn toàn độc lập, thì các điều khoản trên của luật bầu cử sẽ bị tuyên bố là vi hiến và vô hiệu lực. Lý do là vì thành ngữ “theo qui định của pháp luật” không cho phép pháp luật vi phạm tinh thần của điều 54 của hiến pháp. Tinh thần của điều 54 của hiến pháp là “mọi công dân đủ 21 tuổi đều có quyền ứng cử vào Quốc hội”. Trong khi đó thì trên thực tế Luật Bầu Cử đã sửa tinh thần của hiến pháp trở thành “mọi công dân đủ 21 tuổi, với sự cho phép của đảng Cộng Sản Việt Nam, qua Mặt Trận Tổ Quốc, đều có quyền ứng cử vào Quốc hội”.
Một luật bầu cử như vậy xung đột với tinh thần của điều khoản 54 của hiến pháp. Bởi vì hiến pháp là luật căn bản (fundamental Law) nên những điều khoản 25 đến 36 của Luật Bầu Cử phải triệt tiêu và vô hiệu lực vì “vi hiến”.
Tuy nhiên, như sẽ phân tích ở Chương 10 của hiến pháp, cơ quan tư pháp tối cao dưới chế độ cộng sản Việt Nam (Tòa án Nhân dân Tối cao) không có đủ sự độc lập mà hoàn toàn bị sự khống chế của đảng. Hơn nữa việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh (điều 91) đáng lẽ phải là trách nhiệm của Tư pháp, thì lại được qui là trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (dưới sự kiểm soát chặc chẽ của đảng). Điều này vượt ra ngoài những qui ước về luật pháp căn bản của những chế độ dân chủ tự do. Trong một chế độ dân chủ, thực sự không thể chấp nhận được việc một thực thể pháp lý vừa làm ra qui luật, vừa được quyền thẩm xét những qui luật mình đặt ra có đúng hay không. Lý do là vì sẽ thiếu sự khách quan, thiếu yếu tố nhân quyền, thiếu sự kiểm soát và sẽ đưa đến độc tài. Tuy nhiên theo chế độ “pháp chế Xã hội Chủ nghĩa” thì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn trơ trẽn theo luật rừng vì quyền lực tuyệt đối phát xuất từ quân đội và công an chứ không phải từ công bằng và lẽ phải.
Điều 66 (nêu trên) là một trong nhiều điều khoản của bản hiến pháp có tính cách ý thức hệ thoái hóa và không thực tế. Hơn nữa giới thanh niên đã hoàn toàn đổ vỡ niềm tin với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều 76 và 79 (nêu trên) cũng chỉ là những xảo thuật để chụp mũ những cá nhân, thành phần chống lại sự độc tài của đảng mà không có một thực chất pháp lý nào cả.
Điều 82 (nêu trên) vừa thiếu thực tế, vừa gượng ép vì quá khôi hài. Hằng trịêu người bỏ nước CHXHCN/VN đi tìm tự do chứ có bao nhiêu người lại tìm đến nước CHXHCN/VN để tỵ nạn đâu?
g. Quốc Hội
Chương 6 từ điều 83 cho đến điều 100 nói về quyền lực và trách nhiệm của quốc hội. Điều 83 nói về quốc hội như sau:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN/VN.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc Hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Cũng vì tính cách quan trọng của Quốc hội, cộng sản Việt Nam xử dụng nhiều mánh khoé nhất để khống chế Quốc hội trong bản hiến pháp này.
Thêm vào đó, như đã trình bày ở phần (f) trên, luật bầu cử đã qui định chỉ có những công dân trên 21 tuổi được sự giới thiệu của đảng (qua ngoại vi đảng là Mặt Trận Tổ Quốc) mới được ứng cử vào Quốc hội mà thôi. Những mánh khoé để khống chế Quốc hội trong hiến pháp gồm có:
1. Điều 85: Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm... trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
2. Điều 86: Quốc hội họp mỗi năm họp 2 kỳ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.
3. Điều 87: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao, Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
4. Điều 90: Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch Quốc hội.
- Các phó chủ tịch Quốc hội.
- Các ủy viên.
Điều 85 (nêu trên) có hậu quả là mặc dù nhiệm kỳ được ấn định 5 năm, trên thực tế, nếu cần thiết, đảng CSVN (qua việc kiểm soát 2/3 đại biểu quốc hội) có thể miễn việc bầu cử một cách hoàn toàn hợp hiến.
Điều 86 phối hợp với điều 90 (nêu trên) sẽ làm cho việc đảng kiểm soát Quốc hội dễ dàng hơn nữa. Lý do là vì Quốc hội mỗi năm chỉ họp 2 kỳ do UBTVQH triệu tập. Bình thường thì tất cả quyền hành lớn lao của QH do UBTVQH hành xử theo điều 91 của hiến pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam không cần phải kiểm soát khoảng 400 đại biểu mà chỉ cần đưa những đảng viên cao cấp của mình vào UBTVQH và kiểm soát số người nhỏ này là quá đủ.
Tuy nhiên, để củng cố sự độc quyền tuyệt đối của đảng đối với một cơ quan “dân cử” (mặc dù “dân cử” theo kiểu XHCN) thì điều 87 nêu trên minh thị cho phép các cơ quan ngoại vi của đảng được quyền đưa ra các dự án luật như là những đại biểu Quốc hội. Điều này hoàn toàn phi lý và không thể chấp nhận được tại một quốc gia dân chủ bình thường, tuy nhiên theo “pháp chế XHCN” thì được hiến định hóa rõ rệt như là luật căn bản.
h. Chủ tịch nước
Chương 7 của hiến pháp từ điều 101 đến điều 108 qui định quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước vốn là nguyên thủ quốc gia. Điều 102 qui định Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Điều 103 qui định chi tiết hơn quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước.
Tuy nhiên một điều đáng tiếc là vì sự tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng quá cao, nhu cầu phân quyền hợp lý trong hiến pháp phải nhường bước cho nhu cầu phân quyền một cách phi lý và đôi khi dẫm chân lên nhau giữa quyền hạn của Chủ tịch nước (điều 103), Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Chu3 tịch Quốc hội (điều 91) và Thủ tướng (điều 112). Đây là một vấn đề vô cùng nan giải và sẽ đưa đến tình trạng xung đột, đổ vỡ trong tương lai trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lý do là vì sự cố gắng thái quá để chia chác quyền lực và giải quyết vấn đề tranh quyền nội bộ, làm cho bản hiến pháp mất hẳn căn bản luận lý khách quan. Mầm móng tranh chấp giữa Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và Chủ tịch nước sẽ phát xuất từ bản hiến pháp kỳ quặc này:
1. Chẳng hạn khi nói đến Hội đồng Nhân dân Tỉnh thì UBTVQH có quyền ”bãi bỏ các quyết định sai trái của Hội đồng” (điều 91(6)), trong khi đó Thủ tướng có quyền ”đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Tỉnh... trái với hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ” (điều 114 (5)). Thủ tướng lại có quyền cách chức và miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh (điều 114 (3)).
Vấn đề đặt ra là nếu không có sự đề nghị của Thủ tướng (mà qua sự đề nghị của Viện giám sát chẳng hạn) thì UBTVQH có quyền bãi bỏ các quyết định của Hội đồng Nhân dân Tỉnh hay không? Nếu có, và Thủ tướng không đồng ý với UBTVQH và Viện giám sát, thì khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ theo lời đề nghị của Viện giám sát, Thủ tướng có bắt buộc phải ra lệnh HĐND Tỉnh ngưng thi hành các quyết định sai trái hay không?
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong muôn vàn khó khăn mà sự phân chia quyền lực tạm bợ này sẽ gây ra.
2. Khi nói đến vấn đề bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, thì sự chia chác quyền lực càng trở nên giả tạo và phức tạp hơn nữa. Lần này thì cả 3 trung tâm quyền lực dính vào: Thủ tướng thì “trình” lên Quốc Hội hoặc Ủy ban TVQH (nếu Quốc hội không họp) (điều 114(2)). UBTVQH thì “phê chuẩn” và Chủ tịch nước thì “căn cứ vào Nghị quyết của UBTVQH để bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm...” (điều 103 (4)).
Điều nan giải tại Việt Nam là các quốc gia XHCN vốn không có một truyền thống ước lệ về luật hiến pháp (constitutional conventions). Hậu quả là nếu hiến pháp không ghi rõ sự “bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm” các chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng... của Chủ tịch nước là “nhiệm vụ” hay là “quyền hạn” thì sẽ có những tranh chấp lớn. Chúng ta có thể lập luận rằng nếu là “nhiệm vụ” thì Chủ tịch nước chỉ là bù nhìn ở phần vụ này, nếu Thủ tướng “đề nghị” và Quốc hội (hoặc UBTVQH) “phê chuẩn” thì bắt buộc phải “bổ nhiệm”, “miễn nhiệm” hoặc “bãi nhiệm”, tùy theo trường hợp.
Tuy nhiên nếu là “quyền hạn” thì vấn đề trở nên vô cùng phức tạp. Thủ tướng có thể “đề nghị”, Quốc hội có thể “phê chuẩn”, nhưng trên nguyên tắc Chủ tịch nước có quyền hành xử hay không hành xử quyền “bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm” một Phó Thủ tướng, một bộ trưởng hoặc một thành viên nào đó.
Nếu Chủ tịch có quyền đi ngược lại sự “đề nghị” của Thủ tướng và sự “phê chuẩn” của Quốc hội, thì sẽ có một sự khủng hoảng quyền lực lớn lao.
Lãnh vực này của hiến pháp là một con dao hai lưỡi của đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự phân chia quyền lực phi lý và tạm bợ này giải quyết những tranh giành nội bộ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên đường dài sẽ đào sâu thêm hố chia rẽ giữa các phe nhóm và lãnh tụ đảng.
i. Chính Phủ:
Chương 8 nói đến quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ “là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chánh cao nhất của nước CHXHCHVN” (điều 109). Ngoài việc qui định những quyền hạn và trách nhiệm bình thường của một cơ quan hành pháp, bản hiến pháp 1992 còn có những điều khoản đặc biệt sau đây:
1. Điều 110: Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội... Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của chính phủ.
2. Điều 111: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họp của chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
3. Điều 114: Thủ tướng chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
Điều 110 (nêu trên) là một kỹ thuật tiểu xảo nữa của đảng CSVN để kiểm soát chính phủ. Thật vậy, trong một bản hiến pháp mà mọi quyền lực trên nguyên tắc đều phát xuất từ Quốc hội dân cử (mặc dù thật sự do CSVN giật dây trắng trợn), thì việc một thành viên của chính phủ (cấp Bộ trưởng) không nhất thiết là đại biểu Quốc hội là một sự phản dân chủ lớn lao. Điều 110 cho phép đảng CSVN bổ nhiệm vào chính phủ một Thủ tướng (là một đại biểu Quốc hội) và toàn thể “nội các” (kể cả một hay nhiều Phó Thủ tướng không cần là đại biểu Quốc hội), và như thế nếu đảng CSVN cảm thấy cần cho Thủ tướng “nghỉ bệnh” dài hạn thì điều 110 sẽ cho phép một Phó Thủ tướng lên xử lý cho Thủ tướng mà không cần qui định thời hạn. Kết quả là dân Việt Nam sẽ có một chính phủ không cần phát xuất từ Quốc hội mà chỉ cần phát xuất trực tiếp từ Đảng CSVN.
Thêm vào đó, điều 111 là một xảo thuật để đảng CSVN, qua các tổ chức ngoại vi, có thể được “mời tham dự các phiên họp của chính phủ” nhưng kỳ thực để thanh tra hay coi chừng các thành viên của chính phủ giùm cho đảng.
Điều 114 cho ta thấy mặc dầu trên nguyên tắc, các chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được bầu, tuy nhiên Thủ tướng có quyền khống chế hoàn toàn các cơ cấu địa phương.
j. Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
Đây là Chương 9 của hiến pháp, qui định sinh hoạt và quyền hạn trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đoạn này gồm 8 điều khoản từ điều 118 đến điều 125. Tuy nhiên, bản hiến pháp này hầu như không đặt nặng vấn đề chính quyền địa phương. Chính vì thế, Chương 9 của hiến pháp hoàn toàn không qui định rõ rệt việc bầu cử vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, mặc dù vị này có trách nhiệm quan trọng là “điều hành hoạt động của Ủy ban Nhân dân” (điều 124). Quả vậy, điều này chỉ được thoáng qua một cách gián tiếp ở chương 8, điều 114 (3), khi nói về quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng chính phủ, tức là chính quyền trung ương. Điều 114 (3) chỉ nói lờ mờ là Thủ tướng có quyền “phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Phương thức bầu cử vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương (do dân bầu trực tiếp hay là do các đại biểu Hội đồng Nhân dân, hay do các Ủy viên của UBND bầu lên), rất mù mờ.
Điều 118 lại nói: “Việc thành lập Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ở các đơn vị hành chánh do luật định”.
Điều này có nghĩa là chính phủ cộng sản qui định luật bầu của các cơ quan hành chánh địa phương và có thể hoàn toàn độc tài khống chế bằng các phương thức bầu cử kỳ quặc như luật bầu cử đại biểu Quốc hội vậy.
Bản hiến pháp này cũng hoàn toàn bác bỏ quan niệm “địa phương phân quyền”. Điều 119 qui định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Tuy nhiên, quyền hạn của Thủ tướng ở điều 114 quá lớn (có thể cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như đình chỉ, bãi bỏ các quyết nghị của Hội đồng nhân dân...), cho nên trên thực tế, các chính quyền địa phương không có thực quyền gì cả và điều 6 của hiến pháp (ghi rõ “nguyên tắc tập trung dân chủ” vốn là một chiêu bài của Lê Nin để thi hành nguyên tắc “tập trung quyền lực độc tài”) sẽ phủ quyết tuyệt đối chương 9.
Lộ liễu hơn nữa là điều 125 cho phép Mặt Trận Tổ Quốc quyền tham gia hội họp các kỳ họp của HĐND để hầu như canh chừng và kiểm soát cơ quan “dân cử” này.
k. Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm soát Nhân dân
Chương 10 từ điều 126 đến 140 nói đến 2 cơ quan tư pháp của chế độ.
Như chúng ta đều biết, trong một chế độ dân chủ pháp trị, theo tinh thần thượng tôn luật pháp, thì sự độc lập và tôn kính cơ quan tư pháp là tối quan trọng. Chính vì thế, tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Anh Quốc... các vị chánh án của những tòa án cấp cao đều phải được Quốc hội bổ nhiệm (theo sự đề nghị của Hành pháp). Nhiệm kỳ của các chánh án này thường thường vô hạn định, hoặc đến mãn đời, hoặc đến tuổi hưu trí, trừ khi can án hình sự hay mất khả năng trí tuệ, mục đích là đem lại cho các chánh án này sự độc lập tuyệt đối trong khi xử án. Thật vậy, nếu nhiệm kỳ các vị chánh án có giới hạn thì các vị này rất dễ dàng bị Hành pháp (Thủ tướng) hoặc Lập pháp (Quốc hội) ảnh hưởng, vì nếu không chịu ảnh hưởng sẽ không được tái bổ nhiệm sau khi mãn nhiệm kỳ.
Điều 126 của hiến pháp 1992 đưa ra mục tiêu sau đây cho cơ quan Tư pháp Cộng sản: Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm soát Nhân dân nước CHXHCN/VN, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Điều 126 cho thấy 2 cơ quan Tư pháp của chế độ cộng sản không mang ý nghĩa thượng tôn luật pháp bình thường của một nước dân chủ pháp trị. Trái lại “xã hội chủ nghĩa” sẽ là quan điểm chỉ đạo và qua quan điểm này, đảng CSVN sẽ đứng trên và đứng ngoài sự kềm chế của luật pháp.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (tương đương với Tối cao Pháp viện trong một chế độ dân chủ) sẽ có nhiệm kỳ “theo nhiệm kỳ Quốc hội” tức là 5 năm (điều 128).
Chương 10 của bản hiến pháp không nói đến phương thức bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức vị chánh án quan trọng này. Chỉ nói là đối với các vị thẩm phán thì các điều trên sẽ do luật định.
Tuy nhiên điều 103 (3), Chương 7, khi nói đến nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, thì chúng ta thấy Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao.
Các điều này sẽ làm cho vị chánh án và những thẩm phán khác hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan Hành pháp cho lẽ sống của mình, và sẽ thiếu sự vô tư để bênh vực cho người dân, trong khi đó sẽ tận lực phục vụ cho chế độ.
Tòa án Nhân dân Tối cao cũng sẽ không có khả năng giải quyết những sự xung đột giữa các chức năng do hiến pháp đề ra (chẳng hạn khi Chủ tịch nước xung đột quyền hành với Thủ tướng hoặc Chủ tịch Quốc hội...) và như thế sẽ không thể bảo vệ được “pháp chế xã hội chủ nghĩa” như điều 126 nêu ra. Nếu có một sự xung đột giữa các chức vụ chóp bu đó của hiến pháp thì có hai trường hợp xảy ra:
- Đảng CSVN quá yếu và đi đến sự thanh toán nội bộ, đổ máu và sụp đổ chế độ.
- Đảng CSVN còn mạnh và chính đảng sẽ dàn xếp cho êm thấm.
Như vậy là trên thực tế, Tòa án Nhân dân Tối cao chỉ là một cái bánh vẽ, trang hoàng cho chế độ. Thực chất vẫn là một chế độ đảng trị, độc tài, chuyên chế.
Như đã bàn ở phần (f) nêu trên, Tòa án Nhân dân Tối cao không có quyền phán xét một bộ luật có vi hiến hay không, vì đó là quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (điều 91). Viện Kiểm soát Nhân dân là một cơ chế Tư pháp thứ hai, giữ một vai trò tương tự như một Giám sát viện và một Công tố viện cùng một lượt. Những khuyết điểm của Tòa án Nhân dân cũng áp dụng luôn cho viện này.
Tóm lại tự do, dân chủ, tư hữu và nhân phẩm của người dân sẽ không được bảo vệ đúng đắn vì không có một cơ quan tư pháp tự trị và độc lập.
Tiếp theo Chương 11 và 12 của hiến pháp, qui định những điều khoản liên hệ đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh (2/9/1945), hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp, tôi nhận thấy không cần phải phân tích về các điều khoản này.
Sau khi phân tách xong bản hiến pháp 1992 của CSVN, chúng ta ý thức sâu sắc một thực tại đau thương của dân tộc. Đó là bản hiến pháp này không phải nhất thiết đơn thuần là kết quả của ý thức hệ Mác-Lê. Chúng ta phải thành thật nhận rằng bản hiến pháp này còn là kết tinh của hai tệ đoan của giới lãnh đạo dân tộc Việt nam trong suốt 200 năm cuối cùng của lịch sử dân tộc. Hai tệ đoan đó là sự vị kỷ và bảo thủ quá đáng của giới lãnh đạo.
Thật vậy, gần 200 năm về trước, khi tiếng đại bác của Tây Phương vang rền trước ngưỡng cửa nước ta thì giới sĩ phu lãnh đạo, vì vị kỷ và quá bảo thủ đã từ chối không chịu canh tân xứ sở.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, qua đến các thời Đệ I và Đệ II Cộng Hoà tại miền nam Việt Nam, một số lớn giới lãnh đạo chỉ biết phụng sự cho ngoại bang để bảo vệ quyền lợi của mình, tôn thờ văn hóa ngoại lai.
Ngày hôm nay, đảng CSVN cũng thừa hưởng toàn diện hai tệ đoan cố hữu của những giai cấp thống trị trước.
Cứ theo bản hiến pháp 1992 thì đảng CSVN là đảng cộng sản ngoan cố và cực đoan nhất trong một vài đảng cộng sản còn tồn tại. Chính vì vậy, chúng ta cần đấu tranh quyết liệt hơn để khai phóng tiềm năng sáng tạo, trí tuệ tự nhiên của dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù, ra khỏi gông cùm của giới lãnh đạo vị kỷ và quá bảo thủ, đã ngự trị tổ quốc VN suốt 200 năm dài của lịch sử.
Vào cuối thế kỷ thứ 20, lại một lần nữa, ánh sáng của khoa học, trí tuệ, tự do, nhân bản và dân chủ đang sáng lòa trước ngưỡng cửa Việt Nam, thì bản hiến pháp 1992 của CSVN lại phản ảnh một lần nữa thái độ quen thuộc của các quan lại triều Nguyễn là bịt mắt, bịt tai để bám víu quyền lợi của mình. Thái độ này làm cho quốc tế khinh khi và mọi người Việt Nam yêu nước phải ngậm ngùi căm phẫn.
Chúng ta có thể kết luận rằng có một điểm tương đồng sâu sắt giữa giới lãnh đạo triều Nguyễn vào những năm bị thực dân đô hộ, giới lãnh đạo đệ nhất và đệ nhị cộng hòa miền Nam và giới lãnh đạo CSVN ngày hôm nay, đó là số người có đủ lương tâm để nhìn nhận sự thật khách quan và có can đảm nói lên sự thật chỉ là một thiểu số ít oi. Cái điểm thiếu lương tâm này trong đa số giới lãnh đạo chính là thảm họa lớn lao nhất của dân tộc.
Luật Sư Đào Tăng Dực
Gia tri Phap ly va tinh chinh thong cua Hien Phap VN ...
Giá Trị Pháp Lý và Tính Chính Thống Của Hiến Pháp Việt Nam Hiện Nay Từ Cơ Sở Pháp Lý Của Hiến Pháp 1946
Luật Sư Nguyễn Xuân Phước
nxpesq@gmail.com
I. Những Ý Niệm Căn Bản Về Hiến Pháp
Hiến pháp là bộ luật tối cao của một quốc gia định nguyên tắc tổ chức guồng máy công quyền để thực hiện mục đích xây dựng một xã hội trong đó dân làm chủ đất nước nhằm bảo đảm dân quyền và nhân quyền của công dân, và đồng thời bảo đảm tính chất ổn định, chính thống và hợp pháp của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền nào không thực thi hiến pháp, phản bội các điều khoản của hiến pháp, nhà cầm quyền ấy tự mình chấm dứt giá trị pháp lý và tính chính thống về giá trị quyền lực lãnh đạo quốc dân. 1
Để xác định quyền làm chủ đất nưóc của nhân dân, hiến pháp luôn luôn phải được toàn thể nhân dân chấp thuận và mọi sự thay đổi hiến pháp phải luôn luôn được toàn thể nhân dân quyết định bằng lá phiếu. Hiến pháp gọi đó là quyền phúc quyết. Quyền phúc quyết cộng với các quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội về quyền lợi và nghĩa vụ kính tế chính trị văn hoá, và các quyền công dân khác xác định nhân dân là chủ nhân ông của đất nước. Khi nhân dân được phúc quyết hiến pháp hay đưọc tự do ứng cử và bầu cử đó là lúc họ thực sự hành sử quyền làm chủ đất nước của mình.
II. Sự Ra Đời Của Hiến Pháp 1946
Năm 1946, Quốc Hội dân cử đầu tiên đã được bầu lên bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu đầu tiên của đất nước ta. Sau đó quốc hội được bổ xung thêm các dân biểu là những nhân sĩ và các nhà cách mạng chống Pháp không Cộng Sản. Quốc hội đầu tiên nầy tập hợp được nhiều thành phần xã hội và đảng phái chính trị có những xu hưóng khác nhau. Ngoài các nhà cách mạng tả phái mà đại diện là các ông Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, có sự tham dự của các nhà cách mạng tiên khởi thời Phan Bội Châu như cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng với các nhà cách mạng hữu phái như các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Trần Trung Dung vv... [2] [3] [4] [10].
Sau đó, Quốc Hội đã bầu ra một Ủy Ban Dự Thảo Hiến Pháp đã gồm 11 người, thuộc mọi thành phần, là đại biểu của các tổ chức, đảng phái chính trị và các tầng lớp nhân dân khác nhau do ông Hồ Chí Minh chủ trì.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc Hội Việt nam đã thông qua hiến pháp đầu tiên cho một nước Việt Nam độc lập.
Về phần nội dung, Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền căn bản của công dân trong đó có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa (điều 6), quyền bình đảng trước pháp luật (điều 7), quyền tự do ứng cử và bầu cử (điều 18), nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp (điều 21). Hiến pháp 1946 còn đi xa hơn bằng cách cho phép những người ngoại quốc tranh đấu cho tự do dân chủ mà phải trốn tránh được cư ngụ trên đất Việt nam (điều 16).
Quan trọng nhất là không nó không hề có một điều khoản nào qui định là một đảng phái nào hay một ý thức hệ nào là độc tôn và độc quyền lãnh đạo đất nước như các bản hiến pháp sau này của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. [5]
Đứng trên phương diện lịch sử, hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý khai sinh nước Việt Nam độc lập sau hơn 80 năm bị mất chủ quyền về tay thực dân Pháp. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ sau khi quốc hội thông qua hiến pháp nên hiến pháp 1946 không được chính thức công bố và cuộc tổng tuyển cử nghị viện nhân dân không được thi hành. Tuy nhiên, theo tài liệu của đảng Cộng Sản thì chính phủ và ban thường vụ quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động trong nước. [5] . Và hiến pháp đó có giá trị cho đến năm 1960 khi hiến pháp 1959 được ban hành.
Tài liệu Đảng Cộng Sản cũng đánh giá như sau:
Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp cô đúc, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi người. Nó là bản hiến pháp mẩu mực trên nhiều phương diện. [6]
Mặc dù chính phủ kháng chiến ra đời không theo thủ tục của hiến pháp vì hoàn cảnh chiến tranh, và mặc dù những điều khoản của hiến pháp đã bị nhà nước vi phạm, chúng ta có thể xác định được rằng chính phủ đã công nhận hiến pháp 1946 là khế ước hợp pháp giữa quốc dân Việt và nhà cầm quyền đương thời. Hiến pháp 1946 xác định những giá trị căn bản về văn hoá, chính trị và kinh tế và biến những giá trị trị đó thành những lý tưởng và ước vọng dân tộc mà thế hệ 1945 đã hy sinh xương máu để chiến đấu và bảo vệ. Đồng thời nó xác định nhân dân là chủ nhân ông tuyệt đối của đất nước.
Do đó, hiến pháp 1946 là một hiến pháp tốt, có giá trị pháp lý, và là nền tảng pháp lý ắt có và đủ để xây dựng nước Việt Nam mới, tự do dân chủ và độc lập. Hiến pháp đó là nền tảng pháp lý cho mọi thay đổi pháp lý của các hiến pháp kế thừa.
III. Cái Chết Oan Khiên Của Hiến Pháp 1946 và Tính Chất Bất Hợp Pháp của Các Hiến Pháp Kế Thừa
Xác định tính cách hợp pháp và hợp lý của hiến pháp 1946 để nhấn mạnh một điểm là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (cho đến năm 1980) và nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ năm 1980 cho đến nay) đều phải mang tính kế thừa và mang tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội dung của hiến pháp 1946.
Sau năm 1946, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà có thêm tất cả là 3 hiến pháp. Các hiến pháp tuần tự ra đời trong các năm sau đây: 1959 ban hành năm 1960, 1980 và 1992.
Tài liệu đảng Cộng Sản viết về thủ tục ra đời của hiến pháp 1959, là bản hiến pháp kế thừa trực tiếp bản hiến pháp 1946, như sau:
"Hiến pháp 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước ta đã hoàn thành sứ mệnh của nó, nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ sáu, Quốc Hội nước Việt nam Dân Chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi hiến pháp 1946 và thành lập ban dự thảo hiến pháp sửa đổi".
Tài liệu này viết tiếp:
"Sau khi làm xong bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958 bản dự thảo đã được thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan quân dân, chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, bản dự thảo đã được chỉnh lý lại vào ngày 1 tháng 4 năm 1959 đem công bố để tòan dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Cuộc thảo luận nầy làm trong 4 tháng liền tại khắp nơi trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các tổ chức khác của nhân dân, ở thành thị và nông thôn, việc nghiên cứu và thảo luận dự thảo hiến pháp tiến hành sôi nổi và đã trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi có đủ các tầng lớp nhân dân tham gia".
Tài liệu trên kết luận về phần thủ tục thay đổi hiến pháp năm 1959 như sau:
“Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12-1959, quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960 Chủ tịch ký sắc lệnh công bố hiến pháp.” [7]
Khi bàn về hiến pháp 1959, tài liệu của ĐCSVN viết như sau:
“Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của hiến pháp 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.”[7]
Những trích dẫn kể trên cho thấy nhà nước tự ý tuyên bố là Hiến Pháp 1946 đã "hoàn thành sứ mệnh" của nó mà không nói rõ ràng thế nào là "sứ mệnh của hiến pháp" và thế nào là "hoàn thành". Trong hiến pháp 1946 không hề có điều khoản nào xác định "sứ mệnh của hiến pháp" và ấn định rằng khi hiến pháp "hoàn thành" sứ mệnh của nó thì giá trị thi hành của hiến pháp phải bị chấm dứt.
Thế thì, lý do khai tử hiến pháp 1946 hòan toàn vô căn cứ. Cái chết của hiến pháp 1946 là một cái chết oan khiên, cái chết ngụy tạo. Hiến pháp 1946 đã bị ĐCSVN xé bỏ một cách tức tưởi vì hiến pháp 1959 không có lý do chánh đáng và hợp pháp để thay thế hiến pháp 1946.
Hơn nữa, vì nhà nước xác nhận hiến pháp 1959 là hiến pháp kế thừa của hiến pháp 1946 và đã cam kết điều hành đất nước theo tinh thần và nội dung của hiến pháp 1946 nên sự thay đổi hiến pháp cũng phải tuân thủ yêu cầu của hiến pháp 1946.
Điều 70 của Hiến Pháp 1946 liên quan đến vấn đề thay đổi hiến pháp qui định như sau:
“Sửa đổi hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết."
Thủ tục thay đổi hiến pháp năm 1959 theo tài liệu của chính Đảng Cộng Sản dẫn chứng ở trên, đã chứng minh sự ra đời của hiến pháp nầy đã không theo đúng thủ tục tu chính hiến pháp qui định trong điều 70 của hiến pháp 1946.
Việc đem dự thảo hiến pháp ra cho "tòan dân" thảo luận và đóng góp ý kiến "một cách sôi nổi” như tài liệu ĐCSVN cho biết là một thủ tục tốt, nhưng hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Hiến pháp 1946 không đòi hỏi nhân dân phải thảo luận và đóng góp ý kiến một cách … sôi nổi. Hiến pháp 1946 qui định rõ ràng, minh bạch, ngắn gọn và dễ hiểu là những thay đổi hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết. Thủ tục phúc quyết này cần được hiểu là phải được thực hiện qua một cuộc trưng cầu dân ý (referendum) tự do để thể hiện sự chấp thuận của toàn dân. [8]
Sau khi tự ý bãi bỏ quyền phủ quyết của nhân dân trong quá trình thay đổi hiến pháp, ĐCSVN đã hợp thức hoá thủ tục bất hợp hiến nầy với hiến pháp 1959. Điều 112 của hiến pháp 1959 quy định thủ tục Sửa Đổi Hiến Pháp như sau:
Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
So sánh điều khoản Sửa Đổi Hiến Pháp của hiến pháp 1946 và hiến pháp 1959, chúng ta thấy rằng với hiến pháp 1959, nhà cầm quyền CSVN đã loại hẳn vai trò phúc quyết của nhân dân. Hơn thế nữa, ĐCSVN như thể sợ nhân dân đứng lên đòi lại quyền phúc quyết nên phải nhấn mạnh thêm là chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Và dường như họ tin rằng nếu họ tự ý thay đổi điều khoản tu chính hiến pháp như thế thì họ có toàn quyền và tùy nghi thay đổi toàn bộ hiến pháp cho thích hợp với nhu cầu chính trị bất chấp giá trị thiêng liêng của khế ước chính trị giữa nhân dân và nhà cầm quyền.
Vì sự thể quyền phúc quyết những thay đổi hiến pháp xác định quyền làm chủ đất nước của nhân dân,
Vì sự thể điều 70 hiến pháp 1946 qui định thủ tục pháp lý của sự thay đổi hiến pháp,
Vì sự thể lý do sửa đỏi hiến pháp có tính chất ngụy tạo,
Vì sự thể thủ tục sửa đổi hiến pháp để cho ra đời hiến pháp 1959 đã vi phạm nghiêm trọng điều 70 nầy,
Vì sự thể hiến pháp 1959 và các hiến pháp sau đó tước đoạt quyền sửa đồi hiến pháp của nhân dân Việt Nam
Chúng ta có thể khẳng định rằng, hiến pháp 1959 cùng các hiến pháp xuất hiện sau đó hoàn toàn không có dân chủ, bất hợp hiến và bất hợp pháp vì không có tính kế thừa và tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội dung của hiến pháp 1946. Và vì thế, các hiến pháp kế thừa không có năng lực pháp lý để xác định tính chất hợp pháp và chính thống của nhà cầm quyền .
IV. Lối Ra và Lối Về
Nhận định về tính chất dân chủ của thủ tục lập hiến của nước ta hiện nay, luật sư Nguyễn Văn Thảo, cố vấn pháp luật của quốc hội và bộ chính trị ĐCSVN, trình bày trong bài viết "Soạn thảo, sửa đổi hiến pháp, và thực hiện bảo vệ hiến pháp" đăng trong Tạp Chí Cộng Sản số 12 tháng 6-2001, cho rằng thủ tục lập hiến của các hiến pháp xuất hiện sau hiến pháp 1946 không có tính cách dân chủ. Trong bài nầy Luật Sư Thảo đã có những nhận định về thủ tục soạn thảo hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 như sau:
"Thực tiễn nước ta có hai công thức soạn thảo (hiến pháp):
• Ban soạn thảo hiến pháp + trưng cầu dân ý (hiến pháp 1946)
• Ban soạn thảo hiến pháp + hỏi ý kiến nhân dân (hiếnpháp 1959, 1980, 1992)
Trong hai công thức trên, tổ chức trưng cầu dân ý là một thành tựu về phát huy dân chủ trực tiếp, thực chất là để từng công dân tham gia trực tiếp vào việc thông qua hiến pháp.
Công thức thành lập Ủy Ban soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân rồi trình lên Quốc Hội thông qua thì việc lấy ý kiến nhân dân khác hẳn với trưng cầu ý dân. Tập hợp ý kiến của nhân dân để chỉnh lý bản dự thảo Hiến Pháp, công dân không được tỏ thái độ trực tiếp với dự thảo Hiến Pháp, không tham gia việc thông qua Hiến Pháp." [10]
Một thủ tục soạn thảo hiến pháp mà "công dân không được tỏ thái độ trực tiếp với dự thảo Hiến Pháp, không tham gia việc thông qua Hiến Pháp" xác định tính chất mất dân chủ của hiến pháp nầy. Đó là trường hợp ra đời của các hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Đồng thời đó là lời xác minh sự vi phạm trầm trọng điều 70 của hiến pháp 1946 về nguyên tắc trưng cầu dân ý những thay đổi hiến pháp.
Với lý luận hiến pháp, luật sư Thảo muốn thay mặt ĐSCVN xác nhận với nhân dân rằng hiến pháp hiện nay, trên cơ sở điều 70 của hiến pháp 1946, không dân chủ, và do đó, không hợp hiến và hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Một chế độ hợp pháp không thể được xây dựng trên một hiến pháp bất hợp pháp. Đây là khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong mọi khủng hoảng hiến pháp liên quan đến giá trị chính thống (legitimacy) của chế độ.
Mặt khác, sự hiện diện của các đảng phái không Cộng Sản trong việc hình thành hiến pháp 1946 cho thấy rằng có một mối tương quan chặt chẽ giữa tinh thần dân chủ đa nguyên và hiến pháp 1946.
Đối với người Cộng Sản, hiến pháp 46 cùng với tuyên ngôn độc lập 1945 là những di sản tinh thần lớn nhất của phong trào Việt Minh. Những văn kiện lịch sử nầy không những là quan điểm chính trị lõi cốt của Hồ Chí Minh, mà còn là lời kết ước nghiêm túc nhất của những người Cộng Sản đối với nhân dân Việt Nam.
Do đó, nếu hiến pháp 1946 thể hiện những lý tưởng và ước vọng của thế hệ 1945 về một tổ quốc độc lập, về một thể chế chính trị dân chủ pháp trị và đa nguyên, là biểu tượng sự đoàn kết của toàn dân trong công cuộc đấu tranh chống Pháp, là đỉnh cao của các phong trào cách mạng từ Phan bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, và phong trào Cộng Sản yêu nước, thì cái chết của nó là sự phản bội toàn bộ lý tưởng cứu nước và dựng nước của thế hệ 1945 và của nhân dân Việt Nam.
Vì lý do trên, mọi thay đổi hiến pháp dựa trên hiến pháp hiện nay hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và tính chính thống lịch sử. Muốn tái lập tính chính thống lịch sử và pháp lý của chế độ hiện nay, muốn xây dựng một chế độ dân chủ đa nguyên, điều thiết yếu là Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam phải trở về với những giá trị của hiến pháp 1946, phải trả lại cho nhân dân quyền làm chủ đất nước, và quyền phúc quyết mọi thay đổi hiến pháp.
V. Kết Luận
Vì hiến pháp là luật pháp tối cao xác định giá trị pháp lý của nhà nước, do đó, với một hiến pháp không có cơ sở pháp lý như hiến pháp hiện nay, nhà nước không có năng lực pháp lý để tồn tại. Và nhà nước không thể tiếp tục tồn tại và lãnh đạo đất nước trong tình trạng không hợp pháp, không hợp hiến và không có tính chất chính thống.
Đối với nhân dân Việt Nam, vấn đề không phải là vấn đề thay đổi chắp vá vài ba chương, hay hai ba điều khoản của hiến pháp hiện nay như ĐCSVN đề nghị, hoặc chỉ bỏ điều 4 hiến pháp như một số nhà đấu tranh dân chủ đề nghị. Những thay đổi hiến pháp chỉ có giá trị khi quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân được tái lập.
Khổng Tử viết: "thượng bất chính, hạ tắc loạn". Trong thời đại dân chủ, một nhà nước không có cơ sở hiến pháp dân chủ hợp pháp và chính thống để chứng minh sự tồn tại của nó là một trường hợp "thượng bất chính" nghiêm trọng nhất của mọi trường hợp "thượng bất chính" và nó chắc chắn sẽ dẫn tới một kịch bản "hạ tắc loạn".
Chúng ta có thể nhận định rằng nổ lực giải quyết khủng hoảng hiến pháp là đầu mối để tháo gở chế độ thượng bất chính hiện nay. Nó sẽ là căn cứ địa hồi sinh dân tộc. Bất kỳ nhân dân một chọn lựa phương cách giải quyết khủng hoảng hiến pháp như thế nào, hoặc quay trở về với hiến pháp 1946 hoặc thực hiện một hiến pháp mới, tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc lập hiến của hiến pháp 1946. Nó sẽ là cơ sở pháp lý ắt có cho sự ra đời của một nước Đại Việt mới của thời đại 2000. Chỉ có giá trị của hiến pháp 1946 mới có thể tiếp nối tính chính thống về lịch sử và pháp lý của nhà cầm quyền, và phục hồi chổ đứng lịch sử của các đảng phái cách mạng yêu nước.
Với một hiến pháp xác định quyền làm chủ đất nưóc của người dân, nhân dân Việt mới có thể hành xử quyền làm chủ đất nước của mình.
Chỉ có một chính quyền có giá trị chính thống về lịch sử và pháp lý mới có đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần để thực hiện công cuộc phục hưng dân tộc, phục hoạt văn hoá, và bảo toàn lãnh thổ, để tiếp nối sứ mạng cứu quốc tồn chủng của tiền nhân. Nội dung của cơ sở vật chất và tinh thần đó là một chế độ dân chủ pháp trị, đa nguyên đa đảng. Đó là nền tảng của sức mạnh dân tộc để đưa đất nước ra khỏi cơ chế độc đoán trì trệ và ao tù của chuyên chính, để đưa dân tộc Việt vào giai đoạn cất cánh kinh tế toàn dân. Có như thế, nước Đại Việt của thời đại 2000 mới có thể hoà nhập được với cộng đồng các dân tộc văn minh tiến bộ của nhân loại ở thế kỷ 21, và để rửa mối nhục nghèo đói, ngu dốt và lạc hậu xã hội chủ nghĩa của thế hệ 45, một thế hệ rất hào hùng nhưng vô cùng bất hạnh.
LS Nguyễn Xuân Phước
viết lại 4/17/2005
Tính chất bất hợp pháp của hiến pháp hiện nay
8/8/2002
Sách Tham Khảo và ghi chú
[1] Jean Jacque Rousseau, Social Contract, lưu trữ ở http://books.mirror.org/gb.rousseau.html
[2] Nguyễn Xuân Chữ, "Hồi Ký Nguyễn Xuân Chữ". Nguyễn Xuân Phát và Chính Đạo hiệu đính, Văn Hoá, Houston ấn hành 1996. trang 301-310
[3] Chú thích của người viết: Các tài liệu lịch sử về cuộc bầu quốc hội và danh sách quốc hội rất là thiếu sót. Tôi rất mong được các nhà sử học trong nước và ngoài nước góp thêm ý kiến và sử liệu.
[4] Nguyễn Lý Tưởng, Thuyền Ai Đợi Bến Vân Lâu, trang 77, Tác giả Xuất Bản Hoa Kỳ 2001
[5] Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1946,
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp46.html
[6] Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1946,
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp46.html
[7] Hoàn Cảnh Ra Đời và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1959
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp59.html
[8] Nguyễn Văn Thảo, "Soạn thảo, sửa đổi hiến pháp, và thực hiện bảo vệ hiến pháp", Tạp Chí Cộng Sãn tháng 6-2001 http://www.cpv.org.vn/tccs/122001/10-nguyenvanthao.htm
[9] ibid.
[10] Lê Xuân Khoa, Việt nam 1945-1995, Tiên Rồng Xuất Bản, Hoa Kỳ 2004.
Luật Sư Nguyễn Xuân Phước
nxpesq@gmail.com
I. Những Ý Niệm Căn Bản Về Hiến Pháp
Hiến pháp là bộ luật tối cao của một quốc gia định nguyên tắc tổ chức guồng máy công quyền để thực hiện mục đích xây dựng một xã hội trong đó dân làm chủ đất nước nhằm bảo đảm dân quyền và nhân quyền của công dân, và đồng thời bảo đảm tính chất ổn định, chính thống và hợp pháp của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền nào không thực thi hiến pháp, phản bội các điều khoản của hiến pháp, nhà cầm quyền ấy tự mình chấm dứt giá trị pháp lý và tính chính thống về giá trị quyền lực lãnh đạo quốc dân. 1
Để xác định quyền làm chủ đất nưóc của nhân dân, hiến pháp luôn luôn phải được toàn thể nhân dân chấp thuận và mọi sự thay đổi hiến pháp phải luôn luôn được toàn thể nhân dân quyết định bằng lá phiếu. Hiến pháp gọi đó là quyền phúc quyết. Quyền phúc quyết cộng với các quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội về quyền lợi và nghĩa vụ kính tế chính trị văn hoá, và các quyền công dân khác xác định nhân dân là chủ nhân ông của đất nước. Khi nhân dân được phúc quyết hiến pháp hay đưọc tự do ứng cử và bầu cử đó là lúc họ thực sự hành sử quyền làm chủ đất nước của mình.
II. Sự Ra Đời Của Hiến Pháp 1946
Năm 1946, Quốc Hội dân cử đầu tiên đã được bầu lên bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu đầu tiên của đất nước ta. Sau đó quốc hội được bổ xung thêm các dân biểu là những nhân sĩ và các nhà cách mạng chống Pháp không Cộng Sản. Quốc hội đầu tiên nầy tập hợp được nhiều thành phần xã hội và đảng phái chính trị có những xu hưóng khác nhau. Ngoài các nhà cách mạng tả phái mà đại diện là các ông Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, có sự tham dự của các nhà cách mạng tiên khởi thời Phan Bội Châu như cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng với các nhà cách mạng hữu phái như các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Trần Trung Dung vv... [2] [3] [4] [10].
Sau đó, Quốc Hội đã bầu ra một Ủy Ban Dự Thảo Hiến Pháp đã gồm 11 người, thuộc mọi thành phần, là đại biểu của các tổ chức, đảng phái chính trị và các tầng lớp nhân dân khác nhau do ông Hồ Chí Minh chủ trì.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc Hội Việt nam đã thông qua hiến pháp đầu tiên cho một nước Việt Nam độc lập.
Về phần nội dung, Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền căn bản của công dân trong đó có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa (điều 6), quyền bình đảng trước pháp luật (điều 7), quyền tự do ứng cử và bầu cử (điều 18), nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp (điều 21). Hiến pháp 1946 còn đi xa hơn bằng cách cho phép những người ngoại quốc tranh đấu cho tự do dân chủ mà phải trốn tránh được cư ngụ trên đất Việt nam (điều 16).
Quan trọng nhất là không nó không hề có một điều khoản nào qui định là một đảng phái nào hay một ý thức hệ nào là độc tôn và độc quyền lãnh đạo đất nước như các bản hiến pháp sau này của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. [5]
Đứng trên phương diện lịch sử, hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý khai sinh nước Việt Nam độc lập sau hơn 80 năm bị mất chủ quyền về tay thực dân Pháp. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ sau khi quốc hội thông qua hiến pháp nên hiến pháp 1946 không được chính thức công bố và cuộc tổng tuyển cử nghị viện nhân dân không được thi hành. Tuy nhiên, theo tài liệu của đảng Cộng Sản thì chính phủ và ban thường vụ quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động trong nước. [5] . Và hiến pháp đó có giá trị cho đến năm 1960 khi hiến pháp 1959 được ban hành.
Tài liệu Đảng Cộng Sản cũng đánh giá như sau:
Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp cô đúc, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi người. Nó là bản hiến pháp mẩu mực trên nhiều phương diện. [6]
Mặc dù chính phủ kháng chiến ra đời không theo thủ tục của hiến pháp vì hoàn cảnh chiến tranh, và mặc dù những điều khoản của hiến pháp đã bị nhà nước vi phạm, chúng ta có thể xác định được rằng chính phủ đã công nhận hiến pháp 1946 là khế ước hợp pháp giữa quốc dân Việt và nhà cầm quyền đương thời. Hiến pháp 1946 xác định những giá trị căn bản về văn hoá, chính trị và kinh tế và biến những giá trị trị đó thành những lý tưởng và ước vọng dân tộc mà thế hệ 1945 đã hy sinh xương máu để chiến đấu và bảo vệ. Đồng thời nó xác định nhân dân là chủ nhân ông tuyệt đối của đất nước.
Do đó, hiến pháp 1946 là một hiến pháp tốt, có giá trị pháp lý, và là nền tảng pháp lý ắt có và đủ để xây dựng nước Việt Nam mới, tự do dân chủ và độc lập. Hiến pháp đó là nền tảng pháp lý cho mọi thay đổi pháp lý của các hiến pháp kế thừa.
III. Cái Chết Oan Khiên Của Hiến Pháp 1946 và Tính Chất Bất Hợp Pháp của Các Hiến Pháp Kế Thừa
Xác định tính cách hợp pháp và hợp lý của hiến pháp 1946 để nhấn mạnh một điểm là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (cho đến năm 1980) và nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ năm 1980 cho đến nay) đều phải mang tính kế thừa và mang tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội dung của hiến pháp 1946.
Sau năm 1946, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà có thêm tất cả là 3 hiến pháp. Các hiến pháp tuần tự ra đời trong các năm sau đây: 1959 ban hành năm 1960, 1980 và 1992.
Tài liệu đảng Cộng Sản viết về thủ tục ra đời của hiến pháp 1959, là bản hiến pháp kế thừa trực tiếp bản hiến pháp 1946, như sau:
"Hiến pháp 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước ta đã hoàn thành sứ mệnh của nó, nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ sáu, Quốc Hội nước Việt nam Dân Chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi hiến pháp 1946 và thành lập ban dự thảo hiến pháp sửa đổi".
Tài liệu này viết tiếp:
"Sau khi làm xong bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958 bản dự thảo đã được thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan quân dân, chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, bản dự thảo đã được chỉnh lý lại vào ngày 1 tháng 4 năm 1959 đem công bố để tòan dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Cuộc thảo luận nầy làm trong 4 tháng liền tại khắp nơi trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các tổ chức khác của nhân dân, ở thành thị và nông thôn, việc nghiên cứu và thảo luận dự thảo hiến pháp tiến hành sôi nổi và đã trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi có đủ các tầng lớp nhân dân tham gia".
Tài liệu trên kết luận về phần thủ tục thay đổi hiến pháp năm 1959 như sau:
“Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12-1959, quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960 Chủ tịch ký sắc lệnh công bố hiến pháp.” [7]
Khi bàn về hiến pháp 1959, tài liệu của ĐCSVN viết như sau:
“Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của hiến pháp 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.”[7]
Những trích dẫn kể trên cho thấy nhà nước tự ý tuyên bố là Hiến Pháp 1946 đã "hoàn thành sứ mệnh" của nó mà không nói rõ ràng thế nào là "sứ mệnh của hiến pháp" và thế nào là "hoàn thành". Trong hiến pháp 1946 không hề có điều khoản nào xác định "sứ mệnh của hiến pháp" và ấn định rằng khi hiến pháp "hoàn thành" sứ mệnh của nó thì giá trị thi hành của hiến pháp phải bị chấm dứt.
Thế thì, lý do khai tử hiến pháp 1946 hòan toàn vô căn cứ. Cái chết của hiến pháp 1946 là một cái chết oan khiên, cái chết ngụy tạo. Hiến pháp 1946 đã bị ĐCSVN xé bỏ một cách tức tưởi vì hiến pháp 1959 không có lý do chánh đáng và hợp pháp để thay thế hiến pháp 1946.
Hơn nữa, vì nhà nước xác nhận hiến pháp 1959 là hiến pháp kế thừa của hiến pháp 1946 và đã cam kết điều hành đất nước theo tinh thần và nội dung của hiến pháp 1946 nên sự thay đổi hiến pháp cũng phải tuân thủ yêu cầu của hiến pháp 1946.
Điều 70 của Hiến Pháp 1946 liên quan đến vấn đề thay đổi hiến pháp qui định như sau:
“Sửa đổi hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết."
Thủ tục thay đổi hiến pháp năm 1959 theo tài liệu của chính Đảng Cộng Sản dẫn chứng ở trên, đã chứng minh sự ra đời của hiến pháp nầy đã không theo đúng thủ tục tu chính hiến pháp qui định trong điều 70 của hiến pháp 1946.
Việc đem dự thảo hiến pháp ra cho "tòan dân" thảo luận và đóng góp ý kiến "một cách sôi nổi” như tài liệu ĐCSVN cho biết là một thủ tục tốt, nhưng hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Hiến pháp 1946 không đòi hỏi nhân dân phải thảo luận và đóng góp ý kiến một cách … sôi nổi. Hiến pháp 1946 qui định rõ ràng, minh bạch, ngắn gọn và dễ hiểu là những thay đổi hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết. Thủ tục phúc quyết này cần được hiểu là phải được thực hiện qua một cuộc trưng cầu dân ý (referendum) tự do để thể hiện sự chấp thuận của toàn dân. [8]
Sau khi tự ý bãi bỏ quyền phủ quyết của nhân dân trong quá trình thay đổi hiến pháp, ĐCSVN đã hợp thức hoá thủ tục bất hợp hiến nầy với hiến pháp 1959. Điều 112 của hiến pháp 1959 quy định thủ tục Sửa Đổi Hiến Pháp như sau:
Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
So sánh điều khoản Sửa Đổi Hiến Pháp của hiến pháp 1946 và hiến pháp 1959, chúng ta thấy rằng với hiến pháp 1959, nhà cầm quyền CSVN đã loại hẳn vai trò phúc quyết của nhân dân. Hơn thế nữa, ĐCSVN như thể sợ nhân dân đứng lên đòi lại quyền phúc quyết nên phải nhấn mạnh thêm là chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Và dường như họ tin rằng nếu họ tự ý thay đổi điều khoản tu chính hiến pháp như thế thì họ có toàn quyền và tùy nghi thay đổi toàn bộ hiến pháp cho thích hợp với nhu cầu chính trị bất chấp giá trị thiêng liêng của khế ước chính trị giữa nhân dân và nhà cầm quyền.
Vì sự thể quyền phúc quyết những thay đổi hiến pháp xác định quyền làm chủ đất nước của nhân dân,
Vì sự thể điều 70 hiến pháp 1946 qui định thủ tục pháp lý của sự thay đổi hiến pháp,
Vì sự thể lý do sửa đỏi hiến pháp có tính chất ngụy tạo,
Vì sự thể thủ tục sửa đổi hiến pháp để cho ra đời hiến pháp 1959 đã vi phạm nghiêm trọng điều 70 nầy,
Vì sự thể hiến pháp 1959 và các hiến pháp sau đó tước đoạt quyền sửa đồi hiến pháp của nhân dân Việt Nam
Chúng ta có thể khẳng định rằng, hiến pháp 1959 cùng các hiến pháp xuất hiện sau đó hoàn toàn không có dân chủ, bất hợp hiến và bất hợp pháp vì không có tính kế thừa và tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội dung của hiến pháp 1946. Và vì thế, các hiến pháp kế thừa không có năng lực pháp lý để xác định tính chất hợp pháp và chính thống của nhà cầm quyền .
IV. Lối Ra và Lối Về
Nhận định về tính chất dân chủ của thủ tục lập hiến của nước ta hiện nay, luật sư Nguyễn Văn Thảo, cố vấn pháp luật của quốc hội và bộ chính trị ĐCSVN, trình bày trong bài viết "Soạn thảo, sửa đổi hiến pháp, và thực hiện bảo vệ hiến pháp" đăng trong Tạp Chí Cộng Sản số 12 tháng 6-2001, cho rằng thủ tục lập hiến của các hiến pháp xuất hiện sau hiến pháp 1946 không có tính cách dân chủ. Trong bài nầy Luật Sư Thảo đã có những nhận định về thủ tục soạn thảo hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 như sau:
"Thực tiễn nước ta có hai công thức soạn thảo (hiến pháp):
• Ban soạn thảo hiến pháp + trưng cầu dân ý (hiến pháp 1946)
• Ban soạn thảo hiến pháp + hỏi ý kiến nhân dân (hiếnpháp 1959, 1980, 1992)
Trong hai công thức trên, tổ chức trưng cầu dân ý là một thành tựu về phát huy dân chủ trực tiếp, thực chất là để từng công dân tham gia trực tiếp vào việc thông qua hiến pháp.
Công thức thành lập Ủy Ban soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân rồi trình lên Quốc Hội thông qua thì việc lấy ý kiến nhân dân khác hẳn với trưng cầu ý dân. Tập hợp ý kiến của nhân dân để chỉnh lý bản dự thảo Hiến Pháp, công dân không được tỏ thái độ trực tiếp với dự thảo Hiến Pháp, không tham gia việc thông qua Hiến Pháp." [10]
Một thủ tục soạn thảo hiến pháp mà "công dân không được tỏ thái độ trực tiếp với dự thảo Hiến Pháp, không tham gia việc thông qua Hiến Pháp" xác định tính chất mất dân chủ của hiến pháp nầy. Đó là trường hợp ra đời của các hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Đồng thời đó là lời xác minh sự vi phạm trầm trọng điều 70 của hiến pháp 1946 về nguyên tắc trưng cầu dân ý những thay đổi hiến pháp.
Với lý luận hiến pháp, luật sư Thảo muốn thay mặt ĐSCVN xác nhận với nhân dân rằng hiến pháp hiện nay, trên cơ sở điều 70 của hiến pháp 1946, không dân chủ, và do đó, không hợp hiến và hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Một chế độ hợp pháp không thể được xây dựng trên một hiến pháp bất hợp pháp. Đây là khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong mọi khủng hoảng hiến pháp liên quan đến giá trị chính thống (legitimacy) của chế độ.
Mặt khác, sự hiện diện của các đảng phái không Cộng Sản trong việc hình thành hiến pháp 1946 cho thấy rằng có một mối tương quan chặt chẽ giữa tinh thần dân chủ đa nguyên và hiến pháp 1946.
Đối với người Cộng Sản, hiến pháp 46 cùng với tuyên ngôn độc lập 1945 là những di sản tinh thần lớn nhất của phong trào Việt Minh. Những văn kiện lịch sử nầy không những là quan điểm chính trị lõi cốt của Hồ Chí Minh, mà còn là lời kết ước nghiêm túc nhất của những người Cộng Sản đối với nhân dân Việt Nam.
Do đó, nếu hiến pháp 1946 thể hiện những lý tưởng và ước vọng của thế hệ 1945 về một tổ quốc độc lập, về một thể chế chính trị dân chủ pháp trị và đa nguyên, là biểu tượng sự đoàn kết của toàn dân trong công cuộc đấu tranh chống Pháp, là đỉnh cao của các phong trào cách mạng từ Phan bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, và phong trào Cộng Sản yêu nước, thì cái chết của nó là sự phản bội toàn bộ lý tưởng cứu nước và dựng nước của thế hệ 1945 và của nhân dân Việt Nam.
Vì lý do trên, mọi thay đổi hiến pháp dựa trên hiến pháp hiện nay hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và tính chính thống lịch sử. Muốn tái lập tính chính thống lịch sử và pháp lý của chế độ hiện nay, muốn xây dựng một chế độ dân chủ đa nguyên, điều thiết yếu là Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam phải trở về với những giá trị của hiến pháp 1946, phải trả lại cho nhân dân quyền làm chủ đất nước, và quyền phúc quyết mọi thay đổi hiến pháp.
V. Kết Luận
Vì hiến pháp là luật pháp tối cao xác định giá trị pháp lý của nhà nước, do đó, với một hiến pháp không có cơ sở pháp lý như hiến pháp hiện nay, nhà nước không có năng lực pháp lý để tồn tại. Và nhà nước không thể tiếp tục tồn tại và lãnh đạo đất nước trong tình trạng không hợp pháp, không hợp hiến và không có tính chất chính thống.
Đối với nhân dân Việt Nam, vấn đề không phải là vấn đề thay đổi chắp vá vài ba chương, hay hai ba điều khoản của hiến pháp hiện nay như ĐCSVN đề nghị, hoặc chỉ bỏ điều 4 hiến pháp như một số nhà đấu tranh dân chủ đề nghị. Những thay đổi hiến pháp chỉ có giá trị khi quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân được tái lập.
Khổng Tử viết: "thượng bất chính, hạ tắc loạn". Trong thời đại dân chủ, một nhà nước không có cơ sở hiến pháp dân chủ hợp pháp và chính thống để chứng minh sự tồn tại của nó là một trường hợp "thượng bất chính" nghiêm trọng nhất của mọi trường hợp "thượng bất chính" và nó chắc chắn sẽ dẫn tới một kịch bản "hạ tắc loạn".
Chúng ta có thể nhận định rằng nổ lực giải quyết khủng hoảng hiến pháp là đầu mối để tháo gở chế độ thượng bất chính hiện nay. Nó sẽ là căn cứ địa hồi sinh dân tộc. Bất kỳ nhân dân một chọn lựa phương cách giải quyết khủng hoảng hiến pháp như thế nào, hoặc quay trở về với hiến pháp 1946 hoặc thực hiện một hiến pháp mới, tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc lập hiến của hiến pháp 1946. Nó sẽ là cơ sở pháp lý ắt có cho sự ra đời của một nước Đại Việt mới của thời đại 2000. Chỉ có giá trị của hiến pháp 1946 mới có thể tiếp nối tính chính thống về lịch sử và pháp lý của nhà cầm quyền, và phục hồi chổ đứng lịch sử của các đảng phái cách mạng yêu nước.
Với một hiến pháp xác định quyền làm chủ đất nưóc của người dân, nhân dân Việt mới có thể hành xử quyền làm chủ đất nước của mình.
Chỉ có một chính quyền có giá trị chính thống về lịch sử và pháp lý mới có đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần để thực hiện công cuộc phục hưng dân tộc, phục hoạt văn hoá, và bảo toàn lãnh thổ, để tiếp nối sứ mạng cứu quốc tồn chủng của tiền nhân. Nội dung của cơ sở vật chất và tinh thần đó là một chế độ dân chủ pháp trị, đa nguyên đa đảng. Đó là nền tảng của sức mạnh dân tộc để đưa đất nước ra khỏi cơ chế độc đoán trì trệ và ao tù của chuyên chính, để đưa dân tộc Việt vào giai đoạn cất cánh kinh tế toàn dân. Có như thế, nước Đại Việt của thời đại 2000 mới có thể hoà nhập được với cộng đồng các dân tộc văn minh tiến bộ của nhân loại ở thế kỷ 21, và để rửa mối nhục nghèo đói, ngu dốt và lạc hậu xã hội chủ nghĩa của thế hệ 45, một thế hệ rất hào hùng nhưng vô cùng bất hạnh.
LS Nguyễn Xuân Phước
viết lại 4/17/2005
Tính chất bất hợp pháp của hiến pháp hiện nay
8/8/2002
Sách Tham Khảo và ghi chú
[1] Jean Jacque Rousseau, Social Contract, lưu trữ ở http://books.mirror.org/gb.rousseau.html
[2] Nguyễn Xuân Chữ, "Hồi Ký Nguyễn Xuân Chữ". Nguyễn Xuân Phát và Chính Đạo hiệu đính, Văn Hoá, Houston ấn hành 1996. trang 301-310
[3] Chú thích của người viết: Các tài liệu lịch sử về cuộc bầu quốc hội và danh sách quốc hội rất là thiếu sót. Tôi rất mong được các nhà sử học trong nước và ngoài nước góp thêm ý kiến và sử liệu.
[4] Nguyễn Lý Tưởng, Thuyền Ai Đợi Bến Vân Lâu, trang 77, Tác giả Xuất Bản Hoa Kỳ 2001
[5] Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1946,
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp46.html
[6] Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1946,
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp46.html
[7] Hoàn Cảnh Ra Đời và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1959
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp59.html
[8] Nguyễn Văn Thảo, "Soạn thảo, sửa đổi hiến pháp, và thực hiện bảo vệ hiến pháp", Tạp Chí Cộng Sãn tháng 6-2001 http://www.cpv.org.vn/tccs/122001/10-nguyenvanthao.htm
[9] ibid.
[10] Lê Xuân Khoa, Việt nam 1945-1995, Tiên Rồng Xuất Bản, Hoa Kỳ 2004.
VAN BAN CAC HIEN PHAP ...
Hiến Pháp Việt Nam
Hien Phap VNCH
Hien Phap Viet Nam 1992
Hien phap CHXHCN VietNam 1980
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959
Hien phap Viet Nam dan chu cong hoa 1946
Tuyên ngôn Độc lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
HIẾN PHÁP ĐỨC QUỐC
BINH LUAN:
23.10.2006- Luật Sư Đào Tăng Dực: NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992
Tuổi trẻ Online phỏng vấn GS Phạm Duy Nghĩa 60 năm Quốc khánh 2-9 Vang vọng tiếng dân
Luật Sư Nguyễn Xuân Phước: Giá Trị Pháp Lý và Tính Chính Thống Của Hiến Pháp Việt Nam Hiện Nay Từ Cơ Sở Pháp Lý Của Hiến Pháp 1946
Trần Thanh Hiệp: Quyền lập hiến và Hiến pháp
___
Hien Phap VNCH
Hien Phap Viet Nam 1992
Hien phap CHXHCN VietNam 1980
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959
Hien phap Viet Nam dan chu cong hoa 1946
Tuyên ngôn Độc lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
HIẾN PHÁP ĐỨC QUỐC
BINH LUAN:
23.10.2006- Luật Sư Đào Tăng Dực: NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992
Tuổi trẻ Online phỏng vấn GS Phạm Duy Nghĩa 60 năm Quốc khánh 2-9 Vang vọng tiếng dân
Luật Sư Nguyễn Xuân Phước: Giá Trị Pháp Lý và Tính Chính Thống Của Hiến Pháp Việt Nam Hiện Nay Từ Cơ Sở Pháp Lý Của Hiến Pháp 1946
Trần Thanh Hiệp: Quyền lập hiến và Hiến pháp
___
Hien phap CHXHCN VietNam 1980
HIẾN PHÁP
Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Năm 1980
Lời Nói đầu
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ vì độc lập, tự do đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân ta đã lần lượt chiến thắng bọn đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới.
Năm 1945, sau khi quân đội Liên Xô đánh thắng chủ nghĩa phát xít, nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á, ra đời.
Nhưng thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ giúp sức, đã xâm lược nước ta một lần nữa. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta kháng chiến lâu dài chống quân xâm lược, thực hiện cải cách ruộng đất. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và của cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia vào phòng tuyến phản cách mạng của Mỹ. Để thực hiện kế hoạch đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ man rợ đối với nước ta. Thấm nhuần chân lý "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân ta chiến đấu anh dũng, quyết giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Chiến thắng dồn dập của nhân dân Việt Nam, cùng với chiến thắng của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ, miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng.
Trong khi toàn dân ta kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn: thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá, vừa xây dựng vừa chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với miền Nam anh hùng.
Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ báo hiệu sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần củng cố và mở rộng hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và dân chủ, đẩy mạnh thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được thắng lợi to lớn là do Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch ra đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng nước ta; giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; củng cố liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo; đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân; không ngừng củng cố chính quyền cách mạng; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phối hợp sức mạnh của nhân dân ta với phong trào cách mạng của nhân dân thế giới; kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao.
Đó là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần hy sinh không bờ bến của đồng bào và chiến sĩ cả nước một lòng một dạ vì sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giúp nhau giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu, sự viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế giới đã tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Đồng bào ta trải qua biết bao hy sinh, gian khổ mới có ngày nay! Tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng nhiệm vụ rất nặng nề. Toàn dân ta quyết tăng cường đoàn kết, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hăng hái tiến lên theo đường lối mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra:
"Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội".
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam.
Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ dưới lá cờ bách chiến bách thắng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
CHươNG I
NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA
VIệT NAM - CHế độ CHíNH TRị
Điều 1
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
Điều 2
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.
Điều 3
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhà nước bảo đảm không ngừng hoàn chỉnh và củng cố chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ trong phạm vi cả nước, từng địa phương, từng cơ sở; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân.
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Điều 5
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyềnhố tng và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá.
Điều 6
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan Nhà nước.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 7
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8
Tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điều 9
Mặt trận tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 10
Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.
Điều 11
Tập thể nhân dân lao động ở cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư và các đơn vị cơ sở khác tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá, bảo vệ của công, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng ở cơ sở.
Điều 12
Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Điều 13
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị nghiêm trị.
Điều 14
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường tình hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đoàn kết với nhân dân các nước đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
CHươNG II
CHế độ KINH Tế
Điều 15
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.
Mục đích chính sách kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.
Điều 16
Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 17
Nhà nước quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động sử dụng đầy đủ quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động, về sản xuất và phân phối, về khoa học và kỹ thuật, làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế thật sự là sự nghiệp của toàn dân.
Điều 18
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
Điều 19
Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 20
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật.
Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 21
Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài.
Điều 22
Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.
Điều 23
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật.
Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã.
Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng và phát huy.
Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.
Điều 24
Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện.
Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác.
Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.
Điều 25
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường.
Điều 26
Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp.
Điều 27
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.
Điều 28
Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc của tập thể.
Thể thức trung mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định.
Điều 29
Nhà nước căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng mà phân bố và sử dụng hợp lý lực lượng lao động xã hội trong cả nước, ở từng địa phương và cơ sở.
Điều 30
Nhà nước giáo dục và vận động toàn dân cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; quy định và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng lực lượng lao động, vật tư và tiền vốn trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước.
Điều 31
Nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, đồng thời tăng dần phúc lợi xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Điều 32
Nhà nước phối hợp với công đoàn và các đoàn thể nhân dân khác, kết hợp giáo dục chính trị, đề cao kỷ luật lao động với khuyến khích bằng lợi ích vật chất để đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 33
Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.
Điều 34
Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.
Điều 35
Mọi hoạt động đầu cơ, tích trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loại thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật nghiêm trị.
Điều 36
Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống.
CHươNG III
VăN HOá, GIáO DụC, KHOA HọC,
Kỹ THUậT
Điều 37
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân; xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể, yêu lao động, quý trọng của công, có văn hoá, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có sức khoẻ, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản.
Điều 38
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinh thần của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới; chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.
Điều 39
Nhà nước chăm lo việc tăng cường cơ sở vật chất, quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của nhân dân; làm cho sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới và con người mới thật sự là của toàn dân và tạo điều kiện để toàn dân được hưởng những thành tựu tốt đẹp của văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới.
Điều 40
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Điều 41
Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Điều 42
Nhà nước đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến của nước ta.
Điều 43
Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước chăm lo việc phổ biến và giáo dục khoa học và kỹ thuật; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu với sản xuất, đời sống và quốc phòng; phát triển và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, cán bộ và công nhân kỹ thuật; khuyến khích nghiên cứu, sáng chế, phát minh; chú trọng nghiên cứu ứng dụng; phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, đồng thời vận dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật.
Điều 44
Văn học, nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, nhằm giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao trình độ thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu về văn hoá của nhân dân.
Điều 45
Công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 46
Các di tích lịch sử và văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, các danh lam, thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ.
Công tác bảo tồn, bảo tàng được chú trọng.
Điều 47
Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân; xây dựng nền y học Việt nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế nhân dân đến tận cơ sở.
Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Điều 48
Nền thể dục, thể thao Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ, cân đối, nhằm tăng cường sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 49
Du lịch được khuyến khích và tổ chức chu đáo.
CHươNG IV
BảO Vệ Tổ QUốC Xã HộI CHủ NGHĩA
Điều 50
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 51
Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.
Điều 52
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
CHươNG V
QUYềN Và NGHĩA Vụ Cơ BảN CủA CôNG DâN
Điều 53
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định.
Điều 54
Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hoà những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Điều 55
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 56
Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội.
Điều 57
Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các quyền đó.
Điều 58
Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân.
Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật.
Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc.
Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều 59
Người lao động có quyền nghỉ ngơi.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ an dưỡng và nghỉ ngơi của công nhân, viên chức.
Công nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Nhà nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó.
Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên.
Điều 60
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc,
thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng,
tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.
Điều 61
Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.
Điều 62
Công dân có quyền có nhà ở.
Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý.
Điều 63
Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.
Điều 64
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
Điều 65
Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.
Điều 66
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ lực lượng xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá.
Điều 67
Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Điều 68
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Điều 69
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Điều 70
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm.
Điều 71
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.
Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm.
Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.
Điều 72
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.
Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân.
Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm.
Điều 73
Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.
Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng.
Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo.
Điều 74
Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định.
Những người và những gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc.
Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.
Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy.
Điều 75
Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc.
Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
Điều 78
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Điều 79
Tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, không ai được xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Điều 80
Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Điều 81
Những người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú.
CHươNG VI
QUốC HộI
Điều 82
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Điều 83
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm luật và sửa đổi luật.
3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
4- Quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước.
5- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
6- Quy định tổ chức của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
7- Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
9- Xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước, của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
11- Quyết định việc phân vạch địa giới các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
12- Quyết định đại xá.
13- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
14- Quyết định giao cho các tổ chức xã hội việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của Nhà nước.
15- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 84
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.
Điều 85
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, do Hội đồng Nhà nước triệu tập.
Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khai mạc. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chủ toạ các phiên họp cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Điều 86
Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Điều 87
Các luật và nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp quy định ở Điều 147.
Các luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.
Điều 88
Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban đó mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
Điều 89
Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Số Phó Chủ tịch do Quốc hội định.
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên đây.
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 90
Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng.
Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Điều 91
Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 92
Quốc hội thành lập các Uỷ ban thường trực của Quốc hội.
Các Uỷ ban thường trực nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hoặc những báo cáo mà Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giao cho; kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát.
Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định.
Điều 93
Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Điều 94
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 95
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu.
Điều 96
Không có sự đồng ý của Quốc hội và, trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Điều 97
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
CHươNG VII
HộI đồNG NHà NướC
Điều 98
Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Điều 99
Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có:
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước,
Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước.
Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.
Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 100
Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
2- Triệu tập các kỳ họp của Quốc hội.
3- Công bố luật.
4- Ra pháp lệnh.
5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
9- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
11- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
12- Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng, các chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
13- Cử và bãi miễn các Phó Chánh án, thẩm phán và hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
14- Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.
15- Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài.
16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.
17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
18- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.
19- Quyết định đặc xá.
20- Trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược.
21- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Những quyết định của Hội đồng Nhà nước nói ở các điểm 11, 12 và 20 phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 101
Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
Điều 102
Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
Điều 103
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
CHươNG VIII
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Điều 104
Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Điều 105
Hội đồng bộ trưởng gồm có:
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
Điều 106
Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
Điều 107
Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.
2- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
3- Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước.
4- Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.
5- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
6- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
7- Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân.
8- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
9- Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
10- Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội.
11- Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng.
12- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước.
13- Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế.
14- Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước.
15- Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước.
16- Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết.
17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước.
18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
19- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp.
21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận hoạt động.
22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.
23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp.
26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 108
Nhiệm kỳ của Hội đồng bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng bộ trưởng mới.
Điều 109
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành.
Điều 110
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng và thay mặt Hội đồng bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 111
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước.
Các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của Hội đồng bộ trưởng, ra những quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Điều 112
Mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
CHươNG IX
HộI đồNG NHâN DâN Và
Uỷ BAN NHâN DâN
Điều 113
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Điều 114
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân.
Điều 115
Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
2- Quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách của địa phương, phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương.
3- Quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối, lưu thông, văn hoá, xã hội và dịch vụ ở địa phương.
4- Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương.
5- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
6- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
7- Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
8- Bảo đảm cho công dân được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
9- Bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
11- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành.
12- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương.
Điều 116
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là bốn năm.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp khác là hai năm.
Điều 117
Hội đồng nhân dân, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và quyết định của cấp trên, ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Điều 118
Hội đồng nhân dân thành lập các ban cần thiết để giúp Hội đồng trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp công tác ở địa phương và kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng.
Điều 119
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân địa phương tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 120
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 121
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng bộ trưởng.
Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân.
Điều 122
Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận ở địa phương được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cấp mình khi cần thiết.
Điều 123
Uỷ ban nhân dân triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa phương; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước, phát triển kinh tế và văn hoá, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét và giải quyết các điều khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.
Điều 124
Uỷ ban nhân dân các cấp, chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
Điều 125
Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban do Hội đồng nhân dân lập ra.
Điều 126
Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Uỷ ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp tương đương bị giải tán thì Hội đồng bộ trưởng chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
CHươNG X
TOà áN NHâN DâN Và VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 127
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
TOà áN NHâN DâN
Điều 128
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật.
Điều 129
Chế độ bầu cử thẩm phán được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp.
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
Điều 130
Việc xét xử ở Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia, theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
Chế độ bầu cử hội thẩm nhân dân được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm.
Điều 131
Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 132
Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 133
Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.
Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.
Điều 134
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
Điều 135
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
Điều 136
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều 137
Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 138
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 139
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Điều 140
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn.
Điều 141
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
CHươNG XI
QUốC Kỳ, QUốC HUY, QUốC CA, THủ đô
Điều 142
Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Điều 143
Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 144
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua.
Điều 145
Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHươNG XII
HIệU LựC CủA HIếN PHáP
Và VIệC SửA đổI HIếN PHáP
Điều 146
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Điều 147
Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980, hồi 15 giờ 25 phút.
1
văn phòng quốc hội cơ sở dữ liệu luật việt nam LAWDATA
HIếN PHáP
NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
NăM 1980
LờI NóI đầU
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ vì độc lập, tự do đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân ta đã lần lượt chiến thắng bọn đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới.
Năm 1945, sau khi quân đội Liên Xô đánh thắng chủ nghĩa phát xít, nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á, ra đời.
Nhưng thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ giúp sức, đã xâm lược nước ta một lần nữa. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta kháng chiến lâu dài chống quân xâm lược, thực hiện cải cách ruộng đất. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và của cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia vào phòng tuyến phản cách mạng của Mỹ. Để thực hiện kế hoạch đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ man rợ đối với nước ta. Thấm nhuần chân lý "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân ta chiến đấu anh dũng, quyết giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Chiến thắng dồn dập của nhân dân Việt Nam, cùng với chiến thắng của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ, miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng.
Trong khi toàn dân ta kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn: thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá, vừa xây dựng vừa chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với miền Nam anh hùng.
Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ báo hiệu sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần củng cố và mở rộng hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và dân chủ, đẩy mạnh thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được thắng lợi to lớn là do Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch ra đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng nước ta; giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; củng cố liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo; đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân; không ngừng củng cố chính quyền cách mạng; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phối hợp sức mạnh của nhân dân ta với phong trào cách mạng của nhân dân thế giới; kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao.
Đó là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần hy sinh không bờ bến của đồng bào và chiến sĩ cả nước một lòng một dạ vì sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giúp nhau giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu, sự viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế giới đã tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Đồng bào ta trải qua biết bao hy sinh, gian khổ mới có ngày nay! Tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng nhiệm vụ rất nặng nề. Toàn dân ta quyết tăng cường đoàn kết, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hăng hái tiến lên theo đường lối mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra:
"Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội".
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam.
Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ dưới lá cờ bách chiến bách thắng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
CHươNG I
NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA
VIệT NAM - CHế độ CHíNH TRị
Điều 1
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
Điều 2
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.
Điều 3
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhà nước bảo đảm không ngừng hoàn chỉnh và củng cố chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ trong phạm vi cả nước, từng địa phương, từng cơ sở; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân.
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Điều 5
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyềnhố tng và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá.
Điều 6
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan Nhà nước.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 7
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8
Tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điều 9
Mặt trận tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 10
Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.
Điều 11
Tập thể nhân dân lao động ở cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư và các đơn vị cơ sở khác tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá, bảo vệ của công, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng ở cơ sở.
Điều 12
Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Điều 13
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị nghiêm trị.
Điều 14
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường tình hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đoàn kết với nhân dân các nước đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
CHươNG II
CHế độ KINH Tế
Điều 15
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.
Mục đích chính sách kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.
Điều 16
Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 17
Nhà nước quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động sử dụng đầy đủ quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động, về sản xuất và phân phối, về khoa học và kỹ thuật, làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế thật sự là sự nghiệp của toàn dân.
Điều 18
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
Điều 19
Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 20
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật.
Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 21
Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài.
Điều 22
Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.
Điều 23
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật.
Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã.
Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng và phát huy.
Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.
Điều 24
Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện.
Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác.
Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.
Điều 25
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường.
Điều 26
Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp.
Điều 27
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.
Điều 28
Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc của tập thể.
Thể thức trung mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định.
Điều 29
Nhà nước căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng mà phân bố và sử dụng hợp lý lực lượng lao động xã hội trong cả nước, ở từng địa phương và cơ sở.
Điều 30
Nhà nước giáo dục và vận động toàn dân cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; quy định và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng lực lượng lao động, vật tư và tiền vốn trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước.
Điều 31
Nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, đồng thời tăng dần phúc lợi xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Điều 32
Nhà nước phối hợp với công đoàn và các đoàn thể nhân dân khác, kết hợp giáo dục chính trị, đề cao kỷ luật lao động với khuyến khích bằng lợi ích vật chất để đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 33
Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.
Điều 34
Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.
Điều 35
Mọi hoạt động đầu cơ, tích trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loại thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật nghiêm trị.
Điều 36
Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống.
CHươNG III
VăN HOá, GIáO DụC, KHOA HọC,
Kỹ THUậT
Điều 37
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân; xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể, yêu lao động, quý trọng của công, có văn hoá, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có sức khoẻ, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản.
Điều 38
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinh thần của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới; chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.
Điều 39
Nhà nước chăm lo việc tăng cường cơ sở vật chất, quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của nhân dân; làm cho sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới và con người mới thật sự là của toàn dân và tạo điều kiện để toàn dân được hưởng những thành tựu tốt đẹp của văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới.
Điều 40
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Điều 41
Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Điều 42
Nhà nước đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến của nước ta.
Điều 43
Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước chăm lo việc phổ biến và giáo dục khoa học và kỹ thuật; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu với sản xuất, đời sống và quốc phòng; phát triển và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, cán bộ và công nhân kỹ thuật; khuyến khích nghiên cứu, sáng chế, phát minh; chú trọng nghiên cứu ứng dụng; phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, đồng thời vận dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật.
Điều 44
Văn học, nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, nhằm giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao trình độ thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu về văn hoá của nhân dân.
Điều 45
Công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 46
Các di tích lịch sử và văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, các danh lam, thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ.
Công tác bảo tồn, bảo tàng được chú trọng.
Điều 47
Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân; xây dựng nền y học Việt nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế nhân dân đến tận cơ sở.
Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Điều 48
Nền thể dục, thể thao Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ, cân đối, nhằm tăng cường sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 49
Du lịch được khuyến khích và tổ chức chu đáo.
CHươNG IV
BảO Vệ Tổ QUốC Xã HộI CHủ NGHĩA
Điều 50
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 51
Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.
Điều 52
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
CHươNG V
QUYềN Và NGHĩA Vụ Cơ BảN CủA CôNG DâN
Điều 53
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định.
Điều 54
Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hoà những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Điều 55
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 56
Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội.
Điều 57
Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các quyền đó.
Điều 58
Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân.
Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật.
Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc.
Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều 59
Người lao động có quyền nghỉ ngơi.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ an dưỡng và nghỉ ngơi của công nhân, viên chức.
Công nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Nhà nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó.
Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên.
Điều 60
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc,
thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng,
tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.
Điều 61
Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.
Điều 62
Công dân có quyền có nhà ở.
Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý.
Điều 63
Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.
Điều 64
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
Điều 65
Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.
Điều 66
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ lực lượng xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá.
Điều 67
Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Điều 68
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Điều 69
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Điều 70
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm.
Điều 71
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.
Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm.
Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.
Điều 72
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.
Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân.
Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm.
Điều 73
Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.
Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng.
Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo.
Điều 74
Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định.
Những người và những gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc.
Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.
Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy.
Điều 75
Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc.
Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
Điều 78
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Điều 79
Tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, không ai được xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Điều 80
Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Điều 81
Những người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú.
CHươNG VI
QUốC HộI
Điều 82
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Điều 83
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm luật và sửa đổi luật.
3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
4- Quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước.
5- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
6- Quy định tổ chức của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
7- Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
9- Xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước, của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
11- Quyết định việc phân vạch địa giới các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
12- Quyết định đại xá.
13- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
14- Quyết định giao cho các tổ chức xã hội việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của Nhà nước.
15- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 84
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.
Điều 85
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, do Hội đồng Nhà nước triệu tập.
Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khai mạc. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chủ toạ các phiên họp cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Điều 86
Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Điều 87
Các luật và nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp quy định ở Điều 147.
Các luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.
Điều 88
Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban đó mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
Điều 89
Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Số Phó Chủ tịch do Quốc hội định.
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên đây.
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 90
Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng.
Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Điều 91
Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 92
Quốc hội thành lập các Uỷ ban thường trực của Quốc hội.
Các Uỷ ban thường trực nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hoặc những báo cáo mà Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giao cho; kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát.
Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định.
Điều 93
Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Điều 94
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 95
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu.
Điều 96
Không có sự đồng ý của Quốc hội và, trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Điều 97
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
CHươNG VII
HộI đồNG NHà NướC
Điều 98
Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Điều 99
Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có:
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước,
Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước.
Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.
Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 100
Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
2- Triệu tập các kỳ họp của Quốc hội.
3- Công bố luật.
4- Ra pháp lệnh.
5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
9- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
11- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
12- Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng, các chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
13- Cử và bãi miễn các Phó Chánh án, thẩm phán và hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
14- Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.
15- Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài.
16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.
17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
18- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.
19- Quyết định đặc xá.
20- Trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược.
21- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Những quyết định của Hội đồng Nhà nước nói ở các điểm 11, 12 và 20 phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 101
Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
Điều 102
Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
Điều 103
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
CHươNG VIII
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Điều 104
Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Điều 105
Hội đồng bộ trưởng gồm có:
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
Điều 106
Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
Điều 107
Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.
2- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
3- Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước.
4- Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.
5- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
6- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
7- Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân.
8- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
9- Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
10- Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội.
11- Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng.
12- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước.
13- Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế.
14- Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước.
15- Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước.
16- Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết.
17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước.
18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
19- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp.
21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận hoạt động.
22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.
23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp.
26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 108
Nhiệm kỳ của Hội đồng bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng bộ trưởng mới.
Điều 109
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành.
Điều 110
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng và thay mặt Hội đồng bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 111
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước.
Các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của Hội đồng bộ trưởng, ra những quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Điều 112
Mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
CHươNG IX
HộI đồNG NHâN DâN Và
Uỷ BAN NHâN DâN
Điều 113
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Điều 114
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân.
Điều 115
Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
2- Quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách của địa phương, phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương.
3- Quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối, lưu thông, văn hoá, xã hội và dịch vụ ở địa phương.
4- Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương.
5- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
6- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
7- Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
8- Bảo đảm cho công dân được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
9- Bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
11- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành.
12- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương.
Điều 116
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là bốn năm.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp khác là hai năm.
Điều 117
Hội đồng nhân dân, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và quyết định của cấp trên, ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Điều 118
Hội đồng nhân dân thành lập các ban cần thiết để giúp Hội đồng trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp công tác ở địa phương và kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng.
Điều 119
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân địa phương tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 120
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 121
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng bộ trưởng.
Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân.
Điều 122
Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận ở địa phương được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cấp mình khi cần thiết.
Điều 123
Uỷ ban nhân dân triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa phương; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước, phát triển kinh tế và văn hoá, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét và giải quyết các điều khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.
Điều 124
Uỷ ban nhân dân các cấp, chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
Điều 125
Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban do Hội đồng nhân dân lập ra.
Điều 126
Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Uỷ ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp tương đương bị giải tán thì Hội đồng bộ trưởng chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
CHươNG X
TOà áN NHâN DâN Và VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 127
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
TOà áN NHâN DâN
Điều 128
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật.
Điều 129
Chế độ bầu cử thẩm phán được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp.
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
Điều 130
Việc xét xử ở Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia, theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
Chế độ bầu cử hội thẩm nhân dân được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm.
Điều 131
Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 132
Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 133
Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.
Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.
Điều 134
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
Điều 135
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
Điều 136
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều 137
Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 138
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 139
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Điều 140
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn.
Điều 141
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
CHươNG XI
QUốC Kỳ, QUốC HUY, QUốC CA, THủ đô
Điều 142
Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Điều 143
Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 144
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua.
Điều 145
Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHươNG XII
HIệU LựC CủA HIếN PHáP
Và VIệC SửA đổI HIếN PHáP
Điều 146
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Điều 147
Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980, hồi 15 giờ 25 phút.
Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Năm 1980
Lời Nói đầu
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ vì độc lập, tự do đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân ta đã lần lượt chiến thắng bọn đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới.
Năm 1945, sau khi quân đội Liên Xô đánh thắng chủ nghĩa phát xít, nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á, ra đời.
Nhưng thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ giúp sức, đã xâm lược nước ta một lần nữa. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta kháng chiến lâu dài chống quân xâm lược, thực hiện cải cách ruộng đất. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và của cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia vào phòng tuyến phản cách mạng của Mỹ. Để thực hiện kế hoạch đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ man rợ đối với nước ta. Thấm nhuần chân lý "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân ta chiến đấu anh dũng, quyết giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Chiến thắng dồn dập của nhân dân Việt Nam, cùng với chiến thắng của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ, miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng.
Trong khi toàn dân ta kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn: thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá, vừa xây dựng vừa chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với miền Nam anh hùng.
Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ báo hiệu sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần củng cố và mở rộng hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và dân chủ, đẩy mạnh thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được thắng lợi to lớn là do Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch ra đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng nước ta; giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; củng cố liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo; đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân; không ngừng củng cố chính quyền cách mạng; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phối hợp sức mạnh của nhân dân ta với phong trào cách mạng của nhân dân thế giới; kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao.
Đó là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần hy sinh không bờ bến của đồng bào và chiến sĩ cả nước một lòng một dạ vì sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giúp nhau giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu, sự viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế giới đã tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Đồng bào ta trải qua biết bao hy sinh, gian khổ mới có ngày nay! Tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng nhiệm vụ rất nặng nề. Toàn dân ta quyết tăng cường đoàn kết, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hăng hái tiến lên theo đường lối mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra:
"Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội".
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam.
Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ dưới lá cờ bách chiến bách thắng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
CHươNG I
NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA
VIệT NAM - CHế độ CHíNH TRị
Điều 1
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
Điều 2
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.
Điều 3
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhà nước bảo đảm không ngừng hoàn chỉnh và củng cố chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ trong phạm vi cả nước, từng địa phương, từng cơ sở; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân.
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Điều 5
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyềnhố tng và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá.
Điều 6
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan Nhà nước.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 7
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8
Tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điều 9
Mặt trận tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 10
Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.
Điều 11
Tập thể nhân dân lao động ở cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư và các đơn vị cơ sở khác tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá, bảo vệ của công, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng ở cơ sở.
Điều 12
Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Điều 13
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị nghiêm trị.
Điều 14
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường tình hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đoàn kết với nhân dân các nước đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
CHươNG II
CHế độ KINH Tế
Điều 15
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.
Mục đích chính sách kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.
Điều 16
Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 17
Nhà nước quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động sử dụng đầy đủ quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động, về sản xuất và phân phối, về khoa học và kỹ thuật, làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế thật sự là sự nghiệp của toàn dân.
Điều 18
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
Điều 19
Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 20
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật.
Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 21
Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài.
Điều 22
Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.
Điều 23
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật.
Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã.
Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng và phát huy.
Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.
Điều 24
Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện.
Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác.
Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.
Điều 25
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường.
Điều 26
Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp.
Điều 27
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.
Điều 28
Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc của tập thể.
Thể thức trung mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định.
Điều 29
Nhà nước căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng mà phân bố và sử dụng hợp lý lực lượng lao động xã hội trong cả nước, ở từng địa phương và cơ sở.
Điều 30
Nhà nước giáo dục và vận động toàn dân cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; quy định và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng lực lượng lao động, vật tư và tiền vốn trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước.
Điều 31
Nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, đồng thời tăng dần phúc lợi xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Điều 32
Nhà nước phối hợp với công đoàn và các đoàn thể nhân dân khác, kết hợp giáo dục chính trị, đề cao kỷ luật lao động với khuyến khích bằng lợi ích vật chất để đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 33
Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.
Điều 34
Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.
Điều 35
Mọi hoạt động đầu cơ, tích trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loại thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật nghiêm trị.
Điều 36
Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống.
CHươNG III
VăN HOá, GIáO DụC, KHOA HọC,
Kỹ THUậT
Điều 37
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân; xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể, yêu lao động, quý trọng của công, có văn hoá, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có sức khoẻ, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản.
Điều 38
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinh thần của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới; chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.
Điều 39
Nhà nước chăm lo việc tăng cường cơ sở vật chất, quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của nhân dân; làm cho sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới và con người mới thật sự là của toàn dân và tạo điều kiện để toàn dân được hưởng những thành tựu tốt đẹp của văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới.
Điều 40
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Điều 41
Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Điều 42
Nhà nước đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến của nước ta.
Điều 43
Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước chăm lo việc phổ biến và giáo dục khoa học và kỹ thuật; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu với sản xuất, đời sống và quốc phòng; phát triển và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, cán bộ và công nhân kỹ thuật; khuyến khích nghiên cứu, sáng chế, phát minh; chú trọng nghiên cứu ứng dụng; phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, đồng thời vận dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật.
Điều 44
Văn học, nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, nhằm giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao trình độ thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu về văn hoá của nhân dân.
Điều 45
Công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 46
Các di tích lịch sử và văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, các danh lam, thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ.
Công tác bảo tồn, bảo tàng được chú trọng.
Điều 47
Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân; xây dựng nền y học Việt nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế nhân dân đến tận cơ sở.
Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Điều 48
Nền thể dục, thể thao Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ, cân đối, nhằm tăng cường sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 49
Du lịch được khuyến khích và tổ chức chu đáo.
CHươNG IV
BảO Vệ Tổ QUốC Xã HộI CHủ NGHĩA
Điều 50
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 51
Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.
Điều 52
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
CHươNG V
QUYềN Và NGHĩA Vụ Cơ BảN CủA CôNG DâN
Điều 53
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định.
Điều 54
Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hoà những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Điều 55
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 56
Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội.
Điều 57
Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các quyền đó.
Điều 58
Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân.
Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật.
Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc.
Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều 59
Người lao động có quyền nghỉ ngơi.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ an dưỡng và nghỉ ngơi của công nhân, viên chức.
Công nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Nhà nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó.
Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên.
Điều 60
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc,
thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng,
tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.
Điều 61
Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.
Điều 62
Công dân có quyền có nhà ở.
Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý.
Điều 63
Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.
Điều 64
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
Điều 65
Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.
Điều 66
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ lực lượng xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá.
Điều 67
Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Điều 68
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Điều 69
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Điều 70
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm.
Điều 71
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.
Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm.
Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.
Điều 72
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.
Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân.
Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm.
Điều 73
Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.
Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng.
Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo.
Điều 74
Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định.
Những người và những gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc.
Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.
Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy.
Điều 75
Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc.
Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
Điều 78
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Điều 79
Tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, không ai được xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Điều 80
Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Điều 81
Những người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú.
CHươNG VI
QUốC HộI
Điều 82
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Điều 83
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm luật và sửa đổi luật.
3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
4- Quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước.
5- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
6- Quy định tổ chức của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
7- Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
9- Xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước, của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
11- Quyết định việc phân vạch địa giới các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
12- Quyết định đại xá.
13- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
14- Quyết định giao cho các tổ chức xã hội việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của Nhà nước.
15- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 84
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.
Điều 85
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, do Hội đồng Nhà nước triệu tập.
Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khai mạc. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chủ toạ các phiên họp cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Điều 86
Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Điều 87
Các luật và nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp quy định ở Điều 147.
Các luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.
Điều 88
Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban đó mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
Điều 89
Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Số Phó Chủ tịch do Quốc hội định.
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên đây.
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 90
Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng.
Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Điều 91
Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 92
Quốc hội thành lập các Uỷ ban thường trực của Quốc hội.
Các Uỷ ban thường trực nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hoặc những báo cáo mà Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giao cho; kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát.
Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định.
Điều 93
Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Điều 94
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 95
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu.
Điều 96
Không có sự đồng ý của Quốc hội và, trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Điều 97
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
CHươNG VII
HộI đồNG NHà NướC
Điều 98
Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Điều 99
Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có:
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước,
Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước.
Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.
Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 100
Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
2- Triệu tập các kỳ họp của Quốc hội.
3- Công bố luật.
4- Ra pháp lệnh.
5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
9- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
11- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
12- Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng, các chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
13- Cử và bãi miễn các Phó Chánh án, thẩm phán và hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
14- Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.
15- Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài.
16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.
17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
18- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.
19- Quyết định đặc xá.
20- Trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược.
21- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Những quyết định của Hội đồng Nhà nước nói ở các điểm 11, 12 và 20 phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 101
Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
Điều 102
Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
Điều 103
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
CHươNG VIII
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Điều 104
Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Điều 105
Hội đồng bộ trưởng gồm có:
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
Điều 106
Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
Điều 107
Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.
2- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
3- Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước.
4- Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.
5- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
6- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
7- Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân.
8- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
9- Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
10- Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội.
11- Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng.
12- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước.
13- Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế.
14- Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước.
15- Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước.
16- Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết.
17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước.
18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
19- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp.
21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận hoạt động.
22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.
23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp.
26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 108
Nhiệm kỳ của Hội đồng bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng bộ trưởng mới.
Điều 109
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành.
Điều 110
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng và thay mặt Hội đồng bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 111
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước.
Các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của Hội đồng bộ trưởng, ra những quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Điều 112
Mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
CHươNG IX
HộI đồNG NHâN DâN Và
Uỷ BAN NHâN DâN
Điều 113
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Điều 114
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân.
Điều 115
Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
2- Quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách của địa phương, phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương.
3- Quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối, lưu thông, văn hoá, xã hội và dịch vụ ở địa phương.
4- Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương.
5- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
6- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
7- Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
8- Bảo đảm cho công dân được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
9- Bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
11- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành.
12- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương.
Điều 116
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là bốn năm.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp khác là hai năm.
Điều 117
Hội đồng nhân dân, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và quyết định của cấp trên, ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Điều 118
Hội đồng nhân dân thành lập các ban cần thiết để giúp Hội đồng trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp công tác ở địa phương và kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng.
Điều 119
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân địa phương tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 120
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 121
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng bộ trưởng.
Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân.
Điều 122
Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận ở địa phương được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cấp mình khi cần thiết.
Điều 123
Uỷ ban nhân dân triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa phương; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước, phát triển kinh tế và văn hoá, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét và giải quyết các điều khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.
Điều 124
Uỷ ban nhân dân các cấp, chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
Điều 125
Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban do Hội đồng nhân dân lập ra.
Điều 126
Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Uỷ ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp tương đương bị giải tán thì Hội đồng bộ trưởng chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
CHươNG X
TOà áN NHâN DâN Và VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 127
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
TOà áN NHâN DâN
Điều 128
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật.
Điều 129
Chế độ bầu cử thẩm phán được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp.
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
Điều 130
Việc xét xử ở Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia, theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
Chế độ bầu cử hội thẩm nhân dân được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm.
Điều 131
Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 132
Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 133
Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.
Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.
Điều 134
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
Điều 135
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
Điều 136
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều 137
Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 138
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 139
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Điều 140
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn.
Điều 141
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
CHươNG XI
QUốC Kỳ, QUốC HUY, QUốC CA, THủ đô
Điều 142
Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Điều 143
Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 144
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua.
Điều 145
Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHươNG XII
HIệU LựC CủA HIếN PHáP
Và VIệC SửA đổI HIếN PHáP
Điều 146
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Điều 147
Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980, hồi 15 giờ 25 phút.
1
văn phòng quốc hội cơ sở dữ liệu luật việt nam LAWDATA
HIếN PHáP
NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
NăM 1980
LờI NóI đầU
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ vì độc lập, tự do đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân ta đã lần lượt chiến thắng bọn đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới.
Năm 1945, sau khi quân đội Liên Xô đánh thắng chủ nghĩa phát xít, nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á, ra đời.
Nhưng thực dân Pháp, được đế quốc Mỹ giúp sức, đã xâm lược nước ta một lần nữa. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta kháng chiến lâu dài chống quân xâm lược, thực hiện cải cách ruộng đất. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và của cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia vào phòng tuyến phản cách mạng của Mỹ. Để thực hiện kế hoạch đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ man rợ đối với nước ta. Thấm nhuần chân lý "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhân dân ta chiến đấu anh dũng, quyết giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Chiến thắng dồn dập của nhân dân Việt Nam, cùng với chiến thắng của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ, miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng.
Trong khi toàn dân ta kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn: thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá, vừa xây dựng vừa chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với miền Nam anh hùng.
Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ báo hiệu sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần củng cố và mở rộng hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và dân chủ, đẩy mạnh thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được thắng lợi to lớn là do Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch ra đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng nước ta; giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; củng cố liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo; đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân; không ngừng củng cố chính quyền cách mạng; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phối hợp sức mạnh của nhân dân ta với phong trào cách mạng của nhân dân thế giới; kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao.
Đó là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần hy sinh không bờ bến của đồng bào và chiến sĩ cả nước một lòng một dạ vì sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giúp nhau giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu, sự viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế giới đã tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Đồng bào ta trải qua biết bao hy sinh, gian khổ mới có ngày nay! Tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng nhiệm vụ rất nặng nề. Toàn dân ta quyết tăng cường đoàn kết, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hăng hái tiến lên theo đường lối mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra:
"Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội".
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam.
Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ dưới lá cờ bách chiến bách thắng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
CHươNG I
NướC CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA
VIệT NAM - CHế độ CHíNH TRị
Điều 1
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
Điều 2
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.
Điều 3
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhà nước bảo đảm không ngừng hoàn chỉnh và củng cố chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ trong phạm vi cả nước, từng địa phương, từng cơ sở; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân.
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Điều 5
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyềnhố tng và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá.
Điều 6
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan Nhà nước.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 7
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8
Tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điều 9
Mặt trận tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 10
Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.
Điều 11
Tập thể nhân dân lao động ở cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư và các đơn vị cơ sở khác tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá, bảo vệ của công, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng ở cơ sở.
Điều 12
Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Điều 13
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị nghiêm trị.
Điều 14
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường tình hữu nghị anh em, tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đoàn kết với nhân dân các nước đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
CHươNG II
CHế độ KINH Tế
Điều 15
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.
Mục đích chính sách kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.
Điều 16
Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 17
Nhà nước quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động sử dụng đầy đủ quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động, về sản xuất và phân phối, về khoa học và kỹ thuật, làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế thật sự là sự nghiệp của toàn dân.
Điều 18
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
Điều 19
Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 20
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật.
Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 21
Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài.
Điều 22
Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.
Điều 23
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật.
Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã.
Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng và phát huy.
Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.
Điều 24
Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện.
Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác.
Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.
Điều 25
ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường.
Điều 26
Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp.
Điều 27
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.
Điều 28
Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc của tập thể.
Thể thức trung mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định.
Điều 29
Nhà nước căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng mà phân bố và sử dụng hợp lý lực lượng lao động xã hội trong cả nước, ở từng địa phương và cơ sở.
Điều 30
Nhà nước giáo dục và vận động toàn dân cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; quy định và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng lực lượng lao động, vật tư và tiền vốn trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước.
Điều 31
Nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, đồng thời tăng dần phúc lợi xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Điều 32
Nhà nước phối hợp với công đoàn và các đoàn thể nhân dân khác, kết hợp giáo dục chính trị, đề cao kỷ luật lao động với khuyến khích bằng lợi ích vật chất để đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 33
Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.
Điều 34
Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.
Điều 35
Mọi hoạt động đầu cơ, tích trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loại thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật nghiêm trị.
Điều 36
Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống.
CHươNG III
VăN HOá, GIáO DụC, KHOA HọC,
Kỹ THUậT
Điều 37
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân; xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể, yêu lao động, quý trọng của công, có văn hoá, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có sức khoẻ, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản.
Điều 38
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinh thần của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới; chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.
Điều 39
Nhà nước chăm lo việc tăng cường cơ sở vật chất, quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của nhân dân; làm cho sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới và con người mới thật sự là của toàn dân và tạo điều kiện để toàn dân được hưởng những thành tựu tốt đẹp của văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới.
Điều 40
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Điều 41
Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Điều 42
Nhà nước đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến của nước ta.
Điều 43
Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước chăm lo việc phổ biến và giáo dục khoa học và kỹ thuật; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu với sản xuất, đời sống và quốc phòng; phát triển và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, cán bộ và công nhân kỹ thuật; khuyến khích nghiên cứu, sáng chế, phát minh; chú trọng nghiên cứu ứng dụng; phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, đồng thời vận dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật.
Điều 44
Văn học, nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, nhằm giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao trình độ thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu về văn hoá của nhân dân.
Điều 45
Công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa.
Điều 46
Các di tích lịch sử và văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, các danh lam, thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ.
Công tác bảo tồn, bảo tàng được chú trọng.
Điều 47
Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân; xây dựng nền y học Việt nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế nhân dân đến tận cơ sở.
Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Điều 48
Nền thể dục, thể thao Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ, cân đối, nhằm tăng cường sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 49
Du lịch được khuyến khích và tổ chức chu đáo.
CHươNG IV
BảO Vệ Tổ QUốC Xã HộI CHủ NGHĩA
Điều 50
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 51
Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.
Điều 52
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
CHươNG V
QUYềN Và NGHĩA Vụ Cơ BảN CủA CôNG DâN
Điều 53
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định.
Điều 54
Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp hài hoà những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Điều 55
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 56
Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội.
Điều 57
Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các quyền đó.
Điều 58
Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân.
Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật.
Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc.
Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều 59
Người lao động có quyền nghỉ ngơi.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ an dưỡng và nghỉ ngơi của công nhân, viên chức.
Công nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Nhà nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó.
Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên.
Điều 60
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc,
thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng,
tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.
Điều 61
Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.
Điều 62
Công dân có quyền có nhà ở.
Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý.
Điều 63
Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.
Điều 64
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.
Điều 65
Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.
Điều 66
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Thanh niên phải làm tròn nhiệm vụ lực lượng xung kích trong phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá.
Điều 67
Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Điều 68
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Điều 69
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.
Điều 70
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm.
Điều 71
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.
Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm.
Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.
Điều 72
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.
Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân.
Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm.
Điều 73
Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.
Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng.
Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo.
Điều 74
Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định.
Những người và những gia đình có công với cách mạng được khen thưởng và chăm sóc.
Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.
Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy.
Điều 75
Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc.
Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
Điều 78
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Điều 79
Tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, không ai được xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Điều 80
Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Điều 81
Những người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú.
CHươNG VI
QUốC HộI
Điều 82
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Điều 83
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm luật và sửa đổi luật.
3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
4- Quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước.
5- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
6- Quy định tổ chức của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
7- Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
9- Xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước, của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
11- Quyết định việc phân vạch địa giới các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
12- Quyết định đại xá.
13- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
14- Quyết định giao cho các tổ chức xã hội việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của Nhà nước.
15- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 84
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.
Điều 85
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, do Hội đồng Nhà nước triệu tập.
Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khai mạc. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chủ toạ các phiên họp cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Điều 86
Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Điều 87
Các luật và nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp quy định ở Điều 147.
Các luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.
Điều 88
Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban đó mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.
Điều 89
Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Số Phó Chủ tịch do Quốc hội định.
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên đây.
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 90
Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng.
Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Điều 91
Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Điều 92
Quốc hội thành lập các Uỷ ban thường trực của Quốc hội.
Các Uỷ ban thường trực nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hoặc những báo cáo mà Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giao cho; kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát.
Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định.
Điều 93
Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Điều 94
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 95
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu.
Điều 96
Không có sự đồng ý của Quốc hội và, trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Điều 97
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
CHươNG VII
HộI đồNG NHà NướC
Điều 98
Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Điều 99
Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có:
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước,
Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước.
Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.
Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 100
Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
2- Triệu tập các kỳ họp của Quốc hội.
3- Công bố luật.
4- Ra pháp lệnh.
5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
9- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
11- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.
12- Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng, các chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
13- Cử và bãi miễn các Phó Chánh án, thẩm phán và hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
14- Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.
15- Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài.
16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.
17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
18- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.
19- Quyết định đặc xá.
20- Trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược.
21- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Những quyết định của Hội đồng Nhà nước nói ở các điểm 11, 12 và 20 phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 101
Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
Điều 102
Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
Điều 103
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
CHươNG VIII
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Điều 104
Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Điều 105
Hội đồng bộ trưởng gồm có:
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng,
Các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
Điều 106
Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
Điều 107
Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.
2- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
3- Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước.
4- Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.
5- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
6- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
7- Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân.
8- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
9- Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
10- Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của xã hội.
11- Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng.
12- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước.
13- Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế.
14- Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước.
15- Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước.
16- Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết.
17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước.
18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
19- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp.
21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận hoạt động.
22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân.
23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp.
26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương.
Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Điều 108
Nhiệm kỳ của Hội đồng bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng bộ trưởng mới.
Điều 109
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành.
Điều 110
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng và thay mặt Hội đồng bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 111
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước.
Các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của Hội đồng bộ trưởng, ra những quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Điều 112
Mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
CHươNG IX
HộI đồNG NHâN DâN Và
Uỷ BAN NHâN DâN
Điều 113
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Điều 114
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân.
Điều 115
Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
2- Quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách của địa phương, phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương.
3- Quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối, lưu thông, văn hoá, xã hội và dịch vụ ở địa phương.
4- Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương.
5- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
6- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
7- Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
8- Bảo đảm cho công dân được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình.
9- Bầu và bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp.
10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
11- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành.
12- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương.
Điều 116
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là bốn năm.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp khác là hai năm.
Điều 117
Hội đồng nhân dân, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và quyết định của cấp trên, ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Điều 118
Hội đồng nhân dân thành lập các ban cần thiết để giúp Hội đồng trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp công tác ở địa phương và kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng.
Điều 119
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân địa phương tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 120
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân và các cơ quan Nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 121
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng bộ trưởng.
Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân.
Điều 122
Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận ở địa phương được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cấp mình khi cần thiết.
Điều 123
Uỷ ban nhân dân triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa phương; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước, phát triển kinh tế và văn hoá, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét và giải quyết các điều khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.
Điều 124
Uỷ ban nhân dân các cấp, chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
Điều 125
Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban do Hội đồng nhân dân lập ra.
Điều 126
Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Uỷ ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Uỷ ban nhân dân mới. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp tương đương bị giải tán thì Hội đồng bộ trưởng chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.
CHươNG X
TOà áN NHâN DâN Và VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 127
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
TOà áN NHâN DâN
Điều 128
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật.
Điều 129
Chế độ bầu cử thẩm phán được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp.
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
Điều 130
Việc xét xử ở Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia, theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
Chế độ bầu cử hội thẩm nhân dân được thực hiện ở Toà án nhân dân các cấp. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm.
Điều 131
Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 132
Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 133
Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.
Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.
Điều 134
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
Điều 135
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
Điều 136
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều 137
Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
VIệN KIểM SáT NHâN DâN
Điều 138
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 139
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Điều 140
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn.
Điều 141
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
CHươNG XI
QUốC Kỳ, QUốC HUY, QUốC CA, THủ đô
Điều 142
Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Điều 143
Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 144
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua.
Điều 145
Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHươNG XII
HIệU LựC CủA HIếN PHáP
Và VIệC SửA đổI HIếN PHáP
Điều 146
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Điều 147
Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980, hồi 15 giờ 25 phút.
Inscription à :
Articles (Atom)